Hơn 90% quán cà phê phải đóng cửa chỉ sau 1 năm hoạt động, hầu hết là vì không hiểu được 2 bài toán tài chính này

0

Với số lượng đông đảo quán cà phê được mở ra trong thời gian qua. Nhiều bạn sẽ cho rằng đây là ngành kinh doanh không quá khó và dễ thành công.

Tuy nhiên, những con số đằng sau đó sẽ khiến không ít người giật mình. Hơn 90% số lượng quán cà phê đã phải đóng cửa chỉ sau một năm hoạt động, tập trung nhiều nhất là trong 6 tháng đầu tiên. Hóa ra để một quán cà phê phát triển và sinh lãi không dễ như nhiều người nghĩ.

Kinh doanh cà phê thực tế không phải là ngành dễ dàng. Hai đặc trưng của ngành này là phải đầu tư một lượng vốn ban đầu tương đối và cần nhiều thời gian để hồi vốn,sinh lãi. Điều này khiến rủi ro của ngành kinh doanh cà phê cao hơn nhiều so với những ngành khác.

Khi một quán cà phê mới được đưa vào vận hành, đây là giai đoạn rủi ro nhất vì quán chưa vào guồng quay ổn định. Bạn nên đặt việc tồn tại của quán là ưu tiên đầu tiên. Theo số liệu ở trên, bạn cần phải chen chân vào ô cửa hẹp 10% các quán kinh doanh có lãi trong năm đầu tiên. Đương nhiên nhiều chủ đầu tư không được may mắn như vậy.

Lý do được nêu ra nhiều nhất trong giai đoạn này là đến từ việc hết vốn. Khi chuẩn bị vốn ban đầu, chủ đầu tư đã chủ quan khi không chuẩn bị vốn dự phòng, họ đầu tư gần như toàn bộ và không để dành một phần vốn duy trì cho những tháng đầu tiên.

Lý giải cho vấn đề này, các chủ đầu tư đã mắc phải một suy nghĩ sai lầm. Đó là khi quán bắt đầu đi vào hoạt động thì họ sẽ lấy doanh thu từ khách hàng và dùng để xoay vòng vốn. Thực tế là thời gian đầu khách hàng thường có biến động mạnh, nhiều dự tính sẽ nằm ngoài khả năng của nhà đầu tư. Trong khoảng thời gian này thì doanh thu và chi phí sẽ không như dự tính ban đầu. Lúc này, chủ đầu tư cần sử dụng nguồn vốn dự phòng để cân bằng dòng tiền.

Chủ đầu tư do không chuẩn bị nguồn vốn dự phòng từ trước nên khi cạn dòng tiền, họ buộc lòng phải đóng cửa. Để thoát khỏi bẫy hết vốn này, bạn cần phải dự trù một khoản tiền duy trì từ 3-6 tháng. Khi dòng tiền bị thiếu hụt bạn có thể dễ xoay sở hơn.

Lý do thứ 2 hi hữu hơn, đó là chủ đầu tư không rơi vào tình trạng hết vốn nhưng lại gặp phải doanh thu bèo bọt, chỉ đủ xoay vòng chứ không sinh lời như mong muốn. Ở đây, chủ đầu tư cũng gặp phải một suy nghĩ sai lầm. Đó là khi tính toán lợi nhuận, họ chỉ tính một cách sơ sài không chi tiết. Đa phần các số liệu về khách hàng, sản phẩm và giá bán đều chưa thực tế. Dẫn đến giá bán sản phẩm không thực sự tạo ra lợi nhuận để duy trì quán và sinh lời.

Bẫy này gặp ở các bạn mới kinh doanh và chưa dự trù được mọi chi phí. Đến khi vào kinh doanh thì phí phát sinh quá nhiều và nó nhanh chóng bào mòn nguồn vốn của bạn. Với tâm lý không vững vàng khi đó, chủ đầu tư sẽ chán nản và muốn bỏ cuộc. Mục đích chúng ta là sinh lời nhưng thực tế không đạt được như vậy thì việc đóng cửa sẽ dễ dàng hơn là tiếp tục với muôn vàn khó khăn.

Để giải quyết bài toán này, bạn cần tính toán kĩ các chi phí, khách hàng và giá sản phẩm. Thêm vào đó, bạn cần phải tìm cách quản lý dòng tiền kĩ càng để điều tiết. Hạn chế chi tiêu không cần thiết dẫn tới thiếu hụt dòng tiền. Tiếp theo là ưu tiên những khoản chi mang lại lợi nhuận và thiết thực nhất, không nên đầu tư dàn trải.

Tổng kết lại, đối với các chủ đầu tư cá nhân, chúng ta cần phải đẩy lợi nhuận lên hàng đầu. Kinh doanh cà phê tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó khăn với tỉ lệ đào thải cao. Khi bạn đã qua được giai đoạn tồn tại thì việc sinh lời sẽ dễ dàng hơn.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafef.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ