Cuộc đời thiện tâm của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

0

 

Người về theo Phật

Khi Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ qua đời vào ngày 21.10. 2021, nhiều Phật tử vô cùng thương tiếc ngài. Vị Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã sống 105 năm và trong cuộc đời đã trao đi nhiều yêu thương, nhiều bài giảng Phật pháp. Chính vì thế, khi ngài viên tịch, rất nhiều Phật tử đã nhắc lại câu chuyện mà ngài đã nói, bài giảng ngài đã truyền.

Khi còn sống, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nói: “Sống được bao nhiêu năm, không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì”.

Đại lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ cũng từng ngẫm: “Tôi trụ thế đến may đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.

Ngài cũng từng tâm sự: “Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi… Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

Trên thực tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập năm 1981 cho đến nay có ba vị Pháp chủ là: Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993), Đại lão hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 – 2005), Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917 – 2021). Pháp chủ hay Pháp chủ Hội đồng Chứng minh hay Thiền gia Pháp chủ là danh xưng với người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cũng từng nói: “Chùa to, cảnh lớn, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì”. Là Pháp chủ, nhưng đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vẫn sống ở ngôi chùa làng.

Đức Pháp chủ nói về Phật tại tâm

Một đoạn video cũng được nhiều người xem đi xem lại sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ qua đời. Trong đoạn video này, ngài giảng về Phật tại tâm.

“Nói đến Phật tại tâm thì người ta cứ tưởng nó là cái gì. Nếu đem mổ xẻ ra thì nó là ruột gan mề phổi chứ nó là cái gì. Đấy nhưng mà trong đấy còn cái gọi là linh tính nữa. Cho nên người ta mới gọi là tâm linh, cái đấy thì lại vô hình. Nếu được thuận duyên nó thì nó xây nên cuộc đời cực lạc thế giới. Thế thì cực lạc thế giới đấy là tâm chân như, tâm chính giác, tâm chí thiện. Đấy, là cái tâm ấy”, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nói.

Ngài giảng: “Còn những cái tâm loạn động, ức hiếp, cậy mạnh hiếp yếu, cậy khôn hiếp dại thì cái tâm ấy không phải là tâm Phật nữa rồi. Đó là cái tâm bạo ác, phàm phu, cái tâm nguyên nhân gây nên cảnh khổ. Sâu sắc ra là địa ngục ma đói, tâm đấy chia làm chân, vọng. Chân là thực thà tốt lành, xây dựng cho mình, xây dựng cho người, xây dựng cho thế gian tốt đẹp. Còn cái vọng tâm là điên đảo, mê hoặc, giáo giở, rồi cậy mình cậy thế tạo nên nhiều núi xương sông máu cho thế gian. Thì đấy là tâm ma quỷ chứ không phải tâm Phật. Còn cao hơn nữa, trung tâm điểm của vũ trụ là bản thể của vũ trụ, cái tâm ấy là tâm chính giác tâm sáng suốt nhất, cái tâm ấy huyên biến tất cả cái tốt lành. Còn vọng tâm là huyên biến mọi cái dở. Thế thì Phật tại tâm. Nói bình dị thì tâm con người từ bi, đức hạnh là tâm Phật. Cũng tại tâm ấy thôi. Chả ai trông thấy cái tâm đó đâu”.

Cũng theo Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Cái tâm ấy đã phát sinh trong mình là tâm ích kỷ thì là tâm xấu, tâm ma quỷ, không phải tâm Phật. Mà cái tâm lợi mình lợi người làm cuộc đời tốt đẹp đấy là tâm phật, tâm sáng suốt, tâm từ bi, tâm đạo hạnh. Tâm ma cũng ở mình, tâm Phật cũng ở mình. Mà cái tâm ấy vô hình. Nó chỉ vận dụng được đạo lý của vũ trụ, chân lý của bản thể, là chí thiện thì lành. Còn rơi vào vô minh, phiền não thì nó xấu. Nó làm cho không những trụy lạc một đời mà còn trụy lạc nhiều nữa. Nên đạo Phật có câu luân hồi, sa vào luân hồi ấy”.

Theo Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Đạo Phật đánh giá chỉ có tâm trí con người làm nên tất cả. Cũng cái tâm ấy cũng như bát nước nó lẫn bùn, bây giờ phải gạn lọc lấy chất trong. Bùn đất thì phải gạn nó đi. Nó cũng lẫn vào tư tưởng con người thôi. Nước là chân tâm, từ tâm, thiện tâm nhưng nó bị bùn đất lẫn vào. Thì phải gạn lọc đi. Đi lên cảnh giới an lạc cũng là mình. Sở dĩ người ta tu là như thế… Nó chỉ khác nhau ở hai chữ thiện ác, chân vọng”.

Lễ tang theo nghi thức cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đối với đạo pháp và dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang cho ngài theo nghi thức cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sinh thời, Đức Pháp chủ Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ có khẩu dụ rằng: “Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của tăng ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc”.

L

Nguồn: Báo Thanh Niên

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ