Tức khí hại thân: Vì sao người ta có thể vì tức giận mà chết?
Khi con người tức giận, cơ thể thật sự sẽ sinh ra “khí”, nên cũng nói là hỏa khí bốc lên, có thể thiêu đốt năng lượng, khiến người ta sinh bệnh thậm chí vì tức mà chết. Đúng là tự mình hại mình, chết một cách “ngu ngốc” nhất.
Không biết bắt đầu từ khi nào, y học Trung Hoa bắt đầu từ dùng từ “phát nộ” (phẫn nộ, phát cáu) thành “sinh khí” (tức giận), từ nhỏ tới lớn đều dùng danh từ này. Khi con người ta “phẫn nộ”, thật sự cơ thể sẽ sinh ra “khí”, nói một cách nghiêm khắc “sinh khí” (tức giận) căn bản là một danh từ của y học cổ truyền Trung Hoa.
Phân tích từ góc độ y học cổ truyền
Không những con người có thể sinh khí (tức giận), mà đa số các loại động vật đều có thể sinh khí (tức giận), sau khi động vật sinh khí sẽ là chiếu đấu. Do đó, sinh khí (tức giận) là một cách thức cơ thể chuẩn bị trước trận chiến. Thông qua việc sinh khí để điều chỉnh nội tiết, làm cơ thể đạt tới trạng thái tốt nhất cho chiến đấu.
Có thể ví sự sinh khí này cũng giống như việc chuẩn bị chiến đấu của một quốc gia. Khi đất nước đối mặt với mối đe dọa của chiến tranh, sẽ lập tức cần chuẩn bị chiến đấu, sẽ tập trung rất nhiều nguồn tài nguyên dành sẵn cho các cuộc chiến. Nếu mối đe dọa kia biến mất, những thứ đầu tư cho cuộc chiến đa số sẽ trở thành phế phẩm và cần loại bỏ khỏi cơ thể, sẽ tiêu hao nguồn năng lượng rất lớn, tổn hao lượng lớn khí huyết của cơ thể.
Thuật dưỡng sinh của các thầy thuốc Trung y xưa rất chú trọng đến việc giữ cho tâm bình ý hòa (Ảnh: Internet)
Trong Hoàng Đế nội kinh, phần Linh khu có một đoạn nói về nguyên nhân gây bệnh như sau: “Phu bách bệnh chi sở thủy sinh giả, tất khởi vu táo thấp hàn tử phong vũ, âm dương hỉ nộ, ẩm thực khởi cư”. Tạm dịch là: Theo các vị đại phu, tất cả mọi bệnh sinh ra từ khí, bắt nguồn từ hỷ nộ tức giận, ăn uống, thời tiết mưa gió. Từ rất sớm người ta đã biết rõ tức giận là một trong những nguyên nhân sinh bệnh, không những làm lãng phí khí huyết của cơ thể, mà còn là một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra các loại bệnh.
Tức giận lâu ngày sẽ để lại những dấu tích trên cơ thể. Nhìn từ bên ngoài, những người thường xuyên tức giận bốc hỏa đa số sẽ hói trán. Trường hợp nghiêm trọng sẽ làm thay đổi hình dáng đầu, đường giữa đỉnh đầu biến hình trở nên nhọn hơn. Mức độ tức giận ít hơn một chút, hai bên trán sẽ hình thành hình chóp nhọn như hình chữ M, hơi có hiện tượng hói đầu, những người này tính cách sẽ rất dễ cáu giận.
Phân tích từ góc độ y học cổ truyền Trung Hoa, khi tức giận, khí huyết sẽ tăng xông, lên đến đỉnh đầu, làm cho đỉnh đầu phát nhiệt, lâu dần sẽ dẫn tới hói đầu. Cơn nóng giận càng nghiêm trọng, có lúc sẽ gây ra xuất huyết trong gan, trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị nôn ra máu. Khi máu trong gan có thể xuất huyết ra một chút thì mức độ sẽ nhẹ bớt, nếu để xuất huyết trong gan, một thời gian sau sẽ hình thành huyết khối. Những điều này nghe rất đáng sợ, nhưng đây thực sự là tình hình thực tế sẽ xảy ra nếu bạn tức giận.
Sinh khí (tức giận) là một cách thức cơ thể chuẩn bị trước trận chiến. (Ảnh: Internet)
Cái gọi là sinh khí (tức giận) không chỉ đơn thuần là sự nóng giận, có những cơn phiền muộn tích tụ dồn lại trong tâm cũng sẽ gây ra những mối nguy hại cho cơ thể. Tức giận uất ức trong tâm sẽ làm khí huyết trong lồng ngực xuất hiện tình trạng khí trệ mà trong Trung y gọi là “hoành nghịch”. Rất có thể phụ nữ bị tăng sinh tuyết vú và ung thư vú là kết quả của sự phiền muộn.
Ngoài ra, còn một kiểu giận nữa là sự giận dữ nhưng buộc phải kìm nén trong lòng, kiểu người này bên ngoài biểu hiện dường như rất ổn, hình như chưa bao giờ biết tức giận với ai, nhưng thực ra trong lòng luôn ở trạng thái tức giận hoặc không ổn định.
Người này sẽ rất dễ hình thành sự ức chế đau khổ, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày và đại tràng, trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới xuất huyết dạ dày. Đặc trưng lớn nhất của những người thuộc nhóm này là trán rất cao, phía trước trán bị hói hình bán nguyệt.
Những người khí huyết kém, khí sẽ lắng xuống dưới, gây ra tình trạng đầy bụng đau bụng, và khi đó chúng ta thường cho rằng do đại tràng có vấn đề, thực ra căn bản là do tức giận tạo thành.
Từ lý luận ngũ hành của y học cổ truyền, gan thuộc mộc, lách thuộc thổ, mộc khắc thổ. Khi khí gan quá vượng sẽ làm tỳ tạng cũng theo đó mà vượng lên. Nếu những người trẻ tuổi khí huyết quá vượng, sẽ sản sinh ra rất nhiều bạch cầu, khi xử lý vấn đề về dạ dày đường ruột, rất có thể nguyên nhân thực sự gây ra bệnh ở một số bệnh nhân bị bệnh máu trắng là tự tức giận.
Tức giận (sinh khí) sẽ làm cho gan nóng lên, ngược lại gan nóng cũng làm cho người ta rất dễ tức giận.
Theo quan điểm của Trung y, tức giận hại gan, gan bị tổn thương dẫn đến người ta càng dễ tức giận, luật nhân quả tương hỗ lẫn nhau này từ đó hình thành nên sự tuần hoàn ác tính.
Khi cơ thể ngày càng sức cùng lực kiệt, làm khí huyết giảm sút dẫn tới tình trạng âm hư hỏa trọng, bởi lúc này năng lượng mà cơ thể sử dụng là “hỏa” cạn kiệt, gan nhất định cũng sẽ tương đối vượng, con người dễ bị tức giận. Do đó, điều dưỡng khí huyết, làm cho khí huyết tăng lên ngang bằng với mức độ hư hao của âm, cũng sẽ làm cho tính cách trở nên hòa ái hơn.
Giận dữ cũng gây nóng gan, tiếp theo đó cũng làm phổi bị nóng theo, gây ra mất ngủ nghiêm trọng, chúng tôi đã từng gặp một người 5 ngày 5 đêm không thể ngủ được, chính là do tức giận gây ra.
Vì căm tức Gia Cát Lượng nên Chu Du phát bệnh nặng mà chết. (Ảnh qua: Sina)
Những bệnh nhân có thể lực yếu ở bệnh viện, có khi chỉ cần vừa tức giận sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Ví dụ, những người đờm nhiều, một khi vừa tức giận, sẽ làm cho đờm dâng lên nhiều hơn, gây ra hen suyễn một cách nghiêm trọng, nếu không cẩn thận, cơn khó thở cũng có thể dẫn tới tử vong.
Tức giận chỉ có thể tự mình kiềm chế
Cũng bởi tức giận gây ra rất nhiều vấn đề cho cơ thể, nên việc cần làm đầu tiên hằng ngày đó là duy trì trạng thái “không tức giận”. Cái gọi là không tức giận không phải là kìm nén cơn tức đó ở trong lòng, mà là tu dưỡng cả tâm và thân thể, mở lòng rộng ra hoặc tìm một tín ngưỡng nào đó, giúp cho bạn khi đối diện với những vấn đề nhân sinh không vừa ý với mình, có thể mở rộng lòng tha thứ cho những lỗi lầm của đối phương, làm cho bản thân không có sự tức giận trong đầu. Nếu môi trường làm việc và sinh hoạt làm bạn không thể không tức giận, vậy thì chỉ có cách thay đổi môi trường khác.
Tức giận là nhân tố xuất phát từ nội tại trong cơ thể, một bác sĩ có tốt đến cỡ nào đi nữa cũng không có cách nào ngăn chặn được sự tức giận của bệnh nhân, do đó với vấn đề này chỉ có cách bệnh nhân tự tu dưỡng mới có cơ hội tự khắc phục.
Chỉ sau khi bệnh nhân tức giận, bác sĩ mới có thể nghĩ ra phương pháp để giảm thiểu sự tổn hại mà cơn tức giận gây ra tới mức thấp nhất. Cách làm đó là massage hoặc dùng phương pháp châm cứu vào kinh lạc của gan.
Châm cứu giúp hạ hỏa khí. (Ảnh: Shutterstock)
Phương pháp đơn giản nhất, đó là sau khi tức giận, hãy massage vào huyệt Thái xung ở dưới lòng bàn chân (sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này), có thể giúp khí gan bốc lên được phân tán xuống dưới, lúc này huyệt vị này sẽ rất đau, cần massage lại nhiều lần, cho đến khi hết đau mới thôi.
Vị trí huyệt Thái Xung
Cũng có thể tìm một bác sĩ châm cứu khi tức giận, châm một kim vào huyệt thái xung, và cứ giữ như vậy trong vòng 30 phút, 2 ngày sau lại đến châm cứu 1 lần, cho tới khi ấn vào huyệt vị này không còn thấy đau nữa, đỉnh đầu cũng ngừng phát nhiệt mới dừng lại.
Hoặc có thể ăn một số loại thực phẩm giúp phân tán khí gan, ví dụ như trần bì, củ từ… cũng rất có tác dụng.
Biện pháp loại bỏ cơn tức giận đơn giản nhất đó là dùng nước nóng ngâm chân, nhiệt độ nước khoảng từ 40 – 42 độ, thời gian ngâm của mỗi người khác nhau, tốt nhất cho tới khi vai và lưng ra mồ hôi (tốt nhất ở nhiệt độ phòng từ 25 -28 độ), có người cần thời gian khoảng 30 phút, người huyết áp thấp có lúc cần ngâm 2h đồng hồ.
Nếu để tức giận gây ra huyết khối lưu lại trong gan, sẽ cần rất nhiều thời gian để dưỡng bệnh, khi năng lượng khí huyết cao, cơ thể bắt đầu xử lý vấn đề này.
Có một số người khi đã hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc tức giận, thì sẽ không dám tức giận nữa. Ý nghĩa thực sự của sự tức giận là “lấy sự sai sót của người khác để tự trừng phạt bản thân”, đây là một kiểu hành vi ngu ngốc nhất của nhân loại. Đó là bởi tức giận (sinh khí) sẽ gây ra sự tử vong của con người, do đó người ta mới có cách nói tức chết đi được (người chết vì tức giận), đúng là chết một cách “ngu ngốc” nhất.
Phương pháp chẩn đoán của y học hiện nay, rất khó định nghĩa được nguồn bệnh của bệnh nhân là do sinh khí (tức giận) gây ra, có lẽ tương lai một ngày không xa, khi chúng có thể chứng minh thực nghiệm được điều này, mọi người rất có thể sẽ phát hiện ra rằng, tức giận là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tử vong của nhân loại.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: trithucvn.net