Máy in sinh học – Bước tiến mới của y học tái sinh

0

Các nhà khoa học thuộc Viện Y học tái sinh Wake Forest (Mỹ) đang tiến những bước dài trong việc nuôi cấy các bộ phận cơ thể người từ tế bào gốc nhwof sự trợ giúp của một chiếc máy in sinh học đặc biệt.

0309te_634506829383560000

Những thành công trong các nghiên cứu mới đây của Viện cho thấy, với tài trí của con người, khoa học viễn tưởng sẽ trở thành khoa học thực tế trong một ngày không xa.

Không chỉ là chiếc máy in bình thường, nó có thể định hình và in ra những bộ phận cơ thể sống. Loại mực in của chiếc máy đặc biệt này được làm từ hỗn hợp các tế bào và các chất dinh dưỡng.

Hôm nay, các nhà nghiên cứu đã in thành công một quả tim chuột. Trong tương lai, họ hi vọng sẽ in được một quả tim người. Họ đang gắn quả tim mới in vào một điện cực để thử nghiệm, qua một máy giám sát nhỏ, họ thấy quả tim bắt đầu đập. Vậy là chiếc máy in sinh học của Tiến sĩ Atala và đồng nghiệp đã thành công bước đầu. Chiếc máy in này chỉ là 1 trong 30 công nghệ tái tạo bộ phận cơ thể người mà viện Y học tái sinh Wake Forest đang nghiên cứu.

Tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh, Đại học Wake Forest cho biết: “Cũng giống như lập trình để in một quyển sách, chúng tôi cũng in các bộ phận cơ thể từ các loại tế bào khác nhau, và chỉ cần đặt chúng vào một chuỗi đúng thứ tự”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, công nghệ y học tái sinh khiến việc cấy ghép các cơ quan vào cơ thể người ở gần tầm tay với hơn. Công nghệ này có thể sớm thay thế những cách mà bệnh nhân bỏng thường đang được chữa trị hiện nay.

Nhà nghiên cứu Mohammad Albanna, Viện Y học tái sinh, Trường Đại học Wake Forest:

“Thay vì phải chờ da tự cung cấp chất liệu trong vòng 2 tuần, chúng ta có thể cung cấp ngay chất liệu để hình thành da, và cung cấp nền tảng để các tế bào có thể phát triển ngay lập tức và nhanh chóng”.

Anh Albanna đang nghiên cứu để chiếc máy in sinh học cầm tay có thể sử dụng được trên chiến trường. Mỗi năm, hàng tỉ đôla được đầu tư vào nghiên cứu y học tái sinh, nhưng kết quả cho thấy quả là đáng đồng tiền bát gạo.

Tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh, Đại học Wake Forest: “Mục đích của y học tái sinh là cố gắng thay thế các mô hoặc sửa chữa nó. Nhưng triển vọng của y học tái sinh là đưa ra cách chữa trị hơn là chỉ kiểm soát bệnh tật, và đó là điểm đặc biệt của lĩnh vực này. Thay vì dùng thuốc để kiểm soát bệnh, y học tái sinh có khả năng chữa trị một cách thực sự”.

Tiến sĩ Atala tin rằng, những băn khoăn về y học tái sinh sẽ được dẹp bớt. Sẽ không còn phải thắc mắc rằng, liệu con người có thể tự tạo ra các bộ phận của cơ thể hay không, mà vấn đề chỉ là khi nào thì điều đó thành hiện thực.

Theo Hồng Mỹ ( VTV.VN ).

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ