Cách thiết bị thông minh thay đổi cơ cấu doanh nghiệp (Phần 1)

0 717

 

Hiện nay, các mặt hàng trên thị trường đã và đang phát triển trở thành các thiết bị thông minh, có kết nối với mạng Internet. Chúng “lấn sân” sang các hệ thống đa dạng hơn, tái cơ cấu nhiều doanh nghiệp một cách triệt để, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau.

Bộ điều nhiệt thông minh dần kiểm soát ngày càng nhiều các vật dụng trong nhà, chuyển dữ liệu tiêu thụ đến nhà sản xuất. Các thiết bị thông minh này sẽ tự động phối hợp và tối ưu hóa công việc. Các loại xe hơi phát trực tiếp dữ liệu hoạt động, địa điểm, môi trường của chúng đến nhà sản xuất để nhận lại bản nâng cấp phần mềm, giúp tăng hiệu suất hoặc tìm ra vấn đề tiềm ẩn trước khi nó xảy ra. Như vậy thì sản phẩm vẫn có thể tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đi vào phục vụ, và mối quan hệ giữa công ty với sản phẩm, cũng là với khách hàng của họ, vẫn sẽ được duy trì.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những tác động từ nội bộ: Cách bản chất của vật dụng thông minh đã giúp thay đổi hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Những nhiệm vụ chính bao gồm: Phát triển sản phẩm, Công nghệ thông tin, Chế tạo, Vận chuyển, Tiếp thị, Bán hàng và Sau bán hàng. Những nhiệm vụ này đang được tái định nghĩa và độ phối hợp giữa chúng đang được tăng cường. Các chức năng mới đang dần xuất hiện, bao gồm khả năng quản lý lượng dữ liệu khổng lồ. Đặc biệt với các nhà sản xuất kiểu mẫu, chúng có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Việc tiến hành các việc trên có lẽ là sự thay đổi đáng kể nhất trong hơn cả thế kỷ vừa qua, kể từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần 2.

Các tính năng của sản phẩm mới

Để có thể hiểu được toàn vẹn cách các thiết bị thông minh thay đổi cơ cấu doanh nghiệp như thế nào, ta đầu tiên cần hiểu về các thành phần, công nghệ, và tính năng cố hữu của chúng. Đây là điều mà ở bài viết trước đã giải thích. Có thể tóm tắt bài báo lần trước như sau:

Tất cả sản phẩm thông minh, từ vật dụng trong nhà cho đến trang thiết bị công nghiệp, đều có chung 3 yếu tố chính: Các yếu tố vật lý (như là bộ phận máy móc, điện tử); các yếu tố thông minh ( thiết bị cảm biến, bộ vi xử lý, kho dữ liệu, bộ điều khiển, phần mềm, hệ điều hành, giao diện); Các yếu tố kết nối (cổng, ăng-ten, giao thức, hệ thống mạng Internet giúp kết nối sản phẩm với đám mây, vận hành từ xa và bao gồm hệ điều hành bên ngoài của sản phẩm).

Thiết bị thông minh yêu cầu một cơ sở hạ tầng với công nghệ mới hỗ trợ. “Chồng công nghệ” (technology stack) này cung cấp một cổng giúp trao đổi dữ liệu giữa sản phẩm và người dùng, đồng thời tích hợp dữ liệu từ hệ thống doanh nghiệp, các nguồn bên ngoài, và các sản phẩm liên quan khác. Chồng công nghệ cũng hoạt động như là platform cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu, vận hành ứng dụng, cung cấp các biện pháp bảo vệ cho sản phẩm và dòng chảy dữ liệu.

Chồng công nghệ (Technology Stack)

“Chồng công nghệ” này kích hoạt vô số khả năng tuyệt vời của sản phẩm. Khả năng đầu tiên, sản phẩm có thể tự giám sát, báo cáo dựa trên điều kiện và môi trường, từ đó giúp đưa ra những nhìn nhận về hoạt động và công dụng của máy mà trước đó ta chưa nhận thấy. Thứ hai, người dùng có thể kiểm soát quy trình hoạt động phức tạp của sản phẩm thông qua vô số thiết bị truy cập từ xa. Từ đó cho người dùng một khả năng chỉnh sửa hoạt động, hiệu suất và cấu hình sản phẩm, và vận hành nó trong môi trường nguy hại hoặc khó tiếp cận.

Thứ ba là sự kết hợp giữa giám sát dữ liệu và khả năng điều khiển từ xa giúp tăng khả năng tối ưu hóa. Các thuật toán có thể cải thiện đáng kể hiệu suất, sự tiêu dùng, thời gian hoạt động và cách hoạt động của sản phẩm khi phối hợp cùng với những sản phẩm liên quan trong các hệ thống quy mô lớn hơn, như là căn hộ thông minh và nông trại thông minh. Điều cuối cùng, sự kết hợp giữa giám sát dữ liệu, điều khiển từ xa và những thuật toán tối ưu hóa giúp phát triển chức năng tự động hóa. Sản phẩm có thể học hỏi, thích nghi với môi trường cũng nhưvới các sự ưu tiên, dịch vụ, hoạt động của người dùng.

Tái cơ cấu công ty sản xuất

Để chế tạo ra sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ tiến hành một loạt hoạt động, thường diễn ra trong một nhóm các đơn vị chức năng tiêu chuẩn: nghiên cứu và phát triển (hoặc kỹ thuật), công nghệ thông tin, sản xuất, vận chuyển, marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, nguồn nhân lực, mua bán, tài chính. Những tính năng mới của vật dụng thông minh thay đổi mọi hoạt động trong chuỗi giá trị. Và thứ cốt lõi đang tái cơ cấu chuỗi giá trị là dữ liệu.

Chuỗi giá trị của Michael Porter

Nguồn dữ liệu mới.

Trước khi sản phẩm trở thành thiết bị có trí tuệ, dữ liệu được tạo ra chủ yếu dành cho hoạt động nội bộ và giao dịch trong chuỗi giá trị: xử lý đơn hàng, tương tác với nhà cung cấp, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và nhiều thứ khác. Doanh nghiệp đã bổ sung dữ liệu đó với lượng thông tin thu thập được từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu, và các nguồn tin khác từ bên ngoài. Qua việc liên kết các thông tin với nhau, doanh nghiệp có thể biết được vài điều về khách hàng, cũng như nhu cầu và giá cả mong muốn – nhưng lại không biết gì về hoạt động của sản phẩm. Việc xác định và phân tích dữ liệu thường được phân quyền trong đơn vị chức năng, và tính độc đáo. Mặc dù các hoạt động này liên kết dữ liệu với nhau (ví dụ: Dữ liệu bán hàng có thể được dùng để quản lý dịch vụ), chúng chia sẻ theo từng đợt trên một cơ sở dữ liệu bị giới hạn.

Giờ đây, lần đầu tiên, những nguồn dữ liệu truyền thống này được bổ sung bởi một nguồn khác, từ chính sản phẩm. Thiết bị thông minh có thể tạo ra chỉ số trong thời gian thực, khiến bản thân chúng có những thay đổi và khối lượng công việc chưa từng có. Dữ liệu giờ đây đã có chỗ đứng ngang bằng với con người, công nghệ, và tiền vốn với tư cách là một nguồn tài sản cốt lõi của các tập đoàn, và nó có lẽ đang trở thành nguồn tài sản quyết định số phận của doanh nghiệp.

Dữ liệu sản phẩm này cực kỳ giá trị, và giá trị này sẽ tăng gấp nhiều lần nữa nếu nó được tích hợp cùng với các dữ liệu khác, như là lịch sử dịch vụ, địa điểm kiểm kê, giá cả hàng hóa, vận chuyển. Ơ nông trại, dữ liệu từ máy cảm biến độ ẩm cộng với dự báo thời tiết có thể tối ưu hóa hệ thống tưới tiêu, giúp giảm lượng nước tiêu thụ. Ở các tiệm sửa chữa phương tiện, thông tin về các nhu cầu dịch vụ, và vị trí của mỗi phương tiện, giúp bộ phận dịch vụ sắp xếp lịch bảo dưỡng và tăng hiệu quả sửa chữa. Thông tin về tình trạng bảo hành sẽ trở nên hữu ích hơn khi kết hợp với thông tin về số lần sử dụng và hiệu suất của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể biết rằng khách hàng nào có mức độ tiêu thụ cao dẫn đến hỏng hóc, sẽ cần đến dịch vụ bảo hành, từ đó ưu tiên giới thiệu cho tệp khách hàng này các gói bảo hành hợp lý, tránh sửa chữa với mức giá cao sau này.

Phân tích dữ liệu.

Nhờ khả năng mở khóa toàn bộ giá trị của dữ liệu trở thành chìa khóa then chốt đem lại lợi thế cạnh tranh, việc quản lý, điều hành, phân tích, và tính bảo mật của dữ liệu đang phát triển trở thành một chức năng kinh doanh mới chủ đạo.

Trong khi các chỉ số của máy cảm biến có giá trị cao, các công ty thường khai thác nhiều thông tin quan trọng bằng cách xác định các đặc tính trong hàng ngàn số liệu từ các sản phẩm trước đó. Ví dụ, thông tin từ các máy cảm biến riêng biệt từng bộ phận, như nhiệt độ của động cơ xe hơi, vị trí bộ điều tiết, và lượng tiêu thụ nhiên liệu, có thể cho ta biết hiệu suất làm việc của xe có tương đồng với các thông số kỹ thuật của động cơ hay không. Việc liên kết các chỉ số với nơi xuất hiện vấn đề có thể hữu dụng, ngay cả nguồn gốc của vấn đề rất khó để tìm ra, thì những đặc tính đó cũng có thế được giải quyết. Dữ liệu đến từ máy cảm biến có thể đo lường nhiệt độ và độ rung, ví dụ, nó có thể dự đoán các ngày hoặc các tuần sắp đến sẽ xảy ra lỗi gì. Nắm bắt được các thông tin đó là một mảng của phân tích Dữ liệu Lớn, việc có thể phải cần đến kỹ thuật liên quan đến toán học, khoa học máy tính, và phân tích kinh doanh.

Phân tích Dữ liệu Lớn (Big Data) cần một bộ phận kỹ thuật hiện đại để hiểu được những đặc tính đó. Thách thức ở chỗ dữ liệu từ thiết bị thông minh và các dữ liệu nội, ngoại bộ có liên quan thường không có cấu trúc nhất định hoặc phi cấu trúc. Chúng có vô số định dạng, như chỉ số từ máy cảm biến, vị trí, nhiệt độ, kể cả doanh số và lịch sử bảo hiểm. Các cách tiếp cận thông thường đến tổng hợp và phân tích dữ liệu, như bảng tính và bảng cơ sở dữ liệu, đều không phù hợp để quản lý một số lượng lớn định dạng dữ liệu. Giải pháp cho vấn đề này vừa được đề ra là “Kho lưu trữ dữ liệu thô” (Data Lake), nó là một kho lưu trữ các lưu lượng thông tin ở dạng nguyên bản. Từ đó, Bộ thiết bị phân tích dữ liệu sẽ phân tích nguồn dữ liệu. Những dụng cụ đó được chia thành 4 loại: mô tả, phát hiện, dự đoán, và chỉ thị.

Để hiểu hơn về cách lượng dữ liệu dồi dào tạo nên thiết bị thông minh, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai một công cụ gọi là “Bản sao số” (Digital Twin). Bắt nguồn từ Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA)), một bản sao số là một bản sao thực tế ảo 3 chiều của một sản phẩm. Khi lưu lượng dữ liệu truyền vào, bản sao đã phát triển để phản ánh cách sản phẩm được thay đổi và sử dụng, cũng như điều kiện môi trường mà sản phẩm tiếp xúc. Như bản sao của sản phẩm, bản sao số cho phép công ty hình dung được tình trạng và điều kiện của sản phẩm dù cách hàng ngàn dặm. Bản sao số còn có thể cung cấp thông tin mới về việc thiết kế, chế tạo, hoạt động và đưa vào phục vụ của sản phẩm một cách tốt hơn.

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết hbr.org
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ