Chân dung bà Lê Mai Lan – ‘nữ tướng’ được tỷ phú Phạm Nhật Vượng giao phụ trách VinUni – nơi đào tạo “nguồn nhân lực tinh hoa” cho Việt Nam

0

Bà Lê Mai Lan sinh năm 1969, có học vị Tiến sĩ. Bà Lan có cha là bác sĩ chữa bệnh tâm thần, những kỹ năng sống của bà chủ yếu là nhờ giao lưu với bệnh nhân tâm thần vào cuối tuần khi theo cha đến nơi làm việc. Với dự án Đại học VinUni, bà Lan cho biết mục tiêu dài hạn của VinUni là vào top 50 trường đại học trẻ hàng đầu thế giới trong 30 năm tới.

Sau 3 năm chuẩn bị ngày 17.10 trường Đại học VinUni đã chính thức khai giảng năm học đầu tiên 2020-2021, với 260 sinh viên thuộc bảy ngành học. Trong số 260 sinh viên của đại học VinUni, có 230 sinh viên hệ chính quy. Các sinh viên còn lại thuộc chương trình trao đổi “Study away” giữa đại học VinUni với đại học Cornell (Mỹ) và đại học Công nghệ Sydney (Úc), dành cho sinh viên quốc tế của các trường này gặp khó khăn trong việc quay trở lại học ở quốc gia sở tại.

Ba khối ngành chính trong năm học 2020-2021 là kinh doanh quản trị, kỹ thuật – khoa học máy tính và khoa học sức khỏe, được chia thành 7 ngành học: Quản trị khách sạn, quản trị kinh doanh, kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính, bác sĩ Y khoa và điều dưỡng. Đặc biệt, ngay từ năm đầu tiên, VinUni tuyển sinh sau đại học với hệ Bác sĩ nội trú chuyên ngành Nội, Ngoại, Nhi.

230 sinh viên hệ chính quy đầu tiên của VinUni đực tuyển chọn khắt khe qua hai vòng xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp, từ 4.500 thí sinh ứng tuyển trên cả nước. Những sinh viên này đều có điểm trung bình cuối cấp trung học phổ thông tương đương top 2,5% toàn quốc, điểm IETLS trung bình 7,15, điểm SAT trung bình 1.411. Trong đó, gần 20% sinh viên đạt thành tích cao tại các giải Olympic quốc gia, quốc tế, các kỳ thi uy tín. 65% sinh viên đến từ trường chuyên, 20% đến từ trường quốc tế/song ngữ và 15% từ trường chất lượng cao.

Bên cạnh học lực và các thành tích hoạt động nổi bật, các sinh viên trúng tuyển còn được xem xét bốn tiêu chí “AACC” theo chuẩn tuyển chọn của các trường đại học tinh hoa quốc tế: tố chất học thuật, sự đam mê, tư duy sáng tạo và bản lĩnh kiên cường.

 

VinUni là một dự án đầy tham vọng của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng với mong muốn tạo nên một đại học tinh hoa đào tạo những con người xuất chúng để có thể làm thay đổi vận mệnh quốc gia. Theo đó, mục tiêu của đại học tinh hoa là trường đại học không phải là đào tạo nhân tài có sẵn, mà phát hiện ra những tố chất có thể đào tạo thành nhân tài. ĐH VinUni mong muốn góp phần tạo ra một thế hệ người tài có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của quốc gia. Đó là con đường mà tập đoàn Vingroup xây dựng một ĐH tinh hoa của Việt Nam.

Ngay sau khi công bố tham vọng mới trong lĩnh vực giao dục bà Lê Mai Lan, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vinschool được ông Phạm Nhật Vượng bổ nhiệm chức Chủ tịch Dự án Đại học VinUni. Bà Lê Mai Lan là ai mà được tỷ phú Phạm Nhật Vương giao trọng trách quan trọng như vậy?

Bà Lê Mai Lan, sinh năm 1969, bà Tốt nghiệp hạc sỹ Quản trị Kinh doanh đại học Tổng hợp TU Berlin. Từ năm 1997 đến năm 2001: Giám đốc kinh doanh Ngân hàng ABN Amro. Từ năm 2001 đến năm 2005: Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội; Chuyên gia tư vấn tài chính độc lập của Công ty tài chính quốc tế IFC (World bank). Từ năm 2005 đến năm 2013: Tổng Giám đốc Công ty Đào tạo và tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng. Từ năm 2014 đến nay: Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vinschool; Chủ tịch HĐQT Công ty Đào tạo và tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng.

Xất hiện nhiều trên truyền thông, nhưng phần lớn thông tin được bà Lan chia sẽ là về chiến lược phát triển của đại học VinUni. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đăng sau người phụ nữ nhỏ bé này là những câu chuyện trải nghiệp đầy thú vị. Và những câu chuyện ấy chỉ thấy được trên trang facebook cá nhân của bà.

Chia sẽ trên trang cá nhân bà Lan cho biết, bà sinh ra trong gia đình có bố là bác sĩ chữa bệnh nhân tâm thần, những kỹ năng sống của bà chủ yếu là nhờ giao lưu với bệnh nhân tâm thần vào cuối tuần khi theo cha đến nơi làm việc.

Cụ thể bà viết: Làm con gái bác sĩ tâm thần cũng có cái dị lắm. Hồi bé, bạn nào chắc cũng bị nhốt trong nhà với mèo khi bố mẹ đi làm. Bị nhốt thì nghịch kiến, cãi nhau với mèo. Mãi cũng chán. Chán thì đọc sách “chỉ định”. Đọc hoài Hai vạn dặm dưới biển, Không gia đình, truyện cổ Andersen, 1001 đêm… Rồi lại chán tiếp.
Bèn mò sang tủ sách của bố. Đầu tiên thì xơi món Phân tâm học nhập môn của Sigmund Freud, không hiểu gì bèn đọc tiếp Lý giải giấc mơ, cái Tôi và siêu Tôi, cũng của ông Freud. Hết Freud quay sang Carl Jung, Thăm dò tiềm thức. Hết kinh điển đọc sang Đắc nhân tâm và DISC phân tích tính cách con người
Chả hiểu gì, đọc tiếp các công trình của bác sĩ nội trú. Có vẻ dễ xơi, nhiều hình vẽ và số. Đề tài nghiên cứu kiểu như triệu chứng tê tay sau trăng mật, Parkinson và chứng lão hóa ở người già, Chứng hysteria- phân ly tập thể ở người trẻ, Trầm cảm quân nhân sau tham chiến, Ảo giác – ảo thanh và các liệu pháp… Nhồi hết chỗ đó, không chán mà thấy thú vị thì cũng đạt chuẩn con gái bác sĩ rồi, phỏng ạ!
Cuối tuần thì xôm hơn. Thời đó, liệu pháp truyền thống trị liệu bệnh nhân tâm thần là chích điện, uống thuốc chống trầm cảm, cắt cơn loạn thần. Vì người bệnh mất ý thức, lên cơn đập phá, cuồng loạn thậm chí tự tử, nên lên cơn thì nhốt trong phòng, dùng áo trói, gây sốc điện… Bố tôi đi học bên châu Âu thế nào, đưa về phương pháp Open Door- tức là mở cửa. Nôm na là đối xử nhân đạo, coi trọng người bệnh, điều trị bằng liệu pháp âm nhạc, liệu pháp tranh vẽ, liệu pháp lao động… Và mở cửa ‘phòng giam’ cho họ giao lưu.
Giờ mà viết CV xin học bổng VinUni thì có thể nói các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống của tôi chủ yếu là nhờ giao lưu với bệnh nhân tâm thần vào cuối tuần. Không biết như nào mà Khoa A6 mời được nhiều celebs nam thần – mỹ nữ, xinh đẹp giỏi giang tuyệt trần, như cô Ái Vân, cô Lê Dung, cô Thu Hiền, cô Thanh Hoa, rồi chú Kiều Hưng, chú Trung Đức, chú Tôn Thất Triêm…. Celebs không lấy tiền, cũng chả có xe hơi đưa đón, các cô chú tự đạp xe vào Hà Đông đàn hát cho bệnh nhân. Kính phục! Mà bệnh nhân nghe hát cắt cơn thật, còn con gái bác sĩ thì tha hồ ngẩn ngơ nhìn thần tượng.
Rồi cho bệnh nhân vẽ tranh. Tôi được bố tuyển vào chân trợ lý, xem tranh để lý giải giấc mơ, tình trạng bệnh. Chắc chắn sai bét, nhưng kỹ năng chém gió cũng lên nhiều, ngoài ra phải dí mắt vào tranh của mấy thiên tài mắc chứng rối loạn như Van Gogh, Dali, Munch, Gaugain… lâu dần sinh bệnh yêu hội họa.
Rồi thì seminar khoa học chiều thứ Bảy, bệnh nhân đến tận nhà trình bày công trình nghiên cứu.
Bố bắt tôi pha trà rót nước, cấm không được cười các nhà khoa học, thái độ nghiêm túc thành khẩn. Có một ông vĩ đại lắm, nói không gian 3 chiều quá đơn giản, không gian 4 chiều cũng vậy, không gian của ông 7 chiều!!!. Vẻ mặt tôi vô cùng ngưỡng mộ nên ông thích lắm, đến mức ông nói với bố tôi nên cho cháu học thêm vật lý, sau này có thể làm postdoc ông kèm cặp. Rồi có một kiến trúc sư rất nổi tiếng, mỗi lần viết sách xong lại tử tự, rồi được cứu thì lại viết sách – sách nào cũng hay và bán chạy, mà tôi thường là độc giả đầu tiên. Lại có 1 chú làm cả cái lịch vĩnh cửu tặng bố tôi, cái này thật sự không khác gì cái lịch vĩnh cửu mà giờ IKEA bán đại trà- khác là tôi đã nhìn thấy nó từ năm 8X, hoặc trước đó.
Cũng có 1 số cô xinh đẹp, chả có tranh vẽ hay công trình gì để trình bày. Lại cứ làm thơ với lại nhất thiết tuyên bố có mối liên hệ ngoại cảm với bố, và chỉ có bác sĩ mới hiểu được iem. Mẹ tôi thấy phiền lắm, trách bố chuyên gia gì mà có mấy cô thôi chữa mãi không khỏi, tuần nào cũng làm thơ. Phiền thật, tôi cũng thấy rằng lẽ ra bố tôi nên có phác đồ quyết liệt chữa trị dứt điểm.
Sau này khi lớn hơn chút, tôi nhận thấy nhân văn-đa cảm chứ không phải quyết liệt mới là tính cách chủ yếu của bác sĩ, nhất là bác sĩ nam. Âu cũng là một kinh nghiệm đáng quý khi xây dựng Viện Khoa học sức khỏe của Trường Đại học VinUni
Đó, làm con gái bác sĩ tâm thần thật thú vị. Nhân ngày của Cha, vô cùng cảm phục ông và các bác sĩ đã cực kỳ dũng cảm đi theo nghề nghiệp cao quý này. Và như bố tôi thường nói “Phải yêu nghề, yêu đến điên lên được, thì mới nên làm bác sĩ tâm thần”.

Ngoài gia đình, trên facebook cá nhân của mình bà Lan cũng thừơng chia sẽ những câu chuyện về công việc liên quan đến Đại học VinUni nhưng không bao giờ xuất hiện trên truyền thông. Câu chuyện hậu trường đi tìm hiểu kinh nghiệm để xây dựng đại học tinh hoa ngay khi được giao trọng trách là ví dụ.

Cụ thể bà viết : ‘Ngày Opening VinUni hoành tráng, mọi người thấy Vingroup ‘chịu chơi’, ‘chịu chi’, sự thực là bọn mình rất ‘chịu hỏi’, ‘chịu học’. Chọn đúng cái cần làm, rồi sau đó làm cho đúng cái đã chọn, phát hiện sai là thay đổi luôn. Để mình kể chuyện 4 năm nay đi học-hỏi.
Hỏi: Quý ngài Parthenon, chúng tôi muốn mở trường đại học. Làm tầm world class hay tôn tốt được rồi nhỉ?
Parthenon: Hẳn là world class chứ. Nhưng tùy ngài thôi, chọn cách nào tôi cũng xin tư vấn tận tụy (tính đủ phí).
Hỏi: Giáo sư Oxford tôn kính, chúng tôi hẳn là muốn làm cái trường world –class, giáo sư cho tôi cái đầu bài công năng của trường. Nhẽ phải 3 năm, tôi xây luôn cho kịp.
Oxford: Quý ngài đã hỏi đúng người, Oxford tôi đứng đầu thế giới. Ngài cứ xây cái thư viện rộng vào, ít giảng đường thôi, mở hết không gian ra. Sinh viên mới đưa vào KTX hết, nhớ có phòng cầu nguyện. Riêng khu thí nghiệm thì phải hỏi các Giáo sư của ngài (vẫn tính đủ phí)
Hỏi: Đầu bài công năng trường đây, ông Aecom thiết kế cho tôi một ngôi trường iconic- biểu tượng kiến trúc. Nhiều ánh sáng vào, tốn ít điện thôi. Thật đẳng cấp nhưng đừng xa hoa, lộng lẫy. Mà phải bất ngờ, độc đáo.
Aecom: Sẵn sàng phục vụ. Xin mời ngài chọn Gothic, hay Neoclassic hay Modern hay Super High-Tech. Ngài chọn đá cẩm thạch, hoa cương, giả đá, cả phiến hay ghép miếng cho cột này. Hay thế này đi, bên ngoài Cổ điển bên trong High Tech nhé, cái đó độc chiêu. Wow! miễn ngài hài lòng (tôi tính đủ phí).
Hỏi: Quý công ty Westgreen, này tôi đã chọn thiết kế Ngôi trường của Ánh sáng tri thức rồi đó.Tôi chỉ xây có 16% còn của ông tất. Ông bảo trồng cây gì nuôi con gì? Đẹp vĩnh viễn í, chăm sóc ít thôi, đại học không có tiền đâu.
Westgreen: Đôi cánh tri thức thưa ngài, ta làm cánh chim bay lên. Dưới đất phủ xanh làm kiểu ruộng bậc thang, trên mái làm vườn hết. Muốn tiết kiệm ta xử lý nước thải tưới tiêu, lợp mái pin mặt trời tự cung tự cấp. Ngài kêu cả trường chăm sóc cảnh quan cùng nhau, lao động vinh quang mà.
Hỏi: Các đối tác Ivy kính quý. 2020 tôi mở trường rồi đấy, giờ chương trình, giáo sư, sinh viên dư nào? Mua gì cho phòng thí nghiệm thầy ơi?
Cornell: Có sinh viên tài năng là thành công hơn nửa rồi. Ta tìm các cháu biết tư duy, biết hỏi, biết bức xúc… hơi lạ lạ, khùng khùng một chút không sao. Cho các cháu hỏi thoải mái, giờ học là phải rộn ràng, cứ im ắng là lo đấy.
Penn: Quan trọng nhất là giáo sư phải đầu ngành nhé, còn chỉ đường dẫn lối cho đúng. Chương trình thì để chúng tôi xác thực. Gửi hết giảng viên đi đào tạo, mỗi ông hát một kiểu thì không được.
Hỏi: Các cố vấn Việt nam ơi, anh Châu, anh Vũ, anh Văn, chị Quyên, anh Hiệu, anh Minh, anh Trác…tôn kính. Các anh chị đã ở trong lòng world-class, anh chị chính là Make in Vietnam – branding world class. Anh chị hiểu hết cả nội tình- quốc tế, xin cho phản biện bổ sung.
Các Cố vấn: Nội lực. Xây dựng năng lực trí thức Việt nam, không dựa vào nước ngoài mãi được. Năm sau chúng tôi lại tư vấn tiếp (người Việt ta cả, trong nhà không tính phí).
Hỏi: Cái gì cũng quan trọng nhất nhỉ. Mà, bao giờ thì lọt được vào đẳng cấp thế giới.
Cornell/Penn: 30 năm, dài lâu chứ, chuyện cả đời người, sao nhanh được. Mà xin yên tâm đi, tôi sẽ đồng hành cùng ngài (cam kết đấy nhé).

Hay như câu chuyện mới đây khi một tờ báo nước ngoài đưa tin Vingroup bán mảng y tế và giao dục. Trong khi tập đoàn gửi lời thông cáo chính thức khẳng định không hề có chuyện đó thì trong vao trò chủ tịch Đại học VinUni lại có những dòng chia sẽ rất ‘ruột gan’ với Dream Team của mình.

‘Không, Vingroup không có kế hoạch bán cổ phần Vinschool, hay Vinmec. Yes, Vingroup cam kết tiếp tục đầu tư cho giáo dục VinUni, Vinschool!
Làm giáo dục cho xứng đáng nó gian truân lắm các anh chị ạ. Xuất phát điểm của mình quá thấp. Kinh nghiệm ư, người ta hàng trăm năm – mình mới xây móng. Tiền bạc ư, quỹ hiến tặng của người ta hàng tỷ Đô la, hàng năm trích lãi ra đầu tư cũng dư dả- mình chắt chiu vài trăm triệu Mỹ kim đã là cố gắng lắm. Cựu sinh viên ư, bảng vàng thành tích nhà người ta nào là bác học giải Nobel, tỷ phú, tổng thống, nghệ sĩ dày đặc, mình đã có ai ..
Nhưng ai đó cũng phải bắt đầu chứ? Nói dễ, làm khó, làm được cực kỳ khó.
Không đủ tầm, chưa bắt đầu đã nhìn vào người khác để tự ti thì không thể làm được. Không đủ tâm, muốn kinh doanh lời ngay cũng không làm được. Mà không đủ tài, cả tài năng và tài chính cũng không làm được. Khó khăn lắm mới có một Tập đoàn có tâm, tầm, tài, đầu tư cho giáo dục. Chẳng bàn vào, chỉ bàn ra, nghi ngờ, dè bỉu, chê bai, thì còn nhà hảo tâm nào muốn đầu tư cho giáo dục nữa đây.
Ở VinUni trước vô vàn câu hỏi, mình chỉ muốn nói với Dream Team rằng. Bạn yêu quí ơi, nhà mình chẳng có gì ngoài một CƠ HỘI.
Bạn tin tôi, đi cùng tôi, chúng ta có thể biến cơ hội đó thành sự thật. Bạn buông bỏ, tôi đầu hàng, cơ hội vuột đi mãi mãi. Tự hỏi mình xem, chẳng phải chúng ta quá may mắn khi có cơ hội set up một đại học đẳng cấp thế giới, một lần trong đời, khi bạn và tôi, ta còn đủ trẻ, còn đủ sức khỏe?’

Dream Team của bà Lê Mai Lan

Đam mê làm giáo dục nên một trong những thú vui của bà Lan là cùng Dream Team ‘chà chộn’ ngồi cùng sinh viên, nghiệm thu sự thay đổi đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở VInUni.

Dream Team của bà, những người mà bà vô cùng khâm phục, và sẵn sàng đi làm mỗi ngày để được gặp họ theo như bà giới thiệu chính là những người có:
– Background choáng ngợp. Ngôi sao của tôi là đến từ MIT, Cornell, Harvard, Standford, KAIST, U-Penn, Cambridge, Leuven, Yonsei, NUS, NSW… Tôi đã choáng lắm rồi, bạn thì sao?
– Dream Team của tôi là các “chiến đạo”, một người làm 2-3 việc. Lẽ nào họ không biết mệt?
– Dream Team của tôi là các cá nhân đặc biệt, mỗi người một vẻ, vô cùng tài năng, vô cùng thú vị.
– Dream Team của tôi là “người tử tế”, họ quan tâm thực lòng và trước sau như một.
– Dream Team của tôi không chỉ thông minh, họ còn tinh tế và xinh đẹp (các bạn nữ).
Và quan trọng nhất nè, Dream Team của tôi yêu Sinh viên, yêu Giáo dục. Chúng tôi cùng lý tưởng giống nhau.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Business Insider

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ