Làm ăn buôn bán sinh nhiều lời là một môn học: Người giàu thường đạt điểm tuyệt đối ở môn học này!

0

Người giàu, đối với việc kiếm tiền, bản thân họ đều có cho mình những “mánh khóe” riêng.

Làm ăn buôn bán ai chẳng muốn kiếm tiền, nhưng làm sao để kiếm tiền cũng là một môn học. Có những người mắt luôn dán vào tiền, luôn nghĩ tới lợi ích lớn nhất mà không ngần ngại đắc tội với khách hàng, “đuổi” khách đi, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh, vì nhỏ mất lớn!

Chịu thiệt thòi đổi lại lợi ích lớn

Người nghèo: làm ăn chỉ chăm chăm nghĩ làm sao để kiếm tiền, kiếm được một đồng là một đồng, chỉ cần là lợi ích của bản thân là sẽ dốc sức đạt được.

Người giàu: làm ăn không được chỉ nghĩ tới việc kiếm tiền, việc làm ăn 10 đồng, kiếm 6 đồng thôi là được, 4 đồng kia để cho người khác kiếm với, biết bỏ nhỏ bắt lớn.

Từ bỏ là để nhảy vọt

Người nghèo: tiền bạc là mình kiếm được, lợi ích của người khác không cần để ý, lợi ích của mình không được từ bỏ.

Người giàu: tài sản là một dạng hồi báo, đời người là một trò chơi, có được có mất. Đôi khi, phải dám từ bỏ lợi ích của bản thân. Bởi lẽ, dám từ bỏ, giỏi từ bỏ, mới có thể có được nhiều hơn.

Cùng ngành không phải oan gia

Người nghèo: kinh tế thị trường là kinh nghiệm cạnh tranh, có cạnh tranh là sẽ có đối thủ, cùng ngành chính là đối thủ cạnh tranh, tuyệt đối không được lơ là cạnh tranh với đối thủ.

Người giàu: cùng ngành không phải oan gia, làm ăn kinh doanh phải có cạnh tranh. Nhưng, cạnh tranh phải lấy chất làm căn bản, cạnh tranh hợp lý là phải tăng cường hợp tác với những người cùng ngành, mọi người liên kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, để việc làm ăn lớn mạnh hơn.

Xây dựng tiếng tăm, thương hiệu cho công ty

Người nghèo: làm ăn chỉ cần kiếm được tiền là được, tiếng tăm không quan trọng.

Người giàu: tiếng tăm giống như thể diện của một người, đối với một công ty mà nói, tiếng tăm quan trọng, thương hiệu quan trọng hơn.

Nhân viên là thượng đế thứ hai

Người nghèo: tôi tạo công ăn việc làm cho nhân viên, họ nên cảm ơn tôi mới phải.

Người giàu: nhân viên tạo ra lợi nhuận cho tôi, tôi nên cảm ơn họ, xem họ là thượng đế thứ hai.

Thích hợp chính là nhân tài

Người nghèo: nhân tài tất nhiên phải càng giỏi càng tốt, học vấn cao, kĩ thuật cao, chuyên môn cao, có được người như vậy mới là tốt nhất.

Người giàu: dùng người quan trọng là phù hợp, nhân tài tốt nhất là người phù hợp với từng vị trí công việc nhất định nhất, người có thể phát huy được tốt nhất công việc chuyên môn của mình thì đó chính là nhân tài.

Quản người bằng cái tình

Người nghèo: đã là quản lý thì phải quản cho nghiêm, phải sử dụng các quy tắc và quy định khác nhau quản lý nhân viên, để họ tuân thủ hệ thống của công ty.

Người giàu: quản lý là một trò chơi sức mạnh, quản nghiêm chưa chắc đã đem lại hiệu quả, quản lý bằng cái tình có thể giúp có được sự trung thành tối đa với chi phí thấp nhất.

Học cách khiêu vũ với người nước ngoài

Người nghèo: cứ làm cho tốt công việc của mình là được rồi, sao phải tốn sức cạnh tranh với người nước ngoài làm gì.

Người giàu: công ty phải đi theo hướng quốc tế hóa, phải có tư duy quốc tế hóa, học cách khiêu vũ với người nước ngoài. Hợp tác sẽ luôn có ma sát, không ngừng cọ sát, nỗ lực tạo ra một doanh nghiệp quốc tế hóa, mới có thể đưa doanh nghiệp và sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Dùng sự sáng tạo, đổi mới tạo ra năng lực cạnh tranh cốt lõi

Người nghèo: chỉ cần kiếm được tiền là sẽ đi theo người ta. Người ta bán cái gì kiếm được tiền, chúng ta bán cái đó; người ta sản xuất ra cái gì kiếm được tiền, chúng ta sản xuất cái đó. Người ta cung cấp dịch vụ nào, chúng ta cung cấp dịch vụ đó, như vậy kiểu gì cũng kiếm được ra tiền.

Người giàu: mô phỏng là bước đầu, muốn phát triển cần đổi mới, sáng tạo, không ngừng tạo ra những sản phẩm và kĩ thuật mới, công ty mới đạt được bước phát triển lâu dài, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tìm kiếm CEO giỏi nhất

Người nghèo: vất vả tạo nên cơ ngơi, không để lại cho con cháu thì để lại cho ai, công ty để cho con cháu vẫn tốt hơn cho người ngoài.

Người giàu: doanh nghiệp là một tài sản xã hội, con cái có chí hướng của con cái, nếu chúng hướng về công ty, có năng lực quản lý, vậy thì rất tốt, nhưng nếu chúng không muốn hoặc quản lý không tốt, thay vì trừng mắt ra nhìn công ty bị hủy hoại, chi bằng giao cho người có năng lực quản lý.

Làm sao để trở thành người có tiền? Phương pháp rất đơn giản, bạn phải có tư duy của người có tiền, thứ bạn cần làm là thay đổi quan niệm, nâng cao tư duy. Vì sao có rất nhiều người không thành công? Bởi lẽ người có tư duy người giàu rất ít. Nếu bạn có thể thay đổi phương hướng, có lẽ bạn sẽ trở nên tốt hơn.

Nguồn: cafef.vn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ