Ngôn ngữ nào có ảnh hưởng nhất hành tinh?
Nhìn vào biểu đồ, một số ngôn ngữ như tiếng Anh nằm ở vị trí trung tâm. Một số khác gồm tiếng Pháp, Đức và Tây Ba Nha là trung tâm của một số nhóm ngôn ngữ khác.
Rất nhiều ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới như Quan thoại, Hin-di và Ả Rập đều không phải là ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng nhất hành tinh.
Nghiên cứu mới nhất của MIT cho thấy, những ngôn ngữ này chỉ tồn tại trong một khu vực tương đối biệt lập trong khi đó một vài ngôn ngữ khác lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thế giới.
“Tiếng Hà Lan được nói bởi 27 triệu người có thể có sức mạnh lớn hơn so với những ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập được nói bởi 530 triệu người dân bản địa và cả những người nói ngôn ngữ thứ hai. Điều này có thể được giải thích bởi người dân Hà Lan có khả năng nói được nhiều thứ tiếng”.
Để tìm ra ngôn ngữ nào có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới, các nhà nghiên cứu tại MIT gồm Shahar Ronen, Cesar Hidalgo và các cộng sự đã thống kê những bản dịch sách, những ấn phẩm đa ngôn ngữ của Wikipedia và những người dùng có khả năng nói nhiều thứ tiếng của Twitter để tìm hiểu ảnh hưởng lẫn nhau của các ngôn ngữ này thông qua những nền tảng trực tuyến kể trên.
Biểu đồ dưới đây cho thấy sự kết nối các ngôn ngữ khác nhau với một ngôn ngữ khác thông qua một nền tảng trực tuyến. Các tác giả gọi đây là “Những mạng lưới ngôn ngữ toàn cầu”.
Các bản dịch sách:
Wikipedia:
Twitter:
Dĩ nhiên, nghiên cứu chỉ dựa trên một mẫu nhỏ những đối tượng thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội, còn lại đa phần người dân trên thế giới vẫn chưa thể truy cập Internet. Tuy nhiên, mục đích chính của nghiên cứu này là tính toán mức độ ảnh hưởng chứ không phải dân số.
Nhìn vào biểu đồ, một số ngôn ngữ như tiếng Anh nằm ở vị trí trung tâm. Một số khác gồm tiếng Pháp, Đức và Tây Ba Nha là trung tâm của một số nhóm ngôn ngữ khác.
Có một vài kết luận rút ra từ nghiên cứu này. Nếu bạn muốn con cái của mình có thể tương tác với một lượng lớn người thế giới, hãy dạy cho chúng tiếng Tây Ba Nha. Tuy nhiên, nếu muốn chúng có thể giao tiếp với nhóm tách biệt hơn, hãy dạy cho chúng tiếng Trung Quốc.
Phân tích này cũng làm sáng tỏ một số vấn đề khác. Như các tác giả đã tranh luận:
“Mặc dù các ngôn ngữ như tiếng Trung, Ả Rập và Hin-di cực kỳ phổ biến nhưng chúng tôi chỉ ra được tài liệu quan trọng về sự đứng ngoài phạm vi của chúng trong mạng lưới ảnh hưởng của ngôn ngữ toàn cầu.
Ví dụ, số lượng nhỏ những bản dịch thuật sang tiếng Ả Rập (vốn được xem như một trở ngại với việc phổ biến kiến thức bên ngoài vào thế giới Ả Rập) đã được chỉ ra bởi những bản dịch sách (mạng lưới ngôn ngữ toàn cầu) so với vị trí ngoài phạm vi của nó tại Mạng lưới ngôn ngữ toàn cầu trên Twitter và Wikipedia”.
Nguồn: cafebiz, Phương Linh, Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider