Đỗ Đức Cường – Người làm ra máy ‘ăn’ tiền ( Máy ATM mà tất cả các Ngân hàng trên Thế giới hiện nay đang dùng)

0

Tôi đẩy cửa, bước vào. Trong góc phòng, một người đàn ông gầy gò, nét mặt cứng cỏi, ngồi bên chiếc bàn nhỏ, trên có ổ bánh mỳ đã nguội ngắt và một chén lớn đậu phộng luộc. “Đây là một vài trong số 58 bằng sáng chế liên quan đến máy ATM và những thiết bị viễn thông của tôi”, ông giới thiệu.

Ông Đỗ Đức Cường. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

Tôi nhìn vào trang giấy đầu tiên, chứng nhận “Đỗ Đức Cường, inventor of Automated Teller Machine” (người sáng chế máy giao dịch tự động ATM) của Cơ quan Bản quyền – Phát minh Mỹ. Ra thế, ông là “cha đẻ” của máy ATM.

Một giấc mơ, một đời người

Năm 1977, đang là kỹ sư trưởng của một công ty đồ hoạ máy tính, để tạo ra hình ảnh trong làm phim, Đỗ Đức Cường được Walter Briston, Tổng giám đốc Citibank lúc đó, mời về làm việc. Citibank vừa hoạch định xong chiến lược mở rộng hoạt động ra các quốc gia, tăng nhanh lượng khách hàng trên cơ sở giảm thiểu chi phí nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ý tưởng của W. Briston là chuyển khách hàng từ kênh chi nhánh qua kênh giao dịch tự động. Muốn thế, phải có những công cụ mới, công cụ ấy thế nào ông Cường là người được giao phó trách nhiệm. Ông cùng đội ngũ kỹ sư bắt đầu mày mò với quyết tâm tạo ra giao dịch viên bằng…máy. Ở Mỹ thời điểm này, máy bán kẹo, thuốc lá tự động đã xuất hiện, nhưng giao dịch ngân hàng thì không thể giống với máy bán kẹo được. Một năm sau, chiếc máy giao dịch tự động đầu tiên ra đời, nó to gấp 4 lần máy ATM bây giờ, nặng nề và “ngốn” của Citibank 1 triệu USD chi phí. To thế, nhưng máy chỉ làm được một việc cơ bản: đọc thẻ, gửi yêu cầu của khách hàng về kho dữ liệu để triển khai giao dịch rút tiền, gửi tiền. Từ chiếc máy đơn giản ấy, ông Cường cải tiến, hoàn thiện, đeo đuổi như một giấc mơ trong suốt 20 năm gắn bó cùng Citibank. “Tôi nhận ra một điều khi làm việc với Citibank: Nếu ngân hàng không nhìn những người dân bình thường như những khách hàng tiềm năng, ngân hàng không phát triển được. Quần chúng hoá các dịch vụ, ngân hàng sẽ thành công”, ông nói.

Tháng 6/2003, theo yêu cầu của Việt Nam trợ giúp kỹ thụât cho Sea Games 22, ông Cường về nước sau hơn 30 năm ở Mỹ. Ông tìm hiểu, làm quen với ngân hàng Việt nam. Đó là bước ngoặt trong đời ông, khi ấy, ở Hà Nội và TP HCM mới chỉ có máy ATM của ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chủ yếu dành cho khách hàng sử dụng thẻ quốc tế. Hiển nhiên dân thường đâu biết nhiều về ATM, vậy mà ông lại là một trong những người sáng chế ra nó. Phải làm sao để cái máy phục vụ mọi người, trở thành cầu nối đưa dịch vụ ngân hàng đến với giới bình dân. Ông Cường khát khao thế, một khát khao lạ lùng ở cái tuổi của ông.

“Chuyên gia vé số”.

Nghỉ hưu ở Citibank, ông có thể sống những năm tháng còn lại của cuộc đời an nhàn cùng gia đình bên Mỹ. Nhưng ông đã về Việt Nam, làm hùng hục. Ông chẳng ham tiền, ham giàu, chỉ nghiện việc. Với căn bệnh tim, đã từng qua phẫu thuật và trái tim hiện đập với 7 chiếc lò xo trợ lực, sức khỏe không còn hào phóng với ông.

Có một lần ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á nói, mục tiêu của Đông Á là làm sao để khách hàng có thể giao dịch ngoài giờ, làm sao để ngân hàng hoạt động 24/24. Bằng đi một thời gian, ông vui mừng báo “tìm ra rồi”. Cái “tìm ra rồi” ấy là giải pháp ATM, và Đông Á đang biến các máy ATM thành điểm giao dịch ngân hàng tự động bằng cách trang bị thêm các dịch vụ cho nó.

Đông Á là ngân hàng đầu tiên mà ông Cường hợp tác. Ban đầu, khi nghe ông nói sẽ cố gắng để các tiểu thương ở chợ cũng có thể gửi tiền bằng ATM, có người đã cười trừ. Họ bảo ông giống người bán vé số hơn chuyên gia ngân hàng, mà lại là chuyên gia kỹ thuật. Ông im lặng, lấy công việc để minh chứng. Nhân viên ngân hàng Đông Á nể và “sợ” ông. Ông giúp đào tạo họ, những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM. Ông có thể đột ngột 3 giờ sáng tới kiểm tra xem trung tâm xử lý dữ liệu của Đông Á có thể chạy đều không. Ông có thể nửa đêm chạy tới bất kỳ máy ATM nào của mạng VNBC để coi nó hoạt động tốt không. Có máy vào 23 giờ trên mạng báo hết tiền, ông kêu nhân viên đi nạp. Nguyên tắc của ông là dịch vụ phải trên hết, khách hàng luôn luôn đúng. Có lẽ vì thế mà các máy ATM của mạng VNBC chưa bao giờ xảy ra sự cố trả tiền thiếu, sai hay mất tiền trong tài khoản của khách hàng.

“Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang”.

Đỗ Đức Cường sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, mảnh đất, như ông tả, bốn tháng nắng, tám tháng mưa, đất cằn không trồng nổi khoai mì. Ông bảo nghèo vẫn có cách đi lên của người nghèo. Với máy ATM cũng thế. Khi hợp tác với SaigonBank, ông giải thích: “Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang”. Và ATM phải mang đến cho khách hàng lợi ích, cho ngân hàng lợi nhuận lâu dài, phải giúp những ngân hàng ít vốn cũng có thể xây dựng hệ thống tương thích với các ngân hàng lớn. Hệ thống VNBC hiện mới chỉ có hai ngân hàng, nhưng đã kết nối với hệ thống China Union Pay của Trung Quốc. Sắp tới sẽ có Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nhà Hà Nội gia nhập VNBC. Trong chuyến trở về Mỹ gần đây, ông Cường đã thuyết phục được Citibank gia nhập hệ thống VNBC.

Để giúp các thành viên VNBC trang bị máy ATM, ông Cường trao bản quyền 8 phát minh của mình không lấy một xu, cho một cựu đô đốc thuỷ sư của Hải quân Trung Quốc để họ chế tạo những chiếc máy ATM cho ngân hàng Việt Nam. Ông ra điều kiện nơi chế tạo không được bán máy qua công ty trung gian nhằm giảm giá thành cho ngân hàng Việt Nam,đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn.Đó là một trong những lý do giải thích vì sao máy của Đông Á, SaigonBank khấu hao nhanh, chỉ 1,5-2 năm là hoà vốn. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu thu lợi.

Phía trước là cạnh tranh

Nếu hỏi ông Cường về thế giới máy ATM,ông sẵn sàng bộc bạch hết những gì ông biết.Từ cấu tạo từng loại máy,đời mới, cũ, bộ phận dếm tiền chân không hay ma sát, sản xuất ở đâu, giá cả thế nào, phù hợp với mạng thanh toán nào… Khi ngân hàng đầu tư theo hệ thống thẻ, một trong những điểm cốt yếu là hệ thống đó phải nối mạng được với các mạng thanh toán quốc tế, để thẻ nội địa cũng có thể xài được ở nước ngoài. “Đó là cách để các ngân hàng Việt Nam chuẩn bị cho cạnh tranh ngay từ bây giờ”,ông Cường nhấn mạnh.Vì như ở Mỹ, ở châu Âu và bây giờ là châu Á, các công ty cung cấp dịch vụ độc lập quốc tế đầu tư rất nhiều cho máy ATM. Họ tạo mạng lưới máy ATM cho khách hàng của ngân hàng sử dụng và họ thu phí. Những máy ATM này đáp ứng chuẩn mực mạng quốc tế, và thẻ của những ngân hàng nào kết nối được với mạng quốc tế, sẽ xài được ở những máy ATM đó. Những máy ATM chỉ cung ứng dịch vụ cho một loại thẻ của một ngân hàng sẽ không có cơ sở cạnh tranh và tồn tại. Hiện nay các ngân hàng trong nước vẫn đang được bảo hộ tuyệt đối ở mạng ATM. Thế nhưng, áp lực chấm dứt bảo hộ đang ngày một mạnh và thời gian bảo hộ đang rút ngắn dần.

Ông Cường có thói quen nhâm nhi ly cà phê ở quán ven đường. Một lần, ông bảo ông vui kinh khủng khi thấy cô bán cà phê, vào cuối ngày, tất tả vuốt thẳng những đồng tiền, rồi chạy lại cái máy ATM để gửi tiền vào đó. Cô phân bua với người khách là ông, rằng cái máy tiện lợi quá, biết “ăn” tiền.Cô làm thế vừa tiết kiệm mỗi ngày một ít, vừa đỡ phải giữ tiền bên mình. Hôm sau, nếu cần tiền, cô ra rút lại.Ông Cường tự hỏi những người dân lao động, buôn thúng bán bưng như cô, liệu có bao giờ vào ngân hàng gửi 30.000-50.000 đồng không nhỉ! Rồi phải ký giấy, mở sổ tiết kiệm, nhiều thủ tục lắm. Nhưng quan trọng hơn là cái không khí ngân hàng, với những ôtô chở tiền, những người thu nhập cao, giới tài chính, thương mại… có khiến cô bán cà phê ngại ngùng? Khi tất cả các cô bán cà phê xài ATM như cô bán cà phê của ông Cường, hẳn bộ mặt ngân hàng Việt Nam sẽ khác.

Thegioibantin.com

(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ