Chuyện những ‘đứa trẻ’ nơi công sở: Bị sếp mắng, đùng đùng xin nghỉ việc, lên Facebook kể xấu công ty cũ, quên học cách ‘chia tay’ trong văn minh và tử tế

0

Gần đây, mạng xã hội đang lan truyền rộng rãi bài viết của một người dùng có nickname “Michi” về thái độ cư xử chuyên nghiệp khi bị sếp chỉ trích. Vậy theo đó, thì làm thế nào để bạn có thể làm việc và nghỉ việc trong văn minh và tử tế?

Bị sếp mắng, đùng đùng viết đơn xin nghỉ việc có phải là ‘trẻ con’?

Trong mỗi công ty, những điều làm nên một nhân viên tốt không chỉ bao gồm yếu tố năng lực, đó còn là những yếu tố về thái độ. Khi có những mâu thuẫn xảy ra trong môi trường làm việc và dẫn bạn tới ý định nghỉ việc, yếu tố này lại càng trở nên quan trọng trong việc phân biệt giữa những người nhân viên chuyên nghiệp, đàng hoàng và những ‘đứa trẻ’ ở công sở.

Hãy thử tưởng tượng đến tình huống bạn làm sai một điều gì đó khiến sếp phải mắng bạn một câu nặng nề. Khi đó bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, bạn nhận ra lỗi sai của mình từ lời mắng của sếp. Không còn mấy bận tâm với những câu chữ nặng nề ấy nữa, bạn tập trung vào làm việc để đảm bảo những lỗi sai trên không diễn ra lần thứ hai. Đó có thể coi là cách hành xử của những người nhân viên có phong thái chuyên nghiệp.

Bị sếp mắng, đùng đùng viết đơn xin nghỉ việc có phải là hành động ‘trẻ con’?

Tuy nhiên, cũng với tình huống trên, dám cá rằng nhiều bạn trẻ sẽ xử lý theo trường hợp thứ hau như thế này. Giận dỗi với những lời sếp nói, bạn đùng đùng về bàn viết một bức mail xin nghỉ. Ngay khi Email đc gửi đi, bạn nhận được câu trả lời ngắn gọn của sếp, có thể là không nằm trong dự tính của bạn: “Ừ”.

Câu trả lời ngắn gọn đồng nghĩa với việc suy nghĩ trẻ con nông nổi muốn nghỉ việc của bạn đã được chấp thuận. Tới lúc này, bạn nghĩ rằng sếp đúng là người không biết giữ chân nhân tài và mong rằng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người thay thế mình.

Mang sự bực tức lên mạng xã hội, có thể chặng đường của bạn với sếp và công ty rút cục sẽ kết thúc bằng dòng trạng thái “Sếp thật là… , Công ty này thật là… “

5 triết lý nhân sự của các sếp: Tìm người ‘làm cho mình’, làm cùng mình’, chứ tuyệt nhiên không phải là ‘làm chủ mình’

Với những bạn trẻ hành động theo trường hợp thứ hai nói trên, có lẽ họ sẽ cần học một số triết lý về nhân sự mà những người lãnh đạo như sếp luôn ứng dụng. Đối với các nhân viên dưới quyền của mình, những điều sau là luôn đúng với mỗi người sếp:

1. Trên tất cả các loại triết lý nhân sự, các vị lãnh đạo có một tôn chỉ “chỉ giữ người muốn ở lại”

Vì thế, sự thực là nếu bạn đã rất muốn ra đi, sẽ không có ai cố nứu giữ bạn cả, ngay cả khi bạn là một nhân viên có năng lực.

2. Ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp 

Vì thế, xin đừng ảo tưởng bạn là người quan trọng với trong công ty để có người giữ lại khi những suy nghĩ ‘bồng bột’ xảy đến. Hơn nữa, hành động bị chỉ trích và nộp đơn xin nghỉ ngay sau đó chẳng khác nào một đứa trẻ con ‘làm mình làm mẩy’ khi bị người lớn mắng.

Nó thể hiện rằng bạn không chuyên nghiệp, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn và quá đề cao cái tôi cá nhân. Đối với những môi trường có tính chất làm việc nhóm, những nhân viên có đặc điểm như trên thậm chí sẽ là những người bị ‘thanh trừng’ đầu tiên.

Nguyên tắc số 1: ‘Chỉ giữ người muốn ở lại’. Nếu bạn đã quyết chí ra đi thì chẳng ai cản bạn đâu!

3. Có những trường hợp, dù không vi phạm quy định công ty nhưng sếp vẫn muốn bạn biết rằng bạn đã sai

Những điều này được gọi là những quy ước trong công việc không bao giờ được nói ra. Tại sao nó không được nói ra? Lý do là vì nó được sử dụng để thanh lọc những người có EQ tốt trong một môi trường làm việc.

Hãy lấy ví dụ. Gần đây, có một bộ phim Hàn Quốc đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của người xem là ‘Chị đẹp mua đồ ăn cho tôi’. Trong các tập phim có cảnh nhân vật Yoon Jin Ah kiếm được một công việc mới và cô đã rất khôn khéo khi hiểu ra rằng mình không được đi giày sneaker tới chỗ làm.

Cần lưu ý rằng, quy định của công ty không hề ghi việc không cho nhân viên đi sneaker tới công sở. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng một đôi sneaker chẳng hề phù hợp với một tác phong làm việc nghiêm túc và thực sự cũng chẳng có ai trong công ty đi sneaker đến chỗ làm cả. Yoon Jin Ah nói rằng: “Dù quy định không viết, nhưng hiểu được điều đó chính là sự chuyên nghiệp”

4. Ngoài năng lực tốt, các công ty luôn tìm kiếm những người có tính cách tốt

Một tính cách tốt của người nhân viên không phải là bạn phải nhường nhịn đủ điều, phải ngoan ngoãn dễ thương như một chú mèo con. Đó là việc bạn phải biết cách ứng xử, biết cách nói chuyện, giao lưu khéo léo, không ngồi lê đôi mách và biết cách thể hiện bản thân.

Sếp tìm người về ‘làm cho mình’, ‘làm cùng mình’, tuyệt nhiên không phải ‘làm chủ mình’

5. Đây là triết lý cuối cùng, tuy vô cùng đơn giản nhưng bất kỳ ai đi làm cũng nên nhớ lấy.

Thực tế là ông chủ nào cũng muốn có được nhân tài ‘dưới trướng’ mình. Tuy nhiên, điều sếp muốn từ các nhân tài đó là họ sẽ ‘làm việc cho mình’, hoặc tốt hơn là ‘cộng tác cùng mình’. Tuyệt nhiên, không ai mong thuê một người rất giỏi nhưng về để để “làm chủ của mình” cả.

Vì thế, với những bạn trẻ nào luôn luôn nghĩ rằng trình độ của mình cao hơn cả sếp, sếp nói gì cũng muốn cãi lời thì tốt nhất là tích cóp một số vốn và tự đứng lên làm chủ. Làm việc dưới quyền một người khác luôn yêu cầu một nguyên tắc tối thiểu là tôn trọng người cấp trên đó. Nếu bạn không làm được thì có lẽ bạn nên là người cấp trên của người khác.

Vậy nên ra đi như thế nào: ‘Chỉ nên nghỉ khi đã có đóng góp, hãy ra đi trong sự lưu luyến của người khác’

Vậy hãy quay lại với tình huống đã đặt ra bên trên: Khi làm sai và bị sếp mắng, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Liệu lựa chọn có còn là xin nghỉ việc ngay lập tức nữa hay không? Hay là tiếp tục nhẫn nhịn để làm việc?

Thực ra, dù đã đọc qua cả 5 triết lý điều hành nhân sự ở trên, có lẽ vẫn không thể có một câu trả lời chung nào trong mọi trường hợp và cho mọi nhân viên được. Bởi lẽ, khi cân nhắc đến chuyện nghỉ việc, những người nhân viên chuyên nghiệp, đàng hoàng sẽ cân nhắc đến một nguyên tắc khác

Người sếp đầu tiên của tôi từng nói với tôi: “Em chỉ nên nghỉ việc khi bản thân em đã có đóng góp cho công ty. Hãy ra đi trong sự lưu luyến của người khác”. Quả đúng như vậy, nếu bạn đã làm việc chuyên nghiệp thì khi nghỉ việc, bạn hãy cũng chọn một cách nghỉ việc thật chuyên nghiệp.

‘Chỉ nên nghỉ việc khi đã có đóng góp cho công ty. Hãy ra đi trong sự lưu luyến của người khác’

Nếu ở ngay thời điểm xảy ra bất đồng với người sếp, bạn cảm thấy đó là giọt nước làm tràn ly chứng minh mình đã trải nghiệm đủ ở môi trường này. Trước đó, nếu như bạn cảm thấy mình đã đóng góp những điều nhất định cho công ty, bạn có quyền xin nghỉ trong trạng thái hoàn toàn ngẩng cao đầu.

Ngược lại, nếu đã trót ‘làm mình làm mẩy’, ‘dỗi hờn thế giới’ để xin nghỉ việc mà chưa có bất cứ đóng góp nào cho công ty, thì việc nói xấu ngược lại công ty hay sếp là không cần thiết. Bởi vì, khi bạn ra đi rồi, tất cả những gì bạn để lại nên là những điều khiến người ta luyến tiếc, chứ không phải là những ấn tượng xấu.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ