Top 3 Phương Pháp Để Ghi Nhớ, Làm Việc Và Học Tập Tốt Nhất

Là học sinh học mãi không vào, học trước quên sau, kiến thức tiếp thu được như nước đổ đầu vịt. Đã đi làm nhưng có cảm giác làm việc không được hiệu quả, bản thân bị áp lực công việc chèn ép quá độ. Liệu bạn đã học, làm việc hay nạp kiến thức đúng cách hay chưa khi đòi hỏi bộ não của bạn phải ghi nhớ một lượng thông tin lớn như thế? Dưới đây là top 3 phương pháp ghi nhớ và làm việc đơn giản mà hiệu quả, được tổng hợp từ các chia sẻ của những người thành công hay những người đã áp dụng hiệu quả vào học tập cũng như làm việc.

0

Đối với những kiến thức trong sách vở, chỉ có thông qua việc ôn tập, ghi nhớ nhiều lần. Nhưng dù vậy quên là việc chắc chắn sẽ xảy ra. Việc duy nhất chúng ta có thể làm là liên tục ôn tập. Phương pháp ghi nhớ này có thể đã quen thuộc với khá nhiều người – nhất là trong giai đoạn thích nghi với trạng thái bình thường mới trong Đại dịch Covid-19, các bạn trẻ càng cần phải rèn cho mình thói quen chủ động luyện tập, tự học tại nhà.

Việc nhập một lượng lớn thông tin vào não cùng một lúc sẽ khiến cho hiệu quả ghi nhớ rất kém. Tốt nhất bạn nên trải rộng nội dung cần ôn tập ra, và hoàn thành từng phần của nó mỗi ngày. Từ đó chúng ta có phương pháp thứ nhất:

1. Áp dụng Pomodoro – Phương pháp làm tăng năng suất làm việc

Nhà quản lý người Ý tên là Francesco Cirillo đã phát minh ra Kỹ thuật Pomodoro vào đầu những năm 90. Ông đặt tên kỹ thuật này là “Pomodoro” (nghĩa là quả cà chua theo tiếng Ý) sau khi sử dụng công cụ đo thời gian hình quả cà chua để theo dõi công việc thời còn là sinh viên đại học.

Pomodoro được biết đến là một phương pháp học tập, làm việc ngắt quãng. Đối với các phiên làm ngắn hạn, người ta sẽ có 20 phút để học và 5 phút để nghỉ. Đặc biệt, bạn nên có cách ghi chú hiệu quả. Phương pháp này được dùng để tăng hiệu quả khi làm việc và học tập, hạn chế việc gây áp lực công việc dẫn đến năng suất lao động giảm.

Tại sao lại nên dùng Kỹ thuật Pomodoro?

 

  • Loại bỏ cảm giác mệt mỏi, khuyến khích vận động sau một thời gian ngồi lâu
  • Tăng cường tập trung và Quản lý sự xao nhãng
  • Nâng cao nhận thức đối với các quyết định của bạn
  • Tăng động lực làm việc và giữ cho nó duy trì liên tục
  • Củng cố quyết tâm thực hiện đạt được mục tiêu của bạn
  • Ước lượng chính xác và thông minh thời gian bạn cần dùng để hoàn thành một công việc
  • Hoàn thành công việc tốt hơn
  • Cân bằng cuộc sống

Với công cụ cần thiết là 1 dụng cụ bấm giờ cùng danh sách việc cần làm, Pomodoro là phương pháp cực kì đơn giản để thực hiện:

Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro

Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 – 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
 
 
Trong các khoảng thời gian nghỉ (nghỉ 5 phút, 10 phút), bạn cần phải nghỉ ngơi thực sự. Hãy nhắm mắt thư giãn, nghe nhạc, uống nước, mát xa đầu, khuôn mặt, thiền, sắp xếp bàn làm việc, đi dạo trong văn phòng hoặc làm những việc đơn giản không cần sử dụng tư duy nhiều. Khi nghỉ, tuyệt đối tránh mọi thứ liên quan tới Internet, Facebook… vì chúng có thể sẽ kích thích sự hưng phấn của bạn, song bản chất vẫn làm bộ não thêm mệt mỏi. 

 

2. Spaced repetition – Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng ghi nhớ mọi thứ hiệu quả 

Đây là cách học được nhiều giáo sư, giáo viên và các người đi trước khuyến khích áp dụng nhiều nhất. Nó được coi là giải pháp hữu ích cho những người học đang gặp khó khăn với vấn đề ghi nhớ. Giúp học sinh, sinh viên giải quyết vấn đề trong quá trình thu nhận kiến thức. Cực kì khuyến khích dùng phương pháp này khi học từ vựng hoặc học thuộc bài mà muốn kiến thức ở lại trong não mình lâu.

Cách đơn giản để thực hiện kỹ thuật này là xem lại bài mỗi ngày và khi đã thuộc rồi, ta sẽ lại cách ngày rồi xem lại, cứ như thế đến ghi nội dung kiến thức đã được ghi sâu vào não bộ chúng ta, ta đã thành công áp dụng phương pháp lặp lại rồi đó!

Sự kết hợp với Leitner System – Tối ưu hóa phương pháp spaced repetition

Sự vận hành của hệ thống Leitner cụ thể được coi như một chiếc hộp vật lý bao gồm nhiều ngăn. Trong các ngăn đó là những tấm flashcard. Flash Card ở đây được định nghĩa là những tấm thẻ có 2 mặt được ghi chú. Một mặt là về sự gợi ý và mặt còn lại là về đáp án. Những ngăn xếp flash card trong hệ thống Leitner được quy định cụ thể và rõ ràng.

  • Ngăn đầu tiên là những tấm flash card mới, chưa được ghi nhớ
  • Ngăn thứ 2 chứa những tấm thẻ phải được rèn luyện, ôn lại mỗi ngày, nếu chưa thuộc thì bỏ lại vào ngăn đầu tiên
  • Ngăn thứ 3 bao gồm những tấm thẻ flash card bạn đã hiểu rõ

Thời gian ôn lại các ngăn sẽ kéo dài và khoảng cách giữa các ngày càng lâu

Ví dụ : ngăn đầu tiên và ngăn thứ hai cách nhau 1 ngày, ngăn thứ hai và ngăn thứ ba cách nhau 3 ngày,….

Các ngăn cứ thế được sắp xếp cho đến khi thông tin hoàn toàn được ghi vào trí nhớ dài hạn. Hoặc đôi khi, các tấm flash card sẽ phải trở về vị trí ban đầu. Nếu các tấm thẻ đó chưa được nhớ rõ.

 

3. Mind Map – Học mọi thứ tốt hơn với sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy – Mindmap là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên cần học thuộc bài và người đi làm muốn ghi chép công việc nhanh và hiệu quả.

Trong sơ đồ tư duy có hai yếu tố bao gồm:

  1. Điểm trung tâm: Đây chính là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây chính là điểm nút, nơi các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.
  2. Các nhánh: Chính là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, người thiết lập bản đồ tư duy có thể trỏ ra những “nhánh” nhỏ hơn, làm rõ nội dung của các đường nhánh lớn.

    Mindmap - Thegioibantin

Ngoài việc sử dụng chữ và các đường kẻ nối nhau trong mindmap, còn hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho các đường nhánh và điểm nút trung tâm. Càng trực quan bao nhiêu, bản đồ tư duy của bạn lại càng trở nên hiệu quả và phát huy sức mạnh của nó lên bấy nhiêu.

CÁCH THIẾT LẬP ĐỒ DUY HIỆU QUẢ

Bước 1: Xác định từ khóa
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

  • Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
  • Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
  • Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
  • Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên trình bày chủ đề to, rõ ràng.

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

  • Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
  • Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
  • Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

  • Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
  • Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mindmap của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
  • Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
  • Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
  • Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

creative mind map - thegioibantin

Những lưu ý khi dùng sơ đồ tư duy – Mind Map

Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển tư duy là điều nên học và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, các em cũng nên lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển tư duy một cách hợp lý và hiệu quả. 
  • Thay vì ngừng lại suy nghĩ quá lâu nên viết các tiêu đề phụ nào, các nhánh nào, hình ảnh nào thì hãy viết liên tục vì ý tưởng không phải lúc nào cũng nghĩ ra. Chính vì vậy, các em nên viết liên tục, sau đó khi kiểm tra lại thấy những ý nào không cần thiết thì có thể bỏ.
  • Bên cạnh hình ảnh minh họa cho những dòng chữ thì màu sc sẽ khiến người học dễ dàng học hơn. Màu sc kết hợp hình ảnh sẽ giúp kích thích học hơn và ghi nhớ lâu hơn.
  • Đặc biệt trong một sơ đồ tư duy là các từ khóa. Từ khóa gợi mở sẽ khiến não bộ ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn. Chính vì vậy, các em nên sử dụng nhiều từ khóa hướng mở để khơi gợi tư duy phát triển.

Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy thông dụng hiện nayGitmindCoggle, Xmind, …

 

Và đó là 3 phương pháp tốt nhất đã được chọn lọc để có thể giúp các bạn tìm ra được cách làm việc, học tập hiệu quả hơn. Mong là bài viết này có ích cho các bạn khi đang tìm kiếm các cách học, làm việc tốt hơn cho bản thân.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn : Mtc.edu, Mentori.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ