Tổng giám đốc HSBC: Người Việt giỏi, chăm chỉ nhưng không thích người khác thành công hơn mình!

0

Nếu chúng ta tạo được văn hóa làm việc cùng nhau, lắng nghe nhau trong công ty thì sẽ tạo được sự khác biệt rất lớn; nếu chúng ta chỉ tập trung vào cá nhân thôi thì sẽ không thành công được. Nên nhớ thành công của một cá nhân là dựa vào thành công của một tập thể.

Trong ngày khai giảng mới đây tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam đã có buổi chia sẻ về những hành trang cần thiết cho người trẻ chuẩn bị cho tương lai. Ông Hải là người Việt Nam đầu tiên bước lên vị trí cao nhất của ngân hàng HSBC.

“Bản thân tôi có những thất bại riêng và bài học rút ra học 4 năm đại học. 

Cơ hội học tập, tìm hiểu qua mạng Internet của các bạn trẻ bây giờ rất lớn nhưng các bạn phải biế chọn lọc thông tin. Hơn nữa, chúng ta luôn giữ thói quen học tập cho riêng mình. Trên thực tế, khả năng làm việc nhóm rất quan trọng, sức mạnh kết hợp giữa các cá nhân, khả năng trình bày ý tưởng. Người làm tốt chưa chắc đã là người thành công, người trình bày được ý tưởng cho người khác hiểu được mới thành công.

Khi vào đại học, kết quả khá làng nhàng vì tôi chưa đặt câu hỏi cho chính mình: “Học để làm gì?”. Ở cấp 3, chúng ta thường học cho bố mẹ, phải cố đỗ vào một trường đại học. Khi học đại học, chúng ta cũng không biết câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao mình đi học đại học? Mục đích của tấm bằng đại học là gì?”. 

Khi chưa tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ không tìm được phương hướng cho việc học của mình, như vậy sẽ không biết được mình cần tập trung vào việc gì. Nếu trả lời được, bản thân sẽ xác định được nỗ lực từng ngày để đạt đến mục tiêu cuối cùng, càng làm nhiều, càng học nhiều lại càng cảm thấy hạnh phúc và không cảm thấy áp lực.

Vốn là người nhút nhát nhưng may mắn là năm 1995, tôi trúng tuyển vào ngân hàng HSBC. Công việc đầu tiên của tôi là làm việc ở vị trí thấp nhất trong phòng kế toán ngân hàng nhưng kế toán là môn tôi ghét nhất khi đi học. Khi nhìn lại quãng đường 23 năm làm việc, tôi đã rút ra một số bài học.


Ảnh cắt màn hình.

Trong quá trình làm việc, tôi thấy có khá nhiều bạn học trong trường rất giỏi nhưng ra trường có vẻ không thành công. Về mặt lý thuyết, điều này không ổn một chút nào. Những gì chúng ta học trong trường hầu hết đều liên quan đến chỉ số IQ, nhưng tôi nghĩ có một công thức rất quan trọng ở đây: EQ + CQ > IQ. EQ là chỉ số cảm xúc, CQ là chỉ số sự tò mò. 

Khi các bạn muốn lên vị trí lãnh đạo, có thể các bạn sẽ thấy người lãnh đạo chưa hẳn là người giỏi nhất trong một nhóm. Thông thường họ là người thu phục, kết nối, thấu hiểu và truyền cảm hứng cho những người khác. Yếu tố EQ sẽ giúp các bạn đạt được điều đó.

Còn chỉ số CQ sẽ giúp các bạn cảm thấy tò mò, muốn học hỏi mọi thứ xung quanh mình. Hãy nhớ rằng việc học tập còn theo bạn suốt cả quãng đời còn lại, ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp đại học rồi. 

Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì ngay cả khi nói chuyện với những người ở bậc thấp nhất, tôi cũng học được ở họ nhiều điều. Mỗi người đều có những điều hay riêng. Chỉ số CQ sẽ kích thích việc học mỗi ngày, sẽ giúp các bạn tạo ra những điều khác biệt trong môi trường lao động.

Nói về mục đích cuộc đời. Tôi ví cuộc đời như một chiếc xe hơi, các bạn có thể lái nhanh lái chậm tùy ý, nhưng nếu các bạn không xác định điểm đến của mình thì các bạn có thể đi suốt cuộc đời không thể đến đích được. Có một số người rất giàu có nhưng cuối đời lại nghèo khó là bởi vì những gì họ tưởng mình đã tốn công tìm kiếm lại không phải điều cuối cùng họ mong muốn.

Để trả lời cho câu hỏi “Mục đích cuộc đời mình là gì?” rất là khó, chính bản thân tôi cũng thay  mục đích cuộc đời rất nhiều lần.


Ảnh cắt màn hình.

Khi ra trường, mục đích của tôi là làm sao về hưu càng sớm càng tốt vì muốn hưởng thụ, điều đó cũng đồng nghĩa là phải kiếm tiền càng nhanh càng tốt. Nhưng một lúc nào đó, mục đích kiếm tiền cũng không thể khiến mình hạnh phúc cả đời được. Sau đó, tôi cũng nghĩ mình nên nổi tiếng, nhiều người biết đến. Nhưng nghĩ lại thì điều đó thật phù du, vì ngày hôm nay có thể mình là người nổi tiếng và ngày mai mình chẳng là ai hết. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng mình nên đóng góp những điều tốt đẹp cho cuộc đời, cho xã hội.

Tôi hy vọng là các bạn sẽ luôn đặt câu hỏi đó để định hình được mục tiêu trong cuộc đời. Nhưng không phải ai cũng may mắn tìm luôn được, có người đã biết từ lâu để phấn đấu nhưng có người đến khi mất đi cũng không biết đó là gì. Tôi vẫn tin là nếu bạn nỗ lực tìm kiếm thì sẽ có một ngày bạn tìm ra.

Đi làm thêm sẽ giúp ích cho việc phỏng vấn đi làm sau này. Nhưng không xác định rõ mình cần chú tâm vào việc học hay đi làm thì có thể sẽ khiến 4 năm học trở nên vô dụng. Thực tế, học đại học sẽ giúp chúng ta có kiến thức nền. Hơn nữa, khi đi làm mới thấy, giỏi tiếng Anh thôi chưa đủ, một khi biết ngoại ngữ thứ 2 sẽ giúp các bạn thành công sớm hơn.

Các bạn trẻ bây giờ có một lợi thế lớn là có rất nhiều đam mê nhưng có cái khó là có nhiều đam mê nên khó lựa chọn điều mình đam mê nhất để dồn mọi nỗ lực biến ước mơ thành thực hiện.

Có một số đặc điểm của người Việt Nam mà tôi nhận thấy được qua nhiều lần tiếp xúc, nói chuyện: học giỏi, chăm chỉ, cần cù nhưng làm việc nhóm yếu, đặc biệt thấy người khác thành công mình lại không thích, không vui. Nếu chúng ta tạo được văn hóa làm việc cùng nhau, lắng nghe nhau trong công ty thì sẽ tạo được sự khác biệt rất lớn; nếu chúng ta chỉ tập trung vào cá nhân thôi thì sẽ khó thành công được. Nên nhớ thành công của một cá nhân là dựa vào thành công của một tập thể.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: thuongtruong24h.vn

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ