Tương lai của ngành tâm lý học
“Làm thế nào mà các nhà tâm lý học đóng góp vào một thế giới thậm chí còn không đánh giá cao tâm lý học?”
Đó là câu hỏi đã dai dẳng bám đuổi tôi từ khi tôi bắt đầu học Tâm lý học sáu năm trước. Dưới đây là câu chuyện và quan điểm của tôi, và tôi rất mong chờ những câu chuyện, bình luận, và ý tưởng của các bạn về chủ đề này.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với lời giới thiệu về Tâm lý học.
Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi con người. Nó bao gồm hiểu biết về cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong bối cảnh của mỗi cá nhân, xã hội hay các nền văn hóa qua thời gian, thông qua các nghiên cứu khoa học về quá trình tư duy và các quá trình sinh lý. Trong thực tế, tâm lý học hỗ trợ cho giáo dục, chữa các bệnh thần kinh, nâng cao khả năng làm việc, bán hàng…
Một hiện tượng có liên quan tới con người thì việc hiểu biết nó bằng con đường thực nghiệm và áp dụng những kiến thu được là một phần của Tâm lý học.
Gần như mọi thứ trên thế giới này đều liên quan tới con người. Gần như việc hiểu biết con người mang lại lợi ích trên mọi phương diện.
Hãy thử nghĩ về điều này một lúc mà xem.
Bạn có thể hỏi: “Tại sao lại phải nghiên cứu những thứ này khi chúng có vẻ như là hiển nhiên rồi? Tôi biết tôi cảm thấy như thế nào và tư duy như thế nào và tất cả mọi người trên thế giới này đã sống cuộc sống rất tốt kể cả khi không có kiến thức về những điều đó…”
Nó hóa ra lại là một giả định yếu khi xem xét hiểu biết của chúng ta về bản thân và con người.
Trước khi chúng ta cùng bàn sâu hơn về những ý tưởng này, chúng ta sẽ sử dụng cụm từ “hiểu biết hành vi” thay vì “tâm lý học” bởi cụm từ này có tính hữu hình và dễ hiểu hơn. Cũng như vậy, “nghiên cứu tâm lý học” là để chỉ những sinh viên đang theo đuổi ngành tâm lý học, trong khi “nhà tâm lý học” nhắc đến những chuyên gia đã được công nhận một cách hợp pháp – thường sẽ phải yêu cầu nghiên cứu sau đại học và một giấy phép hành nghề/ giấy đăng kí hành nghề.
Chúng ta đều là những nhà tâm lý học với những khiếm khuyết.
Sự lan tỏa của các bài viết, kiến thức về tâm lý học cho đại chúng là những chỉ báo rõ ràng cho thấy con người một cách tự nhiên, ưa thích việc hiểu về người khác. Một cách bản năng, phản ứng của chúng ta với các sự kiện và hành vi bao gồm hiểu và giải thích những lý do đằng sau chúng. Điều này cũng giống với cái cách mà con người mặc nhiên thừa nhận phương thức mà thế giới vận hành dựa trên những quan sát thuần túy và kiến thức hiện có.
“Con gái tôi không được điểm cao trong bài kiểm tra vì…” “Các nhà chính trị gia thắng lần này vì…”
“Tôi quên mất đống thức ăn trong tủ vì…” “Bạn nên làm điều này hằng ngày bởi vì…”
Trong tâm trí của chúng ta tồn tại những “phiên bản” kiến thức về tâm lý học của riêng mình, và con người thì có xu hướng coi những hiểu biết của mình là đúng thay vì bác bỏ nó thông qua những trải nghiệm. Chính vì thế những hiểu biết của chúng ta về thế giới (hiểu biết này quyết định cách chúng ta hoạt động) có thể chứa đựng rất nhiều sai lầm và định kiến.
Hiểu được cách con người đưa ra những đánh giá sai lầm và tích lũy những kiến thức không chính xác cũng là một phần của ngành Tâm lý học.
Những video dưới đây có thể giải thích cách tư duy mà chúng ta “ưa thích” tốt hơn tôi, vì vậy hãy xem qua chúng.
Dan Ariely
Dan Ariely: Are we in control of our own decisions? (Dan Ariely: Chúng ta có kiểm soát được quyết định của mình?)
Michael Shermer: Why people believe weird things (Micheal Shermer: Tại sao con người lại tin vào những thứ kì lạ?)
Rory Sutherland: Perspective is everything (Rory Sutherland: Góc nhìn là tất cả)
Bên cạnh những điều đã trình bày ở trên thì còn rất nhiều thiên hướng khác có thể ảnh hưởng tới tư duy của chúng ta, và đồng thời ảnh hưởng tới phiên bản hiểu biết riêng của mỗi người về hành vi của người khác và của chính mình.
Việc hiểu nhầm hành động và suy nghĩ của người khác có khả năng dẫn tới những sự kiện không may, có thể là xấu xa, phá hoại cuộc sống và hết sức tai hại.
Chính vì thế, một thực nghiệm khách quan về sự hiểu biết của con người là rất cần thiết.
Chính vì thế, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trở thành một nhu cầu. Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như thế.
Vấn đề là gì?
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hiểu biết hành vi con người, chúng ta có nên ngăn cản con người nghiên cứu nó rộng rãi và từ đó giúp đỡ nhân loại không?
Thực chất mà nói, đây là một ngành rất phổ biến
Tuy nhiên, gần đây việc nghiên cứu tâm lý đã được gắn mác như là “một trong những ngành được trả lương thấp nhất và khiến cho hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp từ ngành này ra phải làm những công việc không yêu cầu bằng đại học.
Có một vài lý do xác đáng khiến điều này diễn ra:
Sinh viên không biết phải học ngành nào đã chọn bừa Tâm lý học như một tấm bằng tổng hợp, và sau đó không theo đuổi những công việc liên quan tới Tâm lý học.
Những sinh viên có hứng thú với ngành này sau khi tốt nghiệp đã nhận thấy tấm bằng Tâm lý học quá thừa thãi và chung chung để có thể phù hợp với các vị trí trong công việc.
Sinh viên Tâm lý làm gì sau khi ra trường?
Các công việc liên quan tới Tâm lý học nằm ngoài tầm với của đa phần sinh viên tốt nghiệp cử nhân.
Hãy cùng kiểm chứng những trường hợp mà sinh viên đam mê ngành này nhưng lại không may mắn tìm được một công việc ổn định hay có được mức lương thỏa đáng.
Học Tâm lý học không giúp trau dồi thêm bất kì kĩ năng đặc biệt nào.
Nếu bạn cố theo đuổi một chiếc bằng tâm lý học, bạn sẽ được đào tạo những thứ sau đây: nghiên cứu, quản lý dự án, thông tin liên lạc, viết các văn bản học thuật, thống kê, kĩ năng phỏng vấn, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Nghe có vẻ giống như bất kì ngành nghệ thuật tự do hay các ngành nhân văn khác.
Bạn cũng có thể có được những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong tâm lý học như: tâm lý học nhận thức, tâm lý học hành vi, các bệnh tâm thần, tâm lý học phát triển, tâm lý học tổ chức, sinh học, xã hội,..vv. Tuy nhiên, sự tồn tại của hàng ngàn các cuốn sách tâm lý và Google Scholar khiến những thông tin này luôn sẵn có cho bất cứ ai ưa thích hiểu biết thêm về con người và áp dụng những kiến thức này trong khuôn khổ của chính họ.
Một sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Tâm lý học trên tay sẽ khó có thể thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ phù hợp với một vị trí nào đó hơn là một người có bằng cử nhân kinh tế, và càng khó để thuyết phục người khác rằng họ xứng đáng được trả cao hơn. Mức lương chênh lệch đó không chỉ là cho những nghiên cứu về hành vi con người, mà hơn thế nữa là cho giá trị của những tri thức đó cùng với những kĩ năng có liên quan dù nó khá mơ hồ vá có thể vô hình.
Cũng từng có người tốt nghiệp ngành Tâm lý học chia sẻ trên tài khoản cá nhân về việc đấu tranh chọn lựa các công việc khác nhau hay là theo đuổi những cấp học cao hơn về Tâm lý học.
Để thực sự có thể cung cấp dịch vụ hay thông tin về Tâm lý học từ đó giúp ích cho các tổ chức hoặc con người, bạn phải có giấy phép – một nhà Tâm lý học có giấy đăng kí hành nghề.
Và việc này thì khá là đắt đỏ.
Thực tập hoặc nghiên cứu Tâm lý học là gần như không thể nếu không có trình độ ở mức sau Đại học, việc này ở Mỹ tiêu tốn của bạn trung bình khoảng 10,000$ mỗi năm và thêm từ 3-7 năm cuộc đời bạn.
Liệu bạn có bù lại được chỗ chi phí đó trong những năm tiếp theo khi làm việc trong ngành Tâm lý học không? Liệu nó có đáng không?
Vậy bạn muốn một tấm bằng Tiến sĩ về Tâm lý học lâm sàng ư?
Không hẳn.
Theo đuổi cấp học sau Đại học ở ngành Tâm lý có vẻ như là một sự hi sinh mồ hôi, máu và nước mắt, nó lên tới đỉnh điểm trong cuộc chiến đẫm máu để giành lấy một văn phòng, ngân sách và sự nổi tiếng. Một số chỗ nào đó trong những đóng góp của bạn có thể trở thành những nghiên cứu hữu dụng hoặc lời tư vấn của chuyên gia.
Những điều trên đã giả định rằng bạn có thể tham gia vào những chương trình như thế – cái mà hằng năm có tới hàng nghìn thí sinh thử sức để có được những vị trí trong công việc .
Những trường hợp thế này có thể đã làm nản lòng và ngăn cản rất nhiều người trở thành nhà Tâm lý học.
Chúng đã đưa những người tốt nghiệp ngành Tâm lý học và các nhà Tâm lý học tham vọng đi đâu rồi?
Liệu chúng ta có thể cung câp dịch vụ, kiến thức và thông tin mà con người có vẻ không được lợi lắm?
Câu trả lời là có nhưng nó không hề đơn giản.
Tương lai của ngành Tâm lý học
Làm thế nào chúng ta có thể nâng cao giá trị của ngành Tâm lý học?
Một nghịch lý có thể thấy đó là giá trị của việc hiểu biết hành vi con người lại nằm trong chính nhận thức rằng những hiểu biết của chúng ta không trọn vẹn mà còn những thiếu sót. Như vậy, cùng với việc giáo dục và “truyền bá” thì những giá trị của nó sẽ được nhân lên gấp bội.
Tâm lý học với tư cách là những tri thức tổng quát.
Cá nhân tôi cho rằng tâm lý học nên là kiến thức chung cho tất cả mọi người bởi nó ảnh hưởng tới mọi người một cách vô thức, chừng nào họ còn là một con người. Mọi người nên trở thành những người thực hành tâm lý học. Ngày qua ngày, cuộc sống đòi hỏi chúng ta đối phó với chính mình và những người khác trong nhiều bối cảnh khác nhau. Khả năng là chúng ra có thể đạt được những điều dưới đây nếu chúng ta hiểu biết người khác tốt hơn:
– Thể giới sẽ bớt đi những căng thẳng và bực bội.
– Hiểu biết rõ hơn về cảm xúc.
– Công việc sẽ thuận lợi và phát triển hơn.
– Những bộ luật sẽ được làm ra để tuân theo thay vì phải ép buộc thi hành.
– Nhiều lời hứa được giữ vững và sự lừa đảo không còn.
– Những mạng sống và tâm hồn được cứu với thông xử lý và điều trị.
Và trên hết là nó không dành riêng cho bất cứ niềm tin và nền văn hóa nào
Nhìn chung, ý tưởng ở đây chúng ta nên làm càng nhiều càng tốt trong tầm khả năng của mình. Một vài người có thể rất đam mê trở thành các học giả, các nhà nghiên cứu hay các nhà tham vấn, nhưng thị trường chỉ là không yêu cầu dịch vụ đó.
Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng cuối cùng lại làm công việc yêu cầu trình độ chung chung – thay vì buồn phiền vì chuyện này, hãy để chúng tôi chỉ rõ những giá trị của việc hiểu biết con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Những nhà Tâm lý học với tư cách giáo viên và các nhà triết học
Đây là những vị trí lý tưởng mà các nhà tâm lý học và những người học ngành này: giáo viên và điều phối viên. Thay vì chỉ thảo luận các thuật ngữ với bạn bè trong phái Tâm lý học thì nên có những hướng tiếp cận ra bên ngoài như là tập trung vào truyền bá ý tưởng và cảm hứng.
Vận hành như những chiếc cổng, những thông tin về sự hiểu biết con người có thể được truyền tải qua những con người này đến nơi họ sống, du lịch, vui chơi và làm việc.
Khởi động những nhóm mang tính tập trung để cải thiện việc thiết kế môi trường làm việc.
Nói chuyện với họ hàng và bạn bè về sự phát triển của trẻ.
Bàn về việc áp dụng những nguyên tắc tâm lý học vào cuộc sống hằng ngày.
Khuyến nghị và vạch trần sự kỳ thị của các dịch vụ tâm lý.
Đưa ra kiến nghị hoặc cố vấn với tư cách người tham vấn chuyên nghiệp để tạo nên những thay đổi trong chính sách của chính phủ.
Làm việc trong các trung tâm giáo dục với tư cách là người điều phối chính và sử dụng các kiến thức cũng như ứng dụng tâm lý học.
Sẽ không dễ gì để thuyết phục mọi người về giá trị của nó, và một bước tiến lớn hơn nữa là cần thiết thay vì chỉ có một số ít người và tổ chức. Sẽ cần một lượng lớn người để chia sẻ và tư duy về tâm lý học như là yếu tố cốt lõi của cuộc sống.
Như các nhà triết học cổ đại bàn luận về việc hiểu biết các tri thức, sự thật và thực tế, vậy thì chúng ta – những nhà triết học về tâm hồn, nên truyền cảm hứng cho những người xung quanh hiểu biết rõ hơn về chính thực tế của họ.
Lảm nhảm về Tâm lý học một mình sẽ khiến tôi phát điên. Nếu có 10 người cũng nói về nó thì trông sẽ bình thường hơn.
Đó là sức mạnh của sự tương đồng – một sản phẩm khác của việc hiểu biết sự tương tác giữa con người với con người.
Trong trường hợp này, một lượng lớn những người tốt nghiệp ngành tâm lý sẽ là một bước mở đầu tuyệt vời. Và tất cả những gì cần thiết bây giờ là phong trào xã hội đủ mạnh để lan tỏa.
Nó sẽ là gì? Nó sẽ diễn ra như thế nào? Bạn nghĩ gì về nó?
Có lẽ chúng ta nên tiếp tục thuyết phục mọi người rằng Tâm lý học cho họ sức mạnh để đọc được tâm trí… Sau cùng, mọi thứ sẽ về lại vị trí của nó.
Trạm đọc dịch và tổng hợp
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/tuong-lai-cua-nganh-tam-ly-hoc