Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động: Một số lưu ý khi làm việc ở Văn phòng đảm bảo an toàn, sức khỏe.

0
Ngồi làm việc lâu bên màn hình vi tính dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng và mỏi mắt. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của công tác nghiên cứu, hầu hết các cán bộ của Viện Dầu khí Việt Nam đều phải dành phần lớn thời gian để xử lý công việc bên máy tính và do đó, ảnh hưởng và tác động của điều kiện, tư thế làm việc đến sức khỏe và thậm chí là an toàn của chúng ta là không thể tránh khỏi.

Hãy lưu ý lựa chọn, bố trí trang thiết bị và tư thế ngồi hợp lý, thoải mái nhất với bạn

Để góp phần cải thiện những rắc rối trên, nhân dịp hưởng ứng đợt vận động Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 16 năm 2014 với chủ đề “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”,  Ban An toàn – Sức khỏe – Môi trường (Công đoàn cơ sở Viện Dầu khí Việt Nam) tổng hợp một số lưu ý và gợi ý đơn giản nhưng hiệu quả giúp điều chỉnh và thay đổi thói quen làm việc hàng ngày, tạo sự dễ chịu và thoải mái hơn trong suốt khoảng thời gian 8 giờ căng thẳng nơi công sở.

1. Ghế ngồi

Tránh ngồi một tư thế quá lâu

Nên đứng lên di chuyển sau mỗi 20 – 30 phút ngồi làm việc

Tận dụng khoảng thời gian 20 – 30 giây in/photo tài liệu hoặc nghe điện thoại để đứng dậy thư giãn cũng là một biện pháp hiệu quả giúp tuần hoàn máu, giảm mỏi cơ

a) Điều chỉnh ghế ngồi thích hợp:

• Độ cao của ghế được điều chỉnh sao cho phần đùi của bạn ở vị trí song song với mặt sàn, đồng thời phần chân có thể chạm sàn một cách dễ chịu nhất

• Lưu ý điều chỉnh lại độ cao của ghế khi thực hiện các thao tác:

– Đánh máy và rê chuột: nâng nhẹ độ cao ghế lên so với mức ngang khủy tay
– Viết trên mặt giấy: hạ nhẹ độ cao ghế xuống so với mức ngang khủy tay

• Nếu đùi bị chèn giữa ghế và mặt dưới của bàn làm việc hoặc đầu gối chạm vào cạnh mặt bàn chứng tỏ vị trí bàn quá thấp hoặc ghế quá cao, mặt bàn quá dày hoặc do người quá cao. Những trường hợp này cần được điều chỉnh phù hợp

b) Tựa lưng

• Để điều chỉnh độ cao, hãy mở chốt để tăng tối đa độ cao cho phần đệm lưng ghế, sao đó ngồi xuống và kiểm tra vị trí điểm tựa giữa đệm ghế với phần dưới sóng lưng. Nếu chưa phù hợp, hạ dần chiều cao đệm tựa vài centimet đến khi cảm thấy thoải mái. Hãy chắc rằng phần đệm lưng giúp nâng đỡ cho phần dưới sóng lưng của bạn và không nên để quá thấp

• Khi ngồi, phần đệm tựa lưng không được tạo cảm giác đẩy bạn ra khỏi ghế hoặc bạn phải ngã người về sau khá sâu để có thể tựa vào ghế

• Nên điều chỉnh vị trí ngồi sao cho phần cạnh mặt trước của ghế cách kheo (khủy) chân một khoảng bằng 2 ngón tay

• Nên tạo một góc mở nhằm giảm lực tác động vào thắt lưng bằng cách chỉnh hơi nghiêng về sau đối với phần đệm tựa lưng hoặc hơi nghiêng về trước đối với phần đệm ngồi của ghế. Một số người có thói quen ngồi thẳng, tuy nhiên, nên thay đổi thường xuyên góc ngồi để thay đổi tư thế khi ngồi làm việc lâu

c) Tay dựa

• Tay dựa thiết kế nhằm hỗ trợ cho người khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Tay dựa thích hợp cho những người cần làm nhiều việc khác nhau tại khu vực làm việc, phải di chuyển thường xuyên hoặc hay đứng lên ngồi xuống…

• Thông thường, tay dựa được thiết kế cố định, tuy nhiên cần lưu ý thay đổi nếu tay dựa quá ngắn, kẹt vào mặt dưới bàn hoặc không chắn chắn

• Khi ngồi, cần đảm bảo tay dựa không chạm vào khỷu tay khi làm việc hoặc cản trở bạn tiến gần đến phần cạnh trước của mặt bàn

d) Bánh xe

Bánh xe giúp bạn di chuyển ghế dễ dàng hơn nhưng sẽ không thích hợp sử dụng tại các nơi không được bố trí thảm sàn. Những trường hợp này cần gạt chốt khóa dưới bánh xe cẩn thận. Ngoài ra cũng lưu ý không đứng lên ghế hoặc dùng tấm trải bàn dễ trượt khi sử dụng các loại ghế có bánh xe để tránh té ngã.

2. Duy trì khoảng trống dưới mặt bàn

Các loại trang thiết bị thông thường như máy tính, các tệp hồ sơ, tài liệu, sọt rác và tủ đựng có ngăn kéo không nên đặt tại những vị trí chiếm không gian của phần chân đặt dưới bàn. Nó có thể gây cong vẹo cột sống của bạn khi tạo nên một tư thế ngồi gò bó, kém thoải mái.

3. Sắp xếp vật dụng quanh bàn làm việc.

a) Các loại tủ đựng: thông thường khi sử dụng các tủ đựng có ngăn kéo, các đồ dùng thường xuyên nhất được chứa ở vị trí thuận tiện nhất nhằm hạn chế tối thiểu các động tác với, rướn lặp lại.

b) Khay đựng hồ sơ tài liệu: tùy thuộc vào nhu cầu và tần suất sử dụng, bạn cần đặt các khay đựng ở vị trí phù hợp trong tầm với. Đối với các loại hồ sơ cần dùng thường xuyên có thể:

• Đặt ngay phía trước bạn bằng cách dịch màn hình lệch sang bên một chút

•  Đặt lệnh sang một bên đối xứng với bên đặt màn hình sao cho vị trí của bạn nằm ngay trung tâm

c) Tài liệu tham khảo, tập hồ sơ cỡ lớn: các loại tài liệu tham khảo có cỡ lớn và nặng như các sổ danh bạ hoặc các loại sổ tay tra cứu nên được đặt hoặc ở vị trí gần tầm với nhất  hoặc ở vị trí bạn phải đứng lên để lấy chúng. Không nên cố với tay để lấy khi bạn vẫn đang trong tư thế ngồi vì chúng có thể kéo căng cơ, làm tổn thương phần lưng, vai và gây mỏi các cơ tay.

d) Bàn phím: Tạo góc nghiêng cho bàn phím bằng cách canh chỉnh độ cao chân đế sao cho bàn phím đặt song song với mặt bàn, giúp hạn chế hiện tượng mỏi cổ tay (Lưu ý: nếu bàn phím đặt trên bàn, nên đặt bàn phím gần với gờ trước của mặt bàn và không đặt các loại tài liệu ở phía trước chắn ngang vì chúng làm tăng khoảng cách tầm với của tay khi thao tác và làm bạn phải cong, oằn cổ để đọc và lâu dài sẽ dẫn đến mỏi, đau cổ và vai).

e) Điện thoại bàn: tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, điện thoại cần được đặt ở vị trí thích hợp. Lưu ý đối với những trường hợp phải thường xuyên sử dụng điện thoại:

• Nên đặt ở vị trí thuận tiện nhất, cùng bên với tay thuận của bạn để tiện bấm các phím số

• Khi có nhu cầu nghe nhiều hơn, bạn nên đặt chúng ở phía trái tay

Ngoài ra cũng nên khai thác một số tính năng của điện thoại được hỗ trợ như tự động quay số lại và lưu một số thuê bao thường dùng để cải thiện công năng.

f) Chuột: đặt chuột cạnh bàn phím tại vị trí thuận tiện cho bạn. Nếu bạn thường xuyên cần dùng chuột, nên xem xét các điểm sau:

• Học cách dùng chuột cả 2 tay, khi đó, bạn có thể luân chuyển giữa 2 bên trái và phải để thay đổi tư thế, làm giảm mỏi cho cổ tay và vai

• Cài đặt tốc độ lăn chuột phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn

• Bảo dưỡng cần thiết để duy trì chuột hoạt động tốt

4. Lưu ý về màn hình vi tính.

Vị trí đặt màn hình cần xem xét cân đối giữa vị trí ghế ngồi và chiều cao của bàn làm việc

Màn hình cần đặt ở độ cao sao cho phần cạnh trên của màn hình bằng hoặc thấp hơn một chút so với mắt khi bạn trong tư thế ngồi thẳng.

Để chọn khoảng cách giữa màn hình với thân người thích hợp, đầu tiên hãy đặt màn hình tại vị trí cách thân người  một khoảng bằng chiều dài cánh tay khi bạn ở vị trí và tư thế ngồi bình thường. Cân chỉnh khoảng cách này đến khi thật sự cảm thấy thoải mái khi thao tác.

Không đặt màn hình đối diện cửa sổ hoặc những vị trí gây nhiễu bóng để tránh bị chói sáng.

5. Góc nhìn khi đọc và viết.

Góc nhìn phù hợp giúp cải thiện tình trạng mỏi cổ, hạn chế mỏi mắt và đau lưng. Vị trí thích hợp để đặt giấy viết hoặc các tài liệu cần đọc là ở ngay trước mắt bạn, sát với rìa ngoài của mép bàn.

Mong rằng, một số thông tin trên có thể giúp cho bạn cải thiện khu vực làm việc một cách khoa học để đảm bảo an toàn, sức khỏe và nâng cao năng suất lao động.

www.thegioibantin.com

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ