Giải pháp đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

0

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch VEA cho biết: Nghị quyết của Bộ Chính trị nêu rõ phát triển năng lượng vừa là động lực vừa là cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội tới năm 2030, tầm nhìn 2045, đưa ra mục tiêu tiến kiệm năng lượng 7% năm 2030 và khoảng 14% năm 2045.

Phát triển năng lượng từ các nguồn như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo tốn kém rất nhiều công của và đầu tư rất nhiều năm mới đạt được thành quả như bây giờ, nếu không tiết kiệm năng lượng dẫn tới lãng phí, hao mòn làm tổn hại đến nền kinh tế, tạo áp lực vào việc đầu tư phát triển năng lượng.

Nhấn mạnh tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực điện, theo Chủ tịch VEA: Điện năng là một nhu cầu tất yếu, quan trọng không thể thiếu được trong phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân, do đó độ ảnh hưởng của điện rất sâu rộng và có giá trị đặc biệt.

Cụ thể, tiết kiệm từ khâu nguồn như: Nhiên liệu, các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí, tổn thất điện năng đối với truyền tải, phân phối, điện tự dùng…

Ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch VEA.

Trong những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề ra nhiều chương trình hành động và các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng, đẩy mạnh truyền thông trong những năm trước mắt và tới năm 2030, quán triệt trong ngành điện tới địa phương và tới người dân sử dụng điện; tiết kiệm nguồn nước trong các nhà máy thủy điện; phát động lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà và nhiều chương trình khác để tiết kiệm năng lượng.

Đối với ngành dầu khí, ngành than, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến, vận tải, tồn trữ và xuất bán ra thị trường, các tập đoàn năng lượng đã ban hành nhiều chương trình hành động và các chỉ tiêu để thực hiện trong từng năm và tới năm 2035.

“Hàng năm cả nước đầu tư vào ngành năng lượng cả về nguồn, lưới điện, than, dầu khí hàng chục tỷ USD, việc tiết kiệm trong lĩnh vực này chỉ cần mỗi năm tiết kiệm 3 đến 5%/năm thì làm lợi được hàng chục nghìn tỷ đồng” – Chủ tịch VEA khẳng định.

Tiếp đó, các tham luận, thảo luận của các cơ quan, doanh nghiệp, chuyên gia tập trung vào những tồn tại, thách thức, cũng như cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư phát triển các chuyên ngành năng lượng, tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Theo đánh giá, trong những năm gần đây, ngành năng lượng Việt Nam đã đảm bảo cung cấp đủ điện và nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước ngày càng tăng cao.

Năm 2019, công suất điện của EVN đạt 55.900 MW, sản lượng 240 tỷ kWh. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng dự kiến công suất đạt 59.100 MW, sản lượng điện dự kiến đạt 244 tỷ kWh.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sản lượng các năm bình quân đạt 22 triệu tấn dầu quy đổi, khí đạt 9 đến 10 tỷ m3, đủ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện khí. Bên cạnh đó, mỗi năm, PVN cung cấp 16% lượng điện cho hệ thống điện quốc gia.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sản lượng than trong các năm vừa qua trên dưới 40 triệu tấn/năm. Ngành than hàng năm đóng góp 15% sản lượng điện quốc gia.

Kế hoạch tới năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, EVN, PVN, TKV đều phấn đấu ở mức tăng trưởng cao, gắn tăng trưởng với tiết kiệm năng lượng để đề ra mục tiêu cụ thể thực hiện hàng năm, ít nhất mức tiết kiệm đạt mức Bộ Chính trị đề ra, đến năm 2030 đạt 7%, năm 2045 đạt 14% (riêng EVN hiện tại đã đạt đến 20%/năm).

Tuy nhiên, ngành năng lượng Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, chưa được giải quyết như:

Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư: Do ngành năng lượng có đặc điểm cần vốn đầu tư cao, chậm thu hồi, trong khi nhu cầu năng lượng/ điện còn tiếp tục tăng, đây là thách thức lớn nhất.

Thứ hai: Định hướng chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường nhằm thu hút nguồn lực xã hội đã rõ ràng, nhưng các quy định để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả còn chậm ban hành; nhiều quy định, thủ tục còn gây ra vướng mắc, kéo dài việc triển khai các dự án.

Thứ ba: Công tác điều hành của các bộ, ngành còn chưa hài hòa, chồng chéo, các vướng mắc về thủ tục thường bị đẩy lên Chính phủ.

Thứ tư: Một số doanh nghiệp ngành năng lượng, kể cả trong và ngoài nước, cũng lợi dụng chính sách, đầu tư kiểu cầm chừng, gây ra các hậu quả về chậm trễ các công trình năng lượng quan trọng. Việc quy kết trách nhiệm và chế tài xử phạt chưa thích đáng,…

Phát biểu kết luận hội thảo, để giải quyết sự chậm trễ các dự án năng lượng và tiết kiệm năng lượng tới năm 2030, tầm nhìn 2050, theo Chủ tịch VEA cần tập trung vào các giải pháp:

Thứ nhất: Vốn – giải pháp hàng đầu:

Từ nay tới năm 2030, các dự án đầu tư vào ngành điện mỗi năm cần khoảng 13 tỷ USD, ngành dầu khí và ngành than cần hàng chục tỷ USD.

Vì vậy, Bộ Tài chính cần sửa đổi thông tư về điều khoản chia sẻ rủi ro hợp đồng mua bán điện về giá điện Qc, giá điện các nhà máy điện IPP (như Nhà máy An Khánh – Bắc Giang).

Thông tư Liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường đánh thuế diện tích trụ điện gió trên biển khác trên mặt đất là không đúng với thực tế, gây khó khăn cho phát triển điện gió trên biển, vì phí trên biển là phí tính cả mặt biển.

Cần đa dạng đầu tư lưới điện đấu nối nguồn điện các dự án năng lượng tái tạo.

Thứ hai: Cơ chế, chính sách, thủ tục quản lý Nhà nước:

Cần có cập nhật, bổ sung và điều chỉnh các quy định quản lý nhà nước như các quy định từ công tác đầu tư, quy hoạch, quản lý đất đai…

Cần có chiến lược nhập khẩu nhiên liệu trong dài hạn để PVN, TKV đầu tư khai thác than, dầu khí từ nước ngoài (các nước có quan hệ chính trị tốt).

Cần sửa đổi chính sách thuế, phí cho ngành than.

Giá năng lượng hết sức quan trọng, hiện tại giá năng lượng ở Việt Nam thấp hơn giá khu vực, do đó không khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba: Công tác điều hành:

Trong mọi dự án nếu điều hành không tốt từ trên xuống dưới, không có kiểm tra, kiểm soát đánh giá mọi bế tắc, lối chặn thì không biết tháo gỡ ở đâu.

Thứ tư: Trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu:

Chủ đầu tư gắn với nhà thầu như “máu với thịt trong mỗi cơ thể” trên nguyên tắc chọn nhà thầu đủ năng lực, đủ tài chính; nhà thầu làm kém có xử phạt, nếu không đủ khả năng thì thay thế.

Thứ năm: Yếu tố con người:

Con người quyết định tất cả, chỉ cần có ý chí, có tình cảm, có trách nhiệm, có sự quan tâm, lo lắng đến những điều mình cần làm thì sẽ vượt qua. Tất cả mọi cái đều do con người đề ra và có thể sửa đổi để phù hợp với sự nghiệp phát triển với dự án và công trình, có như vậy mọi việc sẽ thông suốt.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Ông Cáp Tuấn Anh – Phó Trưởng ban Chiến lược Phát triển EVN.
Ông Đỗ Hồng Nguyên – Trưởng ban Chiến lược TKV.
Ông Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Ông Trần Đình Quyền – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tín Thành.
Ký hợp đồng hợp tác chiến lược “Phát triển năng lượng – nông nghiệp – môi trường với mô hình liên hợp công nông nghiệp khép kín và chuỗi giá trị gia tăng sau thu hoạch từ cây cao lương”.
Ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch HĐQT Halcom Việt Nam.
Ông Nguyễn Tài Anh – Phó Tổng giám đốc EVN.
Ông Võ Tòng Xuân – Đồng Chủ tịch Hội đồng Khoa học Tập đoàn Tín Thành.
Ông Hà Ngọc Tuấn – Phó giám đốc Công ty TNHH Kyude Innovatech VietNam.
Ông Andrey Stankevich – Tập đoàn Rosatom (Nga).

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết nangluongvietnam.vn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ