Sau 1 năm bỏ việc và chịu cảnh thất nghiệp, tôi đã thấu hiểu: Nhất định phải dành thời gian để làm 1 việc trước khi dấn thân vào thử thách tiếp theo

0

Năm ngoái, tôi đã có một quyết định mạo hiểm nhất trong đời: bỏ công việc ổn định tại một tập đoàn ở London (Anh).

Tôi không chỉ muốn tìm một công việc khác. Đây là bước khởi đầu của một trong những quan trọng nhất mà tôi đã từng thực hiện: tái cấu trúc cuộc đời mình.

Điều này đòi hỏi tôi phải từ bỏ lối sống tẻ nhạt của mình, thay áo mới cho sự nghiệp và tìm hiểu xem mình thực sự là ai, mình thực sự muốn gì, mục đích sống là gì. Dù nghe có vẻ cao siêu, nhưng thực sự là tôi đang theo đuổi một hành trình khám phá bản thân và sống một cuộc đời của riêng mình

Tôi đã chính thức thất nghiệp một cách tự nguyện trong vòng 1 năm. Tôi tự tin để nói rằng đây là 12 tháng tự do, mở lòng, thú vị và gợi nhiều cảm hứng nhất mà tôi đã trải qua. Tôi cũng rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân mình.

 

  1. Đừng vội làm CV mới. Hãy vẽ sơ đồ tư duy, liệt kê toàn bộ kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Bạn đang thấy điều gì? Bạn còn gì thiếu sót cần bổ sung?
  2. Nếu kỹ năng còn nhiều thiếu sót, chưa đủ để đạt được công việc trong mơ, bạn có thể làm gì để bổ sung? Hãy nghĩ tới việc tham gia các khóa học, làm freelance, tình nguyện, làm part-time, mở rộng mạng lưới quan hệ.
  3. Đây là lúc để bạn cải thiện kỹ năng, trở thành một con người mới. Bạn muốn cải thiện kỹ năng dùng Excel? Hãy tự học. Bạn muốn bản thân bớt rụt rè hơn? Hãy tham gia các không gian làm việc chung và rèn giũa lại các thói quen giao tiếp xã hội của mình.
  4. Nếu không biết mình muốn làm gì với cuộc đời này, hãy thực hiện thứ đầu tiên mà bạn thấy hứng thú và theo đuổi nó. Bạn sẽ luôn rút ra được bài học nào đó và tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình.
  5. Khi theo đuổi một điều gì đó, hãy thực hiện một cách nghiêm túc và lâu dài. Nếu muốn viết lách, hãy viết mỗi ngày. Nếu muốn làm YouTube, hãy sản xuất video mỗi tuần. Nếu không biết nó thành công việc, bạn sẽ không bao giờ biết được mình có muốn làm công việc đó hay không.
  6. Tìm hiểu xem mình muốn sống một cuộc đời như thế này. Công việc nào cũng đi kèm với một lối sống, và đôi khi, chính lối sống mới là thứ chúng ta ghét, chứ không phải công việc. Hãy để ý xem mình thích và không thích điều gì.
  7. Trong thời gian làm việc tại nhà, hãy tạo cho mình những thói quen cố định để đảm bảo năng suất (VD: đề xuất thời gian bắt đầu và kết thúc) và loại bỏ những thói quen xấu khiến bạn lười biếng (VD: mặc đồ ngủ khi làm việc).
  8. Tìm cách nghỉ ngơi và dành thời gian cho bản thân mỗi ngày. Bạn có thể đi dạo, tập yoga, tập thiền, chạy bộ. Đây không phải là những việc gây lãng phí thời gian, mà là cách để bạn có không gian cho các ý tưởng mới.

  9. Hãy rời khỏi nhà mỗi ngày, dù chỉ 10 phút. Mỗi khi bận rộn tới mức không có thời gian ra ngoài thở, tôi lại cảm thấy mệt mỏi và uể oải vào buổi tối. Cảm giác này thậm chí có thể kéo dài hơn 1 ngày. Vì thế, hãy đi đâu đó để thay đổi không gian.
  10. Đừng vội làm CV mới. Hãy vẽ sơ đồ tư duy, liệt kê toàn bộ kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Bạn đang thấy điều gì? Bạn còn gì thiếu sót cần bổ sung?
  11. Nếu kỹ năng còn nhiều thiếu sót, chưa đủ để đạt được công việc trong mơ, bạn có thể làm gì để bổ sung? Hãy nghĩ tới việc tham gia các khóa học, làm freelance, tình nguyện, làm part-time, mở rộng mạng lưới quan hệ.
  12. Đây là lúc để bạn cải thiện kỹ năng, trở thành một con người mới. Bạn muốn cải thiện kỹ năng dùng Excel? Hãy tự học. Bạn muốn bản thân bớt rụt rè hơn? Hãy tham gia các không gian làm việc chung và rèn giũa lại các thói quen giao tiếp xã hội của mình.
  13. Nếu không biết mình muốn làm gì với cuộc đời này, hãy thực hiện thứ đầu tiên mà bạn thấy hứng thú và theo đuổi nó. Bạn sẽ luôn rút ra được bài học nào đó và tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình.
  14. Khi theo đuổi một điều gì đó, hãy thực hiện một cách nghiêm túc và lâu dài. Nếu muốn viết lách, hãy viết mỗi ngày. Nếu muốn làm YouTube, hãy sản xuất video mỗi tuần. Nếu không biết nó thành công việc, bạn sẽ không bao giờ biết được mình có muốn làm công việc đó hay không.
  15. Tìm hiểu xem mình muốn sống một cuộc đời như thế này. Công việc nào cũng đi kèm với một lối sống, và đôi khi, chính lối sống mới là thứ chúng ta ghét, chứ không phải công việc. Hãy để ý xem mình thích và không thích điều gì.
  16. Trong thời gian làm việc tại nhà, hãy tạo cho mình những thói quen cố định để đảm bảo năng suất (VD: đề xuất thời gian bắt đầu và kết thúc) và loại bỏ những thói quen xấu khiến bạn lười biếng (VD: mặc đồ ngủ khi làm việc).
  17. Tìm cách nghỉ ngơi và dành thời gian cho bản thân mỗi ngày. Bạn có thể đi dạo, tập yoga, tập thiền, chạy bộ. Đây không phải là những việc gây lãng phí thời gian, mà là cách để bạn có không gian cho các ý tưởng mới.
  18. Hãy rời khỏi nhà mỗi ngày, dù chỉ 10 phút. Mỗi khi bận rộn tới mức không có thời gian ra ngoài thở, tôi lại cảm thấy mệt mỏi và uể oải vào buổi tối. Cảm giác này thậm chí có thể kéo dài hơn 1 ngày. Vì thế, hãy đi đâu đó để thay đổi không gian.
  19. Làm việc nhiều hơn không có nghĩa là bạn sẽ làm được nhiều hơn. Sẽ ra sao nếu bạn cho mình 1 tiếng để làm những việc mà bạn thường mất 2 tiếng để hoàn thành?
  20. Bạn cần phải được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là có ý thức nhắc nhở bản thân tạm dừng công việc để giải trí trong 30 phút, chứ không phải giải trí trong 30 phút vì bạn cảm thấy bị xao nhãng khỏi công việc.
  21. Hãy thử mở rộng mạng lưới quan hệ – gặp gỡ những người mới, học hỏi từ họ, chỉ dạy cho họ và hợp tác với họ.
  22. Mở rộng mạng lưới quan hệ không chỉ là ép bản thân phải nói chuyện với người lạ ở các sự kiện nhàm chán. Tôi từng mời một giáo viên mà mình ấn tượng đi uống cà phê và thuyết phục bà ấy làm việc với mình.
  23. “Cho đi và bạn sẽ nhận lại”. Đừng ngại chia sẻ kỹ năng và hiểu biết của mình với những người khác. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận lại một thứ mình không ngờ tới, chẳng hạn như một lời đề nghị làm việc.
  24. Chơi với những người sẽ động viên bạn khi bạn nghi ngờ chính bản thân mình.
  25. Đừng nghe lời khuyên từ những người chuyên reo rắc nỗi sợ hãi cho bạn. Bạn cần nhớ rằng, đó là nỗi sợ của họ, không phải của bạn. Vì thế, hãy cứ mặc kệ chúng.
  26. Số tiền mà bạn đang dùng để mua thời gian ngẫm nghĩ, khám phá những lựa chọn mới và hoàn thiện kỹ năng của mình – bạn sẽ kiếm lại được trong tương lai. Có thể bạn sẽ phải hy sinh số tiền bạn dành dụm để mua nhà, nhưng đó là điều xứng đáng. Số tiền ấy có thể sẽ đem lại cho bạn một lối sống và công việc mới mà bạn yêu thích, giúp bạn đạt được mức lương đủ để mua 5 ngôi nhà trong vòng 3 năm.
  27. Nếu bạn không còn đồng nào, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Có rất nhiều các khoản trợ cấp và phúc lợi dành cho những người thực sự cần. Đừng ngại giơ tay ra xin giúp đỡ, vì đó là cách để bạn đạt được điều mình muốn. Sự trợ giúp lúc này chỉ là tạm thời; hãy cứ coi đó là bàn đạp đưa bạn lên nấc thang mới của cuộc đời.
  28. Một công việc tạm thời sẽ giúp bạn xoay sở với đống hóa đơn sinh hoạt, cũng như cho bạn không gian để chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, đừng để công việc này cuốn bạn đi và chôn chân với nó mãi mãi.
  29. Tránh xa mọi thứ có thể hủy hoại sức khỏe của bạn (dù là về thể chất hay tinh thần).
  30. Đừng quá lo lắng về khoảng trống trên CV của mình. Nếu tận dụng thời gian nghỉ ngơi này đúng cách, khoảng trống kia thậm chí sẽ còn chẳng tồn tại. Hãy đề cập những thành tựu bạn đạt trong lúc thất nghiệp: hoàn thành các khóa học, tham gia các nhóm hùng biện,…
  31. Hãy tận hưởng cuộc sống và cảm thấy vui vẻ. Bạn đang sở hữu một món quà xa xỉ – thời gian, vì thế đừng ngại sử dụng nó để làm mình vui. Đời này bạn chỉ có một lần duy nhất để sống mà thôi.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Trí Thức Trẻ

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ