7 nguyên nhân khiến các cặp đôi dù yêu thắm thiết cũng “Đứt gánh giữa đường”
Chuyện tình cảm tan vỡ là điều khó nói trước, tuy nhiên bạn cần biết vun vén để mọi thứ diễn ra thật tốt đẹp. Biết được các nguyên nhân này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có thể nắm bắt tâm lý đối phương và cân nhắc lại mọi chuyện.
Mối quan hệ hiện tại có làm bạn hạnh phúc không? Nếu bạn cảm thấy thỏa mãn và lạc quan, điều đó chứng tỏ bạn đang trong một mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh. Tuy nhiên, đôi khi chính mối quan hệ đó lại trở nên nhạt nhẽo hoặc thậm chí gò bó và bạn không biết mình nên làm gì tiếp theo. Về lâu về dài khiến mối quan hệ trở nên cứng nhắc và hiển nhiên chuyện “đứt gánh giữa đường” là điều sớm hay muộn.
1/ Chỉ trích quá mức về nhau
Thành thật là một điều quan trọng trong tình yêu, nhưng ở cạnh một người chỉ biết chỉ trích sẽ làm giảm đi lòng tự trọng và khiến bạn cảm thấy chán nản. Bất kì vấn đề nào cũng dễ dàng bị đem ra chỉ trích, từ cân nặng, chiều cao, ngoại hình, bạn bè, cho đến công việc và cả cách sống… khiến bạn cảm thấy mình thật vô dụng.
2/ Ghen tuông quá mức
Một mối quan hệ thật sự được tạo thành từ 2 nhân tố chính là tình yêu và sự ủng hộ. Tuy nhiên, khi sự ghen tuông vô cớ bắt đầu xuất hiện thì bạn nên cân nhắc. Một vài dấu hiệu quan trọng cho thấy sự xuất hiện của việc ghen tuông quá mức như: tức giận vô cớ và bực dọc khi nửa kia nói chuyện với người khác giới.
3/ Quá cứng nhắc
Nên nhớ rằng một mối quan hệ hạnh phúc cần dựa vào trái tim chứ không phải lí trí. Tạo ra một danh sách các tính cách mà bạn mong muốn đối phương phải có chỉ dẫn đến việc làm tăng sự kỳ vọng và đòi hỏi ở đối phương và thường những điều đó sẽ khiến bạn thất vọng.
4/ Đổ lỗi cho nhau
Đổ lỗi cho người khác một cách vô lý là việc làm gây tổn thương về mặt cảm xúc. Lâu dần, người bị buộc tội sẽ bắt đầu tin rằng mình thật sự sai lầm và cảm thấy bản thân thật tội lỗi cũng như thất vọng vì mình không đủ tốt.
5/ Cho rằng thành thật là không cần thiết
Đưa ra một lời nói dối vô hại sẽ không làm hại đến mối quan hệ, nhưng việc thiếu trung thực trước những vấn đề quan trọng cho thấy sự thiếu tôn trọng với cảm xúc của đối phương. Việc tiếp tục không thành thật với nhau sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thất vọng và cả giận dữ.
6/ Muốn kiểm soát người kia
Quen một người luôn thích kiểm soát người khác thì thật mệt mỏi. Họ luôn muốn bạn sống theo nguyên tắc của riêng họ khiến bạn cảm thấy mình không có quyền tự do cá nhân. Cần cẩn thận những dấu hiệu sau: người đó chỉ bạn cách ăn mặc và hành xử ra sao, kiểm tra điện thoại lẫn email cá nhân, tự tiện lục lọi đồ đạc của riêng bạn mà chưa được sự đồng ý…
7/ Chưa trưởng thành về mặt cảm xúc
Sự trưởng thành trong tình cảm không hề phụ thuộc vào độ tuổi; nó chỉ đến khi bạn đã sẵn sàng và tự nguyện làm mọi thứ để mối quan hệ tốt lên. Hãy cẩn thận khi bắt đầu mối quan hệ với một người thường xuyên nóng giận vô cớ. Khi mới bắt đầu, hầu hết mọi người đều cố gắng tối đa để tránh cãi vã, vì vậy nên chú ý đến hành động của họ trong một vài trường hợp nhất định, hay cách đối xử với người khác.
Chuyện tình cảm tan vỡ là điều khó nói trước, tuy nhiên bạn cần biết vun vén để mọi thứ diễn ra thật tốt đẹp. Biết được các nguyên nhân này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có thể nắm bắt tâm lý đối phương cũng như cân nhắc thận trọng.
Thegioibantin.com | VinaAspire News