Đậu bắp: Lợi và hại

0

Nhiều nghiên cứu ghi nhận giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích cho sức khỏe của trái đậu bắp đồng thời cảnh báo một số trường hợp không nên lạm dụng thực phẩm này

Theo Cơ sở Dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ, một chén đậu bắp khoảng 100 g chứa 33 calo, 1,93 g protein, 0,19 g chất béo, 7,45 g carbohydrate, 3,2 g chất xơ, 1,48 g đường. Khẩu phần đậu bắp nói trên đáp ứng 66% vitamin K, 50% mangan, 35% vitamin C, 22% folate, 14% magiê, 13% thianin cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Đậu bắp cũng cung cấp một ít canxi, sắt, vitamin A, niacin, phốt-pho và đồng.

Ngừa ung thư, đái tháo đường, tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu bắp có thể giúp kéo giảm nguy cơ một số bệnh tật như đái tháo đường, tim mạch và béo phì; tăng cường sinh lực; giúp da và tóc khỏe hơn. Một loại protein có nhiều trong đậu bắp, đậu phộng và một vài loại hạt khác là lectin có thể được dùng để chữa ung thư vú. Một khảo sát cho thấy chữa trị bằng lectin có thể tiêu diệt 72% lượng tế bào ung thư và kéo giảm 63% khả năng tăng trưởng của chúng. Mặt khác, nguy cơ ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tụy, phổi và vài dạng ung thư khác tăng cao ở những người không dùng đủ folate nên ăn đậu bắp và một số loại thực phẩm giàu folate góp phần ngăn ngừa ung thư. Dùng đủ folate đặc biệt quan trọng ở phụ nữ mang thai do thiếu folate có thể khiến thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Hút thuốc lá nhiều, nghiện rượu cũng dễ khiến cơ thể thiếu folate nên nhóm người này cần dùng thực phẩm chứa nhiều folate như đậu bắp.


Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu nên thận trọng khi dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin K như đậu bắp Ảnh: MEDICAL NEWS TODAY

Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Joural of Pharmacy & BioAllied Sciences hồi năm 2011, các nhà khoa học Mỹ đã nghiền vỏ và hạt đậu bắp thành bột để chữa trị chuột bị đái tháo đường. Kết quả cho thấy chuột được chữa trị có mức độ đường và mỡ trong máu thấp hơn đáng kể so với chuột không được chữa trị.

Là thực phẩm giàu chất xơ, đậu bắp có thể giúp kéo giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) trong máu, hạn chế nguy cơ bệnh tim, cơn đau tim và đột quỵ. Đậu bắp cũng giúp ngăn ngừa táo bón, gìn giữ cho hệ tiêu hóa lành mạnh. Mặt khác, do hàm lượng vitamin K cao, giúp xương dễ thẩm thấu canxi, đậu bắp cũng được xem là tốt cho xương. Những người dùng không đủ lượng vitamin K có thể dễ bị gãy xương.

Các yếu tố bất lợi

Theo kinh nghiệm ẩm thực, nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt. Đậu bắp chứa nhiều fructan – một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột. Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp. Đậu bắp cũng có hàm lượng oxalate cao trong khi dạng sỏi thận phổ biến nhất hình thành từ calcium oxalate. Theo Viện Bệnh Đái tháo đường – Tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ, thực phẩm giàu oxalate làm tăng nguy cơ sỏi thận loại này ở những người đã bị trước đó.

Mặt khác, đậu bắp chứa solanine vốn có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một tỉ lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này. Solanine cũng hiện diện trong khoai tây, cà chua, cà tím, dâu tây và atisô. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất nên hạn chế dùng solanine và điều ngược lại dường như có ý nghĩa hơn là rau quả nói chung kéo giảm tình trạng viêm. Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao có tác dụng ngược đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin – là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não. Vitamin K cũng bị xem là trợ giúp cho huyết khối hình thành.

“Cây viagra”

Nghiên cứu của TS Kantha Shelke thuộc Viện Chuyên gia Công nghệ thực phẩm tại bang California – Mỹ được công bố trên trang tin NaturalNews hồi năm 2013 cũng đã nêu nhiều lợi ích cho sức khỏe của trái đậu bắp. Đặc biệt, theo TS Shelke, trong đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục. Vì thế, ở Mỹ có người gọi đậu bắp là “cây viagra” cũng như nhiều người ở Nhật Bản gọi đó là “sâm xanh”.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: nld.com.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ