Doanh nhân HÀ HUY THANH tôi ước gì có thể chiết xuất được dược liệu tình thương!

0

Hà Huy Thanh – người con của Hà Tĩnh, là cháu nội cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Anh vốn là một doanh nhân và là tác giả 2 cuốn sách: “Tình thương” và “Việt Nam, quốc gia của tình thương” với khao khát lan tỏa được giá trị nhân bản của Tình thương tới khắp nơi.

Hà Huy Thanh không thể ngồi yên khi mỗi ngày trôi qua, trên Trái đất lại xảy ra biết bao chuyện đau buồn. Anh cho rằng, căn nguyên của mọi chuyện, đó là do KHÔNG – CÓ – TÌNH – THƯƠNG. Không có tình thương, nên con người sẽ dám làm tất cả những điều tệ hại nhất như tự đầu độc nhau bằng hóa chất thông qua thực phẩm bán giá rẻ nhưng nhiễm độc.

Con người sẽ chế tạo vũ khí hóa học hay vũ khí sinh học để hủy diệt hàng loạt, rồi hủy diệt chính mình. Con người sẽ làm ra các công trình không quan tâm đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Lần đầu tiên chúng ta nghe khái niệm Nhà nước khủng bố… tất cả đều do thiếu hiểu biết và năng lực thực hành tình thương.

Khi tra trên Wikipedia, google cũng không có khái niệm về tình thương một cách cụ thể, Hà Huy Thanh liền ngồi viết về tình thương. Cách Hà Huy Thanh viết, giống như một người ngồi đối diện với chính mình, đau đáu với những nỗi đau ngoài kia, và tự quán sát bản thân và cuộc sống, để viết lên những dòng chữ chỉ với mục đích sau khi thực hành tình thương thì ai cũng sẽ tốt đẹp hơn.

Khi phát triển cuốn sách thứ hai với tiêu đề: Việt Nam Quốc gia của tình thương, tác giả cho rằng: Đạo Phật dạy về lý trung dung, sở dĩ nước thì ai cũng cần vì nước chấp nhận mình là lỏng “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, không cần cứng như đá hay nhẹ như mây nhưng luôn là nước để con người có thể hấp thu được để đi vào lòng người, phát huy sức mạnh. Cuối cùng, anh nhấn mạnh: “Niềm tin vào tình thương tin vào sự tồn tại của nó và ý nghĩa cao cả của nó lớn bao nhiêu thì sẽ làm cho chúng ta tồn tại mạnh mẽ và phát triển đến gần Tình thương bấy nhiêu”.

Lần đầu tiên bạn nghe câu nói: Tôi ước gì có thể chiết xuất được dược liệu tình thương! Bạn có thể mỉm cười vì sự tình có vẻ viên vông, nhưng đúng quá. Nếu không có tình thương chân thực, xuất phát từ trái tim, con người sẽ vô cảm, tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với nhau, với tội ác. Với Hà Huy Thanh, Tình thương chính là Phật, Phật chính là tình thương. Anh cho rằng: Hành trình bạn đi tìm Vị Phật trong chính bạn phải bắt đầu từ niềm tin vào Vị Phật đó. Tình thương chính là ngọn nguồn, là động lực, là nguồn lực cho bạn trong cuộc hành trình này. Nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự nỗ lực của bạn trong việc thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn nhanh với tác giả Hà Huy Thanh:

– Phóng viên: Anh có thể chia sẻ cho bạn đọc biết vì sao tình thương lại trở thành chủ đề quan tâm số 1 trong cuộc sống của anh? Và bận thế nhưng nhất định anh đã phải ra 2 cuốn sách về chủ đề này?

– Tác giả Hà Huy Thanh: Cảm ơn chị, không làm doanh nhân thì sao viết sách được? Tôi lại nghĩ vậy, là doanh nhân có nhiều trải nghiệm nhiều hoàn cảnh lúc thăng lúc trầm, nên để giúp doanh nhân hiểu ra những thứ bên ngoài chỉ là phương tiện để mình ra giá trị cốt lõi, giá trị thật để hướng về tâm mình. Như tâm trạng, tâm thế, tâm linh…

Tôi luôn có cảm xúc sống, nên khi viết sách không vì cảm xúc mạnh, mà vì sợ phải nói ra dài dòng, sau lại quên mất, nên điều đó thúc đẩy tôi viết, để chịu trách nhiệm những gì mình viết. Cứ rảnh rỗi là tôi ngồi viết.

– Khi bắt đầu viết, anh có e ngại điều gì không, hay điều gì là khó khăn nhất?

Nếu tôi e ngại, chắc chắn không thể viết được hoặc làm bất cứ điều gì được.

Bởi, e ngại chính là thử thách quan trọng để vượt qua chính mình, vượt qua viết, vì viết có nghĩa là vượt qua e ngại, thành thật với chính mình.

– Khoảng cách khác biệt (về nội dung) giữa cuốn Tình thương và cuốn Việt Nam Quốc gia tình thương là gì thưa anh hay đây chỉ là một sự phát triển rộng hơn?

Tôi vốn không định viết sách trước 60 tuổi, thế mà cuối cùng, năm 35 tuổi ra một cuốn, 36 tuổi ra một cuốn. Đối với tôi thì Tình thương là một khái niệm bao trùm và thấu suốt trong vũ  trụ nên lại càng không có sự phân biệt vi mô hay vĩ mô.

 – Anh có phải là người thích lý thuyết không? Liệu những gì anh viết, anh có lường trước nó sẽ thiên về lý thuyết hay không?

Tôi không phải là người sống hay lý thuyết. Nghề nghiệp không cho phép tôi chỉ sống với lý thuyết. Nhưng vì tôi yêu cuộc sống này, nên cái gì thuộc về nó, tôi đều thích. Tôi còn thương cả sự dối trá hay phản bội. Vì điều đó cho ta thấy thân phận yếu đuối của con người, dù họ là ai.

– Từ bao giờ anh cảm thấy mình và đạo Phật là một nhân duyên?

Từ khi nghe mọi người xung quanh nói thế, trong đó có chị, tôi nghĩ mình là con người, mà Phật thì thương chúng sinh, chẳng lẽ Phật không thương tôi?

– Anh đã áp dụng những triết lý, giáo lý Phật pháp vào cuộc sống của mình, công việc của mình như thế nào? 

Tôi luôn Thấu hiểu – chia sẻ và kiến tạo giải pháp đối với bất cứ hoàn cảnh nào, tình huống nào, khoảnh khắc nào trong cuộc sống.

– Có bao giờ trong cuộc sống, có những điều xảy ra khiến cho anh cảm thấy stress nặng nề và cần một điều gì đó để “dựa” – và liệu đó là gì?

– Có chứ, điều đó là Tâm, tôi tìm về Tâm để an bình.

– Nếu đã là một người kinh doanh, ắt hẳn phải có lúc cân nhắc mọi thứ, nếu để thiệt về mình mà tốt cho người ta, anh có nhận lời không?

– Không, vì kinh doanh hay cuộc sống là hành trình tìm giải pháp cùng thắng, nếu có ai đó phải chịu thiệt thì giải pháp đó chưa phải là tốt nhất, kể cả cho tôi hay đối tác của tôi.

– Còn trong tình cảm vợ chồng, con cái, anh đã từng áp dụng bài học gì của Phật pháp để duy trì hạnh phúc gia đình? 

– Tôi thì phân biệt rõ giữa Phật và Pháp, Phật cõi Phật và đại diện xuống đây là các vị Phật đã giáng thế, hoặc chưa giáng thế, còn Pháp là các phương tiện để Đức Phật đó giáo hoá chúng sinh.

Pháp thì nhiều, kinh sách cũng nhiều, người nhà tôi toàn người giỏi, tôi chỉ việc thể hiện tấm lòng thì họ đã đồng thuận rồi, an vui rồi.

– Quay trở lại cuốn sách Việt Nam, quốc gia tình thương, anh luôn tự hào về đất nước mình, liệu đó một phần có phải là do truyền thống cách mạng của gia đình?

Có thể là thế, nhưng tôi nghĩ là trong sau thẳm ai cũng như tôi thôi, đừng vì những lúc ai đó nói cái này, cái kia mà đánh giá họ. Nên nhìn vào cái tâm.

– Hiện nay khi xã hội có quá nhiều điều đau lòng: Như những vụ dâm ô trẻ em, bạo hành trong học đường, ma túy… làm lung lay những giá trị tốt đẹp và khiến con người nghi ngại về nhau. Anh có ý kiến gì về điều này?

Đó là do thiếu Tình thương, tôi không muốn nói nên tôi mới viết, chúng ta thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải Pháp để tạo ra một cộng đồng Thịnh vượng – đẳng cấp và nhân văn.

– Sống, thực hành, viết, và tự thấy mình có trách nhiệm lan tỏa tình thương, có bao giờ anh nghe mọi người nói mình huyễn hoặc chưa, nếu có, anh sẽ phản ứng thế nào?

– Có chứ, thậm chí là người thân, nhưng vì thế mình mới thấu hiểu cho xã hội, và chia sẻ để kiến tạo giải pháp, cuốn sách chưa đủ mà phải là sự hiện thị trong mỗi kiếp người.

–  Tâm nguyện của anh trong đời sống thực tại? Hẳn lại là tình thương?

Tình thương là pháp phương tiện mà tôi tin nó phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay, vì mọi thứ là thay đổi (vô thường). Còn tâm nguyện là một xã hội “Thịnh vượng – đẳng cấp và nhân văn.

–  Xin chân thành cảm ơn anh.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: phatgiao.org.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ