5 câu cửa miệng bố mẹ nói ra chỉ càng khiến con tổn thương, chống đối, khó dạy bảo

0

Có những lời dù đang bực tức chỉ muốn xả hết cho xong nhưng có những câu cửa miệng thà mẹ để trong bụng còn hơn để con mình nghe được.

Lời nói đẹp đẽ ấm áp tới ba mùa đông, lời nói tổn thương lạnh lẽo đến 6 tháng ròng. Sức mạnh của ngôn ngữ thực sự đáng kinh ngạc.

Một từ cha mẹ thốt ra có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm và soi sáng cuộc đời của một đứa con, nhưng nó cũng có thể dập tắt cảm hứng, sự tự tin và niềm hãnh diện của đứa nhỏ. Do đó, trước khi muốn nói điều gì với con cũng cần uốn lưỡi.

Sau đây là 5 câu cửa miệng bố mẹ nói ra khiến con chống đối, nếu lỡ miệng sẽ khiến trẻ tổn thương và có những hành động sai lầm.

Luôn dán mác tiêu cực cho con

“Sao con lúc nào cũng gây chuyện điên rồ hết vậy?”

“Sao con lại rụt rè như vậy? Sao không mở miệng chào cô/ chú/ bác?”

“Sao con lúc nào cũng cẩu thả vậy hả?”

“Sao con ngu thế hở con? Làm sai hết mấy câu đơn giản nhất là thế nào!”

“Sao lại làm sai nữa, nước đổ đầu vịt có phải không?”

Khi đang cơn tức giận, cha mẹ dễ dàng dán cho con mình đủ thứ mác. Đáng nói là những cái mác đó toàn chẳng mấy tốt đẹp. Đó hầu hết là những từ ngữ làm nhụt chí người nghe. Nào là “ngu ngốc”, “ích kỷ”, “cẩu thả” … tất cả đều buột miệng và ném thẳng vào mặt đứa trẻ. Có thể không bao giờ bố mẹ nhận ra được rằng khi một người được gắn với một cái mác nào đó, người đó cũng tự động đẩy bản thân mình theo xu hướng đó và trở nên giống như vậy. Đó được gọi là “hiệu ứng nhãn”.

Nhận xét tiêu cực của một người lớn sẽ chôn vùi những hạt giống tự tin trong trái tim trẻ và hình thành một đứa trẻ khác với những phản chiếu tiêu cực. Trái lại, nếu đứa trẻ được khen ngợi bằng những từ ngữ tích cực thì nó cũng đủ khả năng vươn lên mạnh mẽ theo hướng tích cực và hình thành một đứa trẻ đầy triển vọng.

Những lời đe dọa được thốt ra

 

Cha mẹ thường dùng những lời mang tính đe dọa với hy vọng kiểm soát được con mình mà không hiểu rằng điều đó sẽ khiến con khó chịu, sợ hãi và mất đi cảm giác an toàn khi ở với gia đình. Điều này không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ cha mẹ và con cái mà còn làm thay đổi tính cách của đứa trẻ.

Ngoài ra, hầu hết những lời đe dọa này đều chỉ được thốt ra trong lúc giận mà không bao giờ có thể xảy ra trên thực tế. Một khi những lời như vậy được nói quá nhiều, trẻ sẽ bị lờn và không còn coi trọng lời nói của cha mẹ nữa. Điều đó khiến cha mẹ mất uy tín trong mắt trẻ. Thậm chí, trong một lúc cơn chống đối nổi lên, trẻ sẽ nhớ lại lời đe dọa của cha mẹ và liều lĩnh thực thi như một cách để chứng tỏ bản thân. Đây thật sự là kịch bản rất nguy hiểm.

Đổ hết tội lỗi lên đầu con hoặc dành hết mọi thứ cho con

Khi trẻ nghe những lời đổ tội như vậy, các con sẽ rất căng thẳng và cảm thấy mình rất có lỗi. Để tránh mặc cảm tội lỗi, bé sẽ tích cực giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, học hành chăm chỉ… để bố mẹ vui lòng. Tuy nhiên, khi làm như vậy trẻ vì mục đích vui lòng bố mẹ chứ không phải vì sự hứng thú hoặc đam mê của mình. Điều này sẽ gây ra những ức chế tâm lý nhất định.

Đứa trẻ làm tốt điều gì đó vì cảm giác tội lỗi thường sẽ rất ngoan ngoãn và vâng lời. Thế nhưng thực tế, động lực học tập và sống tốt của trẻ không còn đơn giản nữa. Đây là một hành động thực thi dưới sự kiểm soát và trong cảm giác tội lỗi nên thực tế trẻ đã đánh mất chính mình. Nếu không thể đạt được như kỳ vọng bản thân, chưa thể làm hài lòng bố mẹ đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ, trầm cảm hoặc hơn thế. Vì vậy, lời đổ tội là một trong những câu bố mẹ không nên nói với con nhất. Sự tổn thương và hậu quả của nó thật khó lường.

Trả lời hoặc khen cho có

Những lời khen chung chung như “con thật tuyệt vời” đã quá quen với bố mẹ cứ như câu cửa miệng, chẳng cần suy nghĩ cũng thốt ra được. Nhưng câu này nghe rất sáo rỗng. Lời khen hoặc câu trả lời được mong đợi nhất phải có nội dung cụ thể. Tốt nhất, cha mẹ nên chỉ ra cụ thể những gì con mình làm và khen ngợi việc làm đó đúng với thành quả có được. Bằng cách này, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm tâm trạng vui vẻ khi tiếp nhận lời khen ngợi và sẽ tìm cách để củng cố hoặc hoàn thiện tốt hơn nữa.

Khi hứa với con, miễn là hợp lý thì lời hứa ấy của cha mẹ phải được thực hiện. Nếu đứa trẻ bị thất hứa, niềm tin sẽ lung lay và xem thường lời nói của cha mẹ.

Khi con đưa ra một câu hỏi và muốn đi đến cùng câu trả lời, đừng lấy lý do bận rộn để lờ đi. Nếu luôn dùng theo cách này, đứa trẻ sẽ thực sự không muốn đến “làm phiền” bố mẹ nữa và cơ hội trẻ tìm kiếm một người khác sẽ cao hơn. Nếu đó là bạn bè xấu hoặc thành phần lợi dụng thì đó sẽ là mối nguy cho mối quan hệ cha mẹ và con cái.

Bố/ mẹ tự hạ thấp giá trị bản thân hoặc nửa kia của chính mình

Nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng nỗi mặc cảm ở hầu hết trẻ em là do cha mẹ mà ra. Nếu cha mẹ đủ tự tin và lạc quan thì con cái họ cũng tự tin nhìn vào tương lai. Ngược lại, nếu cha mẹ chỉ cho con mình thấy sự mặc cảm thì con cái của họ cũng sẽ bị lây nhiễm những điều này. Người ta ví cảm giác tự ti này giống như khói thuốc của người cha trong gia đình, buộc đứa trẻ phải hít vào và hạt giống tự ti ấy cứ thể ăn rễ và nảy mầm từng ngày.

Còn nếu cha mẹ cứ nói xấu nửa kia trước mặt con thì trẻ sẽ mang nỗi đau cất giữ vào lòng và dần nảy sinh trạng thái tâm lý bất ổn. Đứa trẻ lớn lên có thể sợ hãi trước hôn nhân và mất đi hạnh phúc.

Vì vậy, hãy ngưng làm tổn thương con bằng cách quên đi những câu không nên nói với con bố mẹ nhé!

 

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn bài viết cuocsonghp
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ