Con trai Quốc Tuấn: “Bôm là đàn ông, Bôm can đảm lắm”

0 489

Bôm đã viết lên một câu chuyện cổ tích giữa đời thật, để những người yêu mến Bôm nhận ra rằng: Bằng tình yêu, bằng quyết tâm chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu.

Ngày chào đời của “anh hùng nhí” tên Bôm

Bài viết này viết về một cậu bé 15 tuổi, tên Bôm. Thực ra Bôm không phải là cái tên đầu tiên bố mẹ chọn gọi cậu.

Khi mới chào đời, mọi người gọi cậu là Tôm. Thế nhưng, từ khi bắt đầu bập bẹ tập nói, cậu tự gọi chệch tên mình là Bôm. Và cái tên Bôm ra đời từ đó.

Thế mới thấy ở trong gia đình, Bôm được bố mẹ yêu thương và tôn trọng đến thế nào. Bố mẹ Bôm cũng là những người vô cùng tuyệt vời, nhưng trong khuôn khổ bài viết này sẽ chỉ nhắc đến Bôm mà thôi.

Bôm tên thật là Nguyễn Anh Tuấn. Cái tên được đặt theo tên bố – Nguyễn Quốc Tuấn.

Bôm chào đời trong niềm vui khôn xiết của bố mẹ sau bao ngày chờ ngóng. Thế nhưng, có lẽ một sự nhầm lẫn nào đó trong việc cấu thành mã gen khiến Bôm bị mắc chứng bệnh APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ).

Đây là loại bệnh cực hiếm trên thế giới. Theo thống kê của y văn Mỹ thì chỉ có 1 trên 88.000 trẻ mắc căn bệnh đặc biệt này. Khi mắc bệnh, xương hộp sọ cứng nhanh trong khi não vẫn phát triển, biểu hiện thường gặp là mắt bị lồi, tay bị dính và phần xương mặt bị biến dạng.

Bố Bôm đã kể rằng, lần đầu tiên bế Bôm trên tay, lật chiếc khăn ủ cậu con trai bé bỏng của mình ra, ông đã sụp đổ khi thấy một hình hài không bình thường như bao đứa trẻ sơ sinh khác.

Diễn viên Quốc Tuấn oà khóc khi nghe con trai đánh đàn. Clip chương trình Điều ước thứ 7

Bố bôm đặt tên Anh Tuấn, trùng với tên bố là Quốc Tuấn với hy vọng có thể gánh giúp con phần nào bệnh tình đau đớn.

Và bố cũng chính là vị thủ lĩnh, là người đã cùng Bôm xông ra trận, chiến đấu với những ca đại phẫu thuật vô cùng cam go, khi phần trăm thành công chỉ mỏng manh như sợi tóc.

3 tuổi bị cưa hộp sọ, 15 tuổi trải qua hơn chục ca phẫu thuật nặng nề

Có một cho tiết khá đặc biệt về Bôm được bố Bôm kể lại: Ngay từ khi chào đời đã nắm chặt lấy tay bố. Có thể với những ông bố bà mẹ khác thì đó là một cái nắm bản năng bình thường của trẻ sơ sinh, nhưng với bố Bôm, cái nắm tay là định mệnh.

Nó như một sự động viên, như một sự khích lệ, cũng như một sự cầu cứu. Để sau cái nắm tay đó, ông quyết định sẽ dắt Bôm đi cho tới tận cùng.

Khi bố Bôm đưa tay vào lồng kính để chạm vào con, Bôm túm chặt lấy tay bố. Khoảnh khắc đó, bố Bôm biết rằng mình không thể bỏ cuộc.

Khi Bôm 3 tuổi, cũng là lúc Bôm trải qua ca phẫu thuật đầu tiên trong cuộc đời. Thời điểm đó, hộp sọ không phát triển nữa trong khi bộ não đã lớn hơn rất nhiều. Bôm cùng bố sang Úc để các bác sĩ làm phẫu thuật nới lỏng hộp sọ.

Ca mổ kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Bôm bị sốc thuốc. Các bác sĩ buộc lòng phải quyết định cưa hộp sọ để cứu sống Bôm.

Một trận chiến khủng khiếp có thể khiến bất cứ người bình thường nào cũng phải run sợ và không thể chịu đựng nổi nếu phải đứng trước nó. Thế nhưng thật kỳ diệu, Bôm vượt qua.

Ấy mà ca đại phẫu thuật đó cũng mới chỉ là trận khởi đầu cho những trận đánh lớn hơn, mạnh mẽ hơn, khủng khiếp hơn mà sau này Bôm phải trải qua.

Đến khi 15 tuổi, Bôm đã trải qua 10 lần phẫu thuật với 5 lần quá nặng nề, có những ca thành công, có cả những ca thất bại, chịu không biết bao nhiêu đau đớn.

Có thời điểm, Bôm phải đeo một cái khung sắt rất to trên mặt và phải nới vít mỗi ngày để nâng khuôn mặt lên. Cứ mỗi lần nới vít ra, khóa vít lại là một lần, Bôm phải chịu những cơn đau khủng khiếp.

Ấy vậy mà Bôm không hề sợ hãi. Bôm cũng không khóc vì đau. Có những hôm Bôm sốt li bì, mặt đỏ au, môi đỏ chót vì sốt nhưng cũng không khóc. Bôm chỉ nằm một chỗ, âm thầm chịu đựng.

Bôm bảo: “Bôm là đàn ông, Bôm can đảm lắm. Bôm nói ra bố lại phải giúp, làm phiền bố không hay. Bôm chịu đựng và can đảm”.

Thế nhưng, anh hùng Bôm lại mếu máo vì bị bố quát cái tội không chịu ăn. Người bị sốt mệt, nên Bôm không muốn bỏ cái gì vào miệng. Bố bực mình đập bàn quát mắng, Bôm mếu máo tủi thân.

Với Bôm, không có điều gì, kể cả những cơn đau cũng buồn bằng để bố phải suy nghĩ.

“Piano là loại đàn êm đềm nhất trong tất cả các loại đàn”

Bôm có một tình yêu mãnh liệt với piano. Ngay từ khi mới chỉ 1-2 tuổi, Bôm đã bị cuốn hút và có niềm say mê đặc biệt với những phím đàn.

Bố Bôm kể rằng thời đó, Bôm “phá” khoảng mấy chục cái đàn organ đồ chơi. Chỉ cần nghe bản nhạc nào thấy thích, Bôm sẽ “gõ mổ cò” lại giống ngay lập tức.

Đến năm 3 tuổi, Bôm bắt đầu có thể chơi piano điện, sau đó chuyển sang piano cơ. Âm nhạc vừa là niềm đam mê, vừa giúp Bôm quên đi những đau đớn mà mình đang phải chịu.

Thế rồi khi kết thúc cuộc phẫu thuật cuối cùng để trở thành “người bình thường” như bao người khác, Bôm đã nung nấu quyết tâm thi vào Nhạc viện Âm nhạc Quốc gia để thỏa chí của mình.

Kết quả Bôm đỗ, thậm chí lọt vào top 5 học sinh xuất sắc nhất kì thi tuyển vừa rồi. Đó là một thành quả quá ngọt ngào mà Bôm đã dành tặng cho bố – người đàn ông đã đồng hành cùng mình trải qua những ngày khó khăn và gian khổ nhất.

Trong lễ khai giảng, Bôm vui vẻ, lạc quan và tràn đầy tự tin biểu diễn trên sân khấu như một nghệ sĩ thực thụ.

Bôm nói lời cảm ơn bố: “Anh Tuấn ơi! Anh thấy em mặc bộ này có đẹp không? Em đùa 1 tí thôi. Anh Tuấn đừng căng thẳng quá nhé. Em sẽ chơi nhạc thật phiêu để anh Tuấn thích luôn. Và em sẽ tặng bản nhạc mà anh Tuấn yêu thích. Em rất cảm ơn anh”.

Bôm bảo piano là loại đàn êm đềm nhất trong tất cả các loại đàn, thế nhưng để có thể chơi được những giai điệu du dương đến lay động lòng người đó, “người anh hùng” Bôm đã mạnh mẽ làm nên những thứ phi thường.

Bôm đã viết lên một câu chuyện cổ tích giữa đời thật, để những người yêu mến Bôm nhận ra rằng: bằng tình yêu, bằng quyết tâm chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu, mà Bôm là minh chứng.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ