Từ lúa gạo đến rô bốt: Liệu Nhân lực Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai?

0

Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á đang phát triển nhanh chóng và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007, Việt Nam được biết đến như một điểm đến đầu tư khôn ngoan. Nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể tự hào về lực lượng lao động trẻ, đông đảo, chăm chỉ với mức lương tương đối thấp. Tuy đã tương đối thành công cho đến nay, câu hỏi được đặt ra là liệu nguồn nhân lực của Việt Nam đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước – chuyển đổi từ nền kinh kế nông nghiệp sang công nghiệp hóa – hay chưa. Người lao động Việt Nam đã sẵn sàng để chuyển từ sản xuất công nghệ thấp lên công nghệ cao chưa? Từ trồng lúa gạo sang chế tạo rô bốt chưa?

Chúng ta cần trả lời được một số câu hỏi quan trọng trước khi đánh giá liệu Việt Nam đã sẵn sàng bước vào thời kỳ phát triển mới hay chưa, bao gồm:

Thứ nhất, liệu những người “săn” việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, có sở hữu những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, đặc biệt trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như công nghệ thông tin hay điện tử?

Những đặc điểm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở người lao động là gì? Những đặc điểm nào cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động? Họ đang tìm kiếm các kỹ năng thực hành kỹ thuật, khả năng phân tich số liệu, sơ đồ, hay kỹ năng viết tốt? Hay họ đang tìm kiếm những tài năng về lãnh đạo và quản lý, kỹ năng làm việc nhóm hoặc các kỹ năng chung cho công việc như giải quyết vấn đề, sự nhiệt huyết và động lực mạnh mẽ? Liệu người sử dụng lao động có yêu cầu sinh viên mới tốt nghiệp phải có kinh nghiệm làm việc thông qua các kỳ thực tập? Kinh nghiêm và bằng cấp, cái gì quan trọng hơn?

Thứ hai, nếu người lao động không có những kỹ năng cần thiết trên thị trường lao động thì điều gì đã ngăn cản họ bồi đắp những kỹ năng này? Phải chăng người lao động không nhận thức được về cầu cầu của nhà tuyển dụng? Hay họ không biết chọn trường tốt? Hay trường học không dạy họ những kỹ năng này? Tại sao lại có tình trạng này?

Những câu hỏi này sẽ là trọng tâm của một nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và cũng là mối quan tâm của nhiều nước khác trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này là tăng cường sự hiểu biết về thị trường lao động Việt Nam và sự thiếu hụt kỹ năng lao động. Kết quả nghiên cứu này sau đó sẽ được sử dụng để tư vấn chính sách cho chính phủ về phát triển nguồn nhân lực – một trong ba khâu đột phát của Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2012-2020.

Chúng ta đều biết rằng, dân Việt Nam đang ngày càng được học hành tốt hơn, phổ cập giáo dục tiểu học đã gần hoàn thành và số lượng học sinh vào phổ thông trung học và đại học đang tăng nhanh chóng. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn nói rằng họ đang vất vả vì lực lượng lao động thiếu kỹ năng. Tuy nhiên, ít người biết kỹ năng nào đang là cần thiết nhất, kể cả việc chia theo loại hình lao động và ngành công nghiệp. Tất nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau quanh vấn đề này: Theo một nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh, “Thiếu hụt lớn nhất là kỹ năng thực hành kỹ thuật cũng như kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề”. Nhà đầu tư này nghĩ rằng trường học và trường đại học cần khuyến khích tư duy và giảm bớt học thuộc lòng.

Chúng tôi muốn biết đánh giá này có chính xác hay không, và nó có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống giáo dục và đào tạo cũng như chương trình học của Việt Nam. Hơn thế nữa, các bạn trẻ nên chú ý điều gì khi đưa ra quyết định về học tập và định hướng nghề nghiệp?

Đó là những câu hỏi mà Ngân hàng Thế giới muốn tìm câu trả lời. Cùng với việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này, chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến các bạn. Theo bạn thì Việt Nam có bị tình trạng thiếu hụt kỹ năng hay không? Nếu có thì những kỹ năng nào đang bị thiếu hụt? Theo bạn đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Và nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp nên làm gì để giải quyết thực trạng này?

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi!

Thegioibantin.com | VinaAspire News
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, http://blogs.worldbank.org/eastasiapacific/tu-lua-gao-den-ro-bot



Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ