Đầu tư giáo dục
Trong vài tuần qua, tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh quan tâm rằng con cái họ đang tốt nghiệp khỏi đại học nhưng không thể hay vẫn chưa tìm được việc làm. Họ lo nghĩ liệu giáo dục hiện thời có xứng đáng với tiền bạc và thời gian không. Tôi đã viết về chủ đề này nhiều lần trước đây nhưng chỉ trên blog này, tôi muốn nêu ra một số vấn đề.
Giáo dục đại học là đầu tư chính cho cả học sinh và gia đình họ. Nó có thể là đầu tư tốt nhất hay tồi nhất tuỳ vào kết quả mong muốn. Vấn đề là nhiều học sinh sắp vào đại học mà không có chiều hướng nào hay bản kế hoạch nghề nghiệp cho nên họ không biết phải làm gì sau khi nhận bằng. Với một số học sinh, bằng cấp là mục đích, không phải điều đã xảy ra sau đó và nhiều người sẽ hối tiếc về quyết định này nhưng đến lúc đó thì quá muộn rồi.
Nhiều phụ huynh cũng phải chia sẻ trách nhiệm này vì họ sẵn lòng cho con cái họ vào đại học mà không có chủ định rõ ràng và bản kế hoạch nghề nghiệp. Trong khi có được bằng cấp là khoảnh khắc tự hào cho cả gia đình, nhiều người tốt nghiệp sẽ rời khỏi trường mà không có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Về căn bản, phụ huynh cho con cái họ vào cuộc hành trình mà không có bản đồ, không có nơi đến, và không có mục đích nhưng vẫn hi vọng điều tốt nhất.
Ngày nay bằng cấp không đảm bảo cho bất kì cái gì chừng nào học sinh còn chưa chọn đúng lĩnh vực học tập và có tri thức và kĩ năng đúng. Vấn đề là nhiều trường thậm chí không cung cấp các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp mà để cho học sinh lựa chọn bất kì cái gì họ muốn học và học sinh thường chọn các khu vực dễ nhất để đi vào, không khó học vì họ muốn dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng thời gian của họ ở trường. Các trường cũng muốn lấp đầy mọi lớp học bất kể môn học. Một người quản trị nói với tôi: “Việc của chúng tôi là giáo dục, điều họ học là tuỳ ở họ.” Tất nhiên, học sinh có thể học nhiều lĩnh vực mà chẳng liên quan gì tới thị trường việc làm và có nhiều trường sẽ cung cấp bằng cấp trong bất kì môn nào nếu có học sinh muốn học. Với họ, giáo dục là “thị trường mở” và họ biết rằng ham muốn có bằng cấp là quan trọng cho gia đình vì gia đình sẵn lòng trả giá.
Vài tháng trước đây, sau hội chợ nghề nghiệp nơi hàng trăm công ti tới trường để thuê người tốt nghiệp của chúng tôi, tôi đã hỏi học sinh của tôi câu hỏi quan trọng nhất là gì mà những công ti này đang hỏi cho cuộc phỏng vấn nghề nghiệp. Mọi học sinh đều nói với tôi: “Không ai hỏi em có bằng cấp gì nhưng em có kĩ năng để làm việc mà chúng tôi thuê không?” Nếu tôi đi hỏi mọi công ti đang thuê người ngày nay, câu trả lời hệt như vậy. Họ đi tìm những người có kĩ năng họ cần, không ai hỏi về bằng cấp nữa.
Tại sao học sinh vẫn hội tụ vào việc có bằng cấp, thay vì thu nhận kĩ năng nào đó? Tại sao học sinh vẫn lựa chọn các lĩnh vực học tập mà không có nhu cầu trong thị trường việc làm? Tại sao các trường vẫn cung cấp bằng cấp trong những khu vực mà người tốt nghiệp của họ sẽ không có cơ hội nào kiếm được việc làm? Nếu giáo dục là “thị trường mở” thì tại sao tiếp tục cung cấp những lĩnh vực học tập này thay vì hội tụ vào các lĩnh vực có nhu cầu cao? Tại sao gia đình cho con cái họ vào cuộc hành trình giáo dục mà không có kế hoạch rõ ràng, không có đích đến và mục đích rõ ràng? Chừng nào chúng ta còn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này, mọi sự sẽ không thay đổi gì mấy.
—English version—
The educational investment
In the past few weeks, I have received many emails from parents concerning that their children are graduating from college but could not or have not found a job yet. They are worried whether current education is worth the money and the time. I have written about this subjects many times previously but on this blog, I would like to raise some issues.
A college education is a major investment for both students and their family. It can be the best or the worst investment depending on the desired outcomes. The problem is many students are going to college without any direction or career plan so they do not know what to do after receiving the degree. To some students, the degree is the goal, not what happened after that and many will regret this decision but by that time, it is too late.
Many parents should also share the blame as they are willing to send their children to college without a clear purpose and a career plan. While getting the degree is a proud moment for the whole family, many graduates will leave school without the chance of getting a good job. Basically, parents are sending their children on a journey without a map, without a destination, and without a goal but still hoping for the best.
Today a degree does not guarantee anything unless the students select the right fields of study and having the right knowledge and skills. The problem is many schools do not even provide career planning activities but let students select whatever they want to study and students often select which area that is easiest to get in, not too difficult to learn as they want to spend more time to enjoy their time in school. The schools also want to fill all classrooms regardless of the subjects. One administrator told me: “Our job is to educate, what they study is up to them.” Of course, students can study many fields that have nothing to do with the job market and there are many schools who will provide a degree in any subjects if there are students who want to learn. To them, education is an “open market” and they know that the desire for a college degree is important for the family as they are willing to pay the cost.
A few months ago, after the career fair where hundreds of companies came to school to hire our graduates. I asked my students what is the most important question these companies are asking for the job interview. All students told me: “No one is asking what degree do you have but do you have the skills to do the job that we are hiring? If I am asking all companies that are hiring today, the answer is the same. They are looking for people who have the skills that they need, no one is asking about the degree anymore.
Why are students still focusing on getting the degree, instead of acquiring certain skills? Why are students still selecting fields of study that has no demand in the job market? Why are the schools still providing degrees in areas knowing that their graduates will have no chance of getting a job? If education is an “open market” than why continue to offer these fields of study instead of focus on fields that have high demand? Why are family sending their children on an educational journey without a clear plan, without a clear destination and goal? Unless we have answers to these questions, things will not change much.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Tác giả: Giáo sư John Vu