Vì sao tôi khuyên bạn sau 30 tuổi, đừng làm mấy công việc cần phải thức khuya: Khi nằm trên giường bệnh, điều bạn khao khát không phải chức vị giám độc hay lương trăm triệu/tháng..
Bước vào ngưỡng 30 rồi, điều quan trọng nhất chính là sức khỏe, thời gian rảnh hãy đầu tư nhiều cho sức khỏe của mình hơn, chỉ cần bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một cái nhìn lành mạnh về cuộc sống thì thế giới sẽ không bao giờ bỏ bạn chết đói.
Bạn bè xung quanh tôi có người là lập trình viên, có người là tài xế taxi, cũng có người là phát thanh viên, họ phần lớn đều đã bước sang tuổi 30, lương tháng đủ loại nấc, nhưng họ đều có một điểm chung đó là, ngành nghề mà họ làm rất nhiều khi phải thức khuya làm việc, hoặc thậm chí là thức trắng cả đêm, mỗi lần, chỉ cần tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát là một loạt bệnh lớn bệnh nhỏ.
30 tuổi, cũng chẳng gọi là trung niên hay già yếu, nhưng bệnh án lại nào là tuyến giáp, gan nhiễm mỡ, thoái hóa đốt sống cổ, nào là thoát vị đĩa đệm thắt lưng, tăng huyết áp, tiểu đường …
Nghiêm trọng hơn thì thôi không nói, nhưng nhiều khi tôi nghĩ, những người thường xuyên thức khuya để làm việc, thậm chí lựa chọn cả những công việc phải thức đêm hàng ngày, dùng mạng đổi lấy tiền, có đáng không?
Thường xuyên tăng ca thức khuya làm việc, không làm lãnh đạo cảm động, tỷ lệ thăng chức thăng lương cũng khó nói
Nếu bạn không có năng lực cạnh tranh, kĩ năng chuyện môn hay nghiệp vụ xuất sắc, chỉ mong dựa vào thức đêm tăng ca, mong dựa vào sự chăm chỉ hơn người của mình, ông chủ nhất định sẽ không cảm động, chứ đừng nói tới thăng chức tăng lương.
Có lẽ là sau giai đoạn dịch bệnh này, có nhiều người sẽ còn chăm chỉ tăng ca hơn cả trước, hoặc là nói có người sẽ cảm thấy công việc không dễ tìm, lại thấy mức lương hấp dẫn nên sẵn sàng đi làm những công việc cần phải thức đêm nhiều, họ có thể sẽ nghĩ rằng, chỉ cần mình chăm chỉ, chịu khó, rồi thường xuyên tăng ca, thức đêm, như vậy sẽ nổi bật hơn người khác, lãnh đạo thấy được biết đâu sẽ tăng lương cho mình.
Thực ra, đây là một nhận thức vô cùng sai lầm. Đầu tiên, đứng từ góc độ công việc, thức khuya đêm làm việc không đem lại giá trị quá lớn, càng không thể có phúc lợi. Chẳng hạn như công việc tài xế, thời gian của tài xế là không thể lặp lại, dù bạn có lái xe giỏi tới đâu, dù có thuộc đường tới đâu, thì trong cùng một khoảng thời gian, bạn cũng chỉ có thể nhận một đơn, chở một người.
Thường xuyên phải thức khuya không nói, thu nhập của bạn cũng không vì kinh nghiệm, kĩ thuật, phục vụ, hay sự chịu khó mà được phúc lợi lớn.
Mỗi ngày thức trắng đêm làm việc, thực ra nó chỉ đem lại cho bạn ảo tưởng rằng chỉ cần chăm chỉ, sẽ được hồi đáp. Có thể bạn trông vô cùng nỗ lực, nhưng trên thực tế, bạn là đang sống một cuộc sống kiểu vô tri, kiểu nỗ lực an ủi, cố gắng cho qua ngày.
Vì vậy, nếu bạn không có năng lực cạnh tranh về mặt chuyên môn hay kĩ thuật, chỉ muốn dựa vào việc thức khuya làm việc chăm chỉ để khiến lãnh đạo cảm động, rồi hiện thực hóa giá trị bản thân là điều rất khó, lãnh đạo sẽ không trả tiền cho cái “thức khuya tăng ca” này của bạn, bởi lẽ dù bạn rất chăm chỉ nhưng lại không cho ra được giá trị gì quá lớn, không giúp công ty kiếm được thêm nhiều tiền, còn bạn, vừa mất thời gian rảnh, lại vừa tổn hại tới sức khỏe.
Nửa đời sau, thứ liều là bình an vô sự, rất nhiều “biến cố bất ngờ”, thực ra đều đã được “tích lũy từ lâu”
Rất nhiều người, đừng nói lương tháng mấy chục triệu, dù đằng sau có cho thêm một số 0 nữa thì tôi cũng không khuyến khích mọi người làm công việc phải thức khuya hay thức đêm quá thường xuyên, khấu hao đi sức khỏe, bỏ qua những tín hiệu cấp cứu của cơ thể, cái giá cuối cùng phải trả quả thực rất lớn.
Liu Xing, chủ tịch của Didi Chuxing, nền tảng vận tải di động lớn nhất của Trung Quốc thường xuyên tan làm vào lúc 5h sáng, đến 9h sáng lại vội vã quay lại làm việc, mỗi ngày chỉ ngủ 2,3 tiếng. Sau khi gia nhập Didi, nhân viên đợi cô ấy dỗ con ngủ xong, 23h lại xuống lầu để họp hành.
Bởi lẽ cô tin lời của ba mình: “Muốn hơn người, phải trả giá”. Đồng nghiệp ai cũng thán phục người phụ nữ mạnh mẽ và tài giỏi, nhưng ở tuổi 37, cô được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.
Kaifu Lee, trong những ngày còn là giám đốc điều hành ở Apple, SGI, Microsoft, Google và các công ty khác, để thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo, anh thường xuyên ngủ rất ít. Kết quả của việc này là trước sinh nhật lần thứ 52, anh nhận được tin mình bị ung thư.
Vắt kiệt sức khỏe, phớt lờ những lời cảnh báo của cơ thể, cuối cùng khiến anh phải trả một cái giá quá đắt, nhiều loại bệnh thậm chí còn đến sớm hơn anh tưởng tượng. Sau khi ca mổ thành công, Kaifu Lee rất chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe, cứ hai ngày lại đi leo núi, ngủ đủ 7 tiếng rưỡi mỗi ngày, đồng thời luôn chú ý cân bằng chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
Qua 30 tuổi, tôi khuyên bạn nên đặt sức khỏe lên hàng đầu
Có rất nhiều người, còn chưa kịp đàng hoàng chơi một ngày vui vẻ với gia đình, chưa kịp hưởng thụ tiền mình làm ra thì “bất ngờ” đã ập tới, tờ giấy báo bệnh, nhiều khi, nó giống như là những giây đếm ngược cuộc đời.
Bước vào ngưỡng 30 rồi, điều quan trọng nhất chính là sức khỏe, thời gian rảnh hãy đầu tư nhiều cho sức khỏe của mình hơn, chỉ cần bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một cái nhìn lành mạnh về cuộc sống thì thế giới sẽ không bao giờ bỏ bạn chết đói.
Những thứ còn lại, cứ thuận theo tự nhiên là được. Khi nằm trên giường bệnh, điều bạn khao khát không phải là chức vị giám đốc, hay lương hàng trăm triệu một tháng, mà chỉ đơn thuần được khỏe mạnh tung tăng dạo phố…
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Nguồn: Cafebiz
Những thứ còn lại, cứ thuận theo tự nhiên là được