Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA – Nhìn từ Nhật Bản
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản
Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á – Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch
Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi
Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai – UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật
Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch – nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac
Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã thống nhất thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro và amoniac. Mục đích của kế hoạch hợp tác là để tăng cường khả năng đàm phán về giá (thông qua mua sắm chung) và đảm bảo sự ổn định nguồn cung nhiên liệu này cho ngành điện hai quốc gia.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero
Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 – khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu – Nhìn từ Nhật Bản
Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới
Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima
Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản.
|
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân
Các quốc gia lớn trên thế giới đi đầu trong việc loại bỏ dần điện hạt nhân hiện đang đấu tranh để mở rộng sản xuất nguồn điện này. Điều này là do dựa trên hiệp định hợp tác về khí hậu, áp lực để đạt được “trung hòa carbon” ngày càng tăng lên và cuộc tranh luận ngày càng tăng về vai trò của “Điện hạt nhân – Nguồn điện không thải ra carbon và có hiệu quả cao về chi phí”. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã gây mất ổn định cho cung, cầu năng lượng, các quốc gia đã tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân hiện đang quay trở lại sử dụng.
|
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố phiên bản cập nhật mới nhất của “Báo cáo Điện lực 2024 – Phân tích và dự báo đến năm 2026”. Báo cáo đã xác định nguồn năng lượng carbon thấp (như điện hạt nhân và năng lượng tái tạo) sẽ là nguồn năng lượng chính đáp ứng với nhu cầu điện ngày càng gia tăng trên thế giới trong 3 năm tới.
Cụ thể, lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.
Báo cáo này là bản cập nhật mới nhất phân tích hàng năm của IEA về sự phát triển và chính sách về thị trường điện, đề cập đến cung, cầu về điện, cũng như triển vọng về lượng phát thải CO2 đến năm 2026.
Báo cáo chỉ ra tốc độ gia tăng nhu cầu điện trên toàn cầu năm 2023 giảm nhẹ xuống khoảng 2,2% do sự suy giảm của lượng điện tiêu thụ tại các nước phát triển, nhưng sẽ gia tăng trung bình khoảng 3,4% từ năm 2024 đến năm 2026. Báo cáo cũng cho rằng: Khoảng 85% sự gia tăng về nhu cầu chủ yếu là do Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Mặc dù Trung Quốc đang cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng chất lượng, đóng góp của quốc gia này vào tăng trưởng nhu cầu điện vẫn lớn nhất châu Á. Nhu cầu điện của Trung Quốc tăng 6,4% vào năm 2023 và dự tính sẽ tăng 5,1% vào năm 2024 do nhu cầu của ngành dịch vụ và sản xuất công nghiệp.
Theo Báo cáo này: Đến đầu năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 1/3 tổng lượng điện, lớn hơn tỷ trọng của than. Tỷ lệ điện từ năng lượng tái tạo được dự báo sẽ tăng từ 30% năm 2023 lên 37% vào năm 2026, chủ yếu do panel điện mặt trời ngày càng rẻ đi.
Mặt khác, điện hạt nhân được dự báo đến năm 2025 sẽ đạt mức cao nhất từ trước tới nay (2.915 tỷ kWh) do sự phục hồi của các nhà máy điện hạt nhân tại Pháp (sau khi kết thúc bảo trì), cũng như tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản và bắt đầu vận hành của nhà máy điện hạt nhân mới tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, châu Âu.
Tại châu Á, mà trước hết là Trung Quốc sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng của điện hạt nhân. Tỷ trọng điện hạt nhân ở châu Á dự báo sẽ đạt 30% vào năm 2026.
Cùng với sự gia tăng lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và điện hạt nhân, thì lượng phát thải CO2 từ sản xuất điện trên toàn cầu sẽ giảm 2,4% vào năm 2024 và sẽ tiếp tục giảm thêm vào năm 2025 – 2026.
Tại COP28 vào tháng 12 năm 2023, có trên 20 nước đã ký tuyên bố nâng công suất điện hạt nhân gấp 3 lần vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này sẽ cần phải vượt qua các thách thức nhằm giảm giá thành xây dựng và rủi ro tài chính trong ngành điện hạt nhân.
Lò phản ứng modul nhỏ (SMR) cũng được coi là đang có cơ hội và các nghiên cứu R&D tuy chậm, nhưng có vẻ đang tăng tốc phát triển.
Mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2026 có khả năng sẽ tăng gấp 2 lần. Dự báo lượng tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu sẽ tăng từ 460 TWh (ước tính) năm 2023 đạt 1.000 TWh năm 2026. Nhu cầu điện này tương đương với lượng tiêu thụ điện của Nhật Bản.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây bắt đầu xuất hiện những động thái nhằm sử dụng điện hạt nhân cho ngành công nghiệp IT với những dự báo về sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện của các trung tâm dữ liệu tại Mỹ.
Trong thời gian tới, ngành điện thế giới cần có những biện pháp cải thiện công nghệ, bao gồm cả hiệu quả năng lượng, để điều tiết mức tăng tiêu thụ năng lượng của các trung tâm dữ liệu.
Tổng Thư ký IEA – ông Fatih Birol cho rằng: “Hiện nay, lĩnh vực điện đang phát thải CO2 nhiều nhất và sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, cũng như sự mở rộng mạnh mẽ của điện hạt nhân sẽ đáp ứng sự gia tăng nhu cầu điện của thế giới trong 3 năm tới”.
Như đã đề cập, tại COP28, nhiều nước trong đó có Nhật Bản ủng hộ cho mục tiêu tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió đến năm 2030. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo có nhược điểm là không ổn định và cần có diện tích đất lớn. Trong khi đó, điện hạt nhân có thể cung cấp ổn định một lượng điện lớn với diện tích đất nhất định.
Nhược điểm của điện hạt nhân là có thể gây thiệt hại lớn nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những bài học từ sự cố Fukushima, tính an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản được cải thiện đáng kể và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các nhà máy điện hạt nhân có thể ứng phó được trong trường hợp xảy ra sự cố nóng chảy lò phản ứng.
Tuyên bố của các nước cùng chí hướng phát triển điện hạt nhân cũng đề cập đến lò khí nhiệt độ cao mà Nhật Bản hiện đang đi đầu trong nghiên cứu và phát triển. Đây là kiểu lò mới có thể vừa phát điện, vừa sản xuất được hydro. Tuyên bố đưa ra mục tiêu tăng gấp 3 lần điện hạt nhân, nhưng không phải là sự phân bổ đồng đều giữa các nước, mà đây là mục tiêu mang tính toàn cầu. Nhật Bản sẵn sàng tích cực hợp tác và đầu tư để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài.
Cho đến nay, các thiết bị của nhà máy điện hạt nhân đều do 3 nhà chế tạo là Hitachi, Toshiba, MHI xuất khẩu. IHI và JGC Holdings đang đầu tư vào 1 doanh nghiệp của Mỹ để nghiên cứu phát triển lò module quy mô nhỏ (SMR) thế hệ mới.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3 năm 2011, mọi hoạt động xuất khẩu liên quan đến điện hạt nhân đều bị ngừng trệ.
Việc phải rà soát lại các tiêu chuẩn về an toàn trên thế giới đã làm cho thời gian xây dựng bị kéo dài, chi phí bị tăng cao. Thế nhưng, sau xung đột Nga – Ukraina, nhiều nước đã đưa ra kế hoạch xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân và nhu cầu đối với điện hạt nhân cũng gia tăng ngay cả tại các nước đang phát triển.
Tính đến năm nay, trên thế giới có 158 tổ máy đang được xây dựng, hoặc đang trong kế hoạch xây dựng. Xét theo quốc gia và khu vực, thì nhiều nhất là tại Trung Quốc (với 47 tổ máy), Nga và Ấn Độ (mỗi nước có 23 tổ máy). Các quốc gia này hiện đang chiếm khoảng 60% số lượng các tổ máy điện hạt nhân trên thế giới.
Nga và Trung Quốc là 2 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân. Hiện Nga đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Trung Quốc. Còn Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Argentina và Pakistan.
Nhật Bản đã hơn 10 năm dừng xây mới các nhà máy điện hạt nhân. Để có thể duy trì và kế thừa công nghệ tiên tiến, quốc gia này đang thúc đẩy kế hoạch tham gia vào các dự án xây dựng ở nước ngoài.
Hiện nay Nhật Bản mới chỉ có 12 tổ máy trong số 33 tổ máy đang được vận hành. Để điện hạt nhân có thể quay trở lại là nguồn năng lượng chủ lực để khử carbon, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Uỷ ban pháp quy hạt nhân trong việc thẩm định an toàn.
Triển vọng trong 30 năm tới, cùng với xây dựng thêm nhiều dự án điện hạt nhân mới, Nhật Bản sẽ nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng nhà máy tái chế nhiên liệu đã cháy và lập kế hoạch địa điểm để xây dựng công trình ngầm cho chất thải hạt nhân.
Điện là nguồn sinh lực của quốc gia và tuyên bố của các nước cùng chí hướng tại COP28 sẽ là bàn đạp để đưa điện hạt nhân của Nhật Bản đi vào quỹ đạo phục hồi./.
(Đón đọc kỳ tới…)
NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)
Thế giới bản tin
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://nangluongvietnam.vn/nang-luong-nhat-ban-ky-68-bao-cao-dien-luc-2024-cua-iea-nhin-tu-nhat-ban-32302.html