Bí quyết để bạn trở nên dễ gần hơn trong mắt người khác

0
Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

1. Đừng để biểu cảm mặc định là một rào cản

Biểu cảm mặc định (resting face) là biểu cảm khuôn mặt thường thấy khi một người đang tập trung việc khác mà không sử dụng nhiều cơ mặt như đánh máy, lắng nghe hay suy nghĩ. Những người có biểu cảm mặc định kỳ quặc hoàn toàn không cố ý, và không ý thức được điều đó nếu chưa ai nói với họ.

Biểu cảm mặc định có nhiều loại: thân thiện, dễ thương, giận dữ, khờ, sợ hãi. Có một số khuôn mặt khiến người khác muốn tiếp cận, nhưng cũng có những khuôn mặt vô tình đẩy người khác ra xa.

Đây là một phần của giao tiếp không bằng lời (non-verbal communication) mà chúng ta có thể học hỏi và điều chỉnh. Đôi khi, khuôn mặt bạn đang “phát tín hiệu” sai với những người xung quanh và bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách:

Ý thức được biểu cảm của mình

Thỉnh thoảng, hãy liếc nhẹ vào gương lúc ở một mình vì đây là lúc khuôn mặt bạn đang ở trạng thái thả lỏng. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bạn bè để ý và nhắc nhở nếu bạn thuộc nhóm có biểu cảm mặc định khó gần.

Điều chỉnh khuôn mày, khuôn miệng

Khi bạn đang tập trung, hãy dành ít thời gian để chỉnh lại tư thế của mình. Hít thở sâu, mát-xa cơ mặt để thả lỏng hàng chân mày và môi, ngẩng cao đầu một chút và đừng quên khép miệng lại.

Điều chỉnh khuôn miêng cười nhẹ giúp bạn phát đi tín hiệu tích cực

Cười nhẹ

Nụ cười là một cách để “phát tín hiệu” tốt, bù đắp cho một khuôn mặt kém thân thiện. Bạn có thể duy trì biểu cảm mặc định với một nụ cười mỉm nhẹ. Tuy nhiên, bạn không cần phải gượng ép khi không thật sự thoải mái vì điều này có thể bị hiểu rằng bạn đang “dối lòng”.

2. Tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, thường được thể hiện qua nét mặt và cử chỉ. Theo nghiên cứu, ngôn ngữ cơ thể chiếm khoảng 60% tầm quan trọng trong giao tiếp.

Việc duy trì ngôn ngữ cơ thể tích cực cho thấy bạn đang tập trung và hứng thú với cuộc trò chuyện.

Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người đối diện

Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đang nói chuyện cùng và bắt chước theo. Khoa học đã chứng minh điều này thể hiện sự dễ chịu, làm tăng sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ với người bạn đang trò chuyện. Tuy nhiên, hãy khéo léo để cuộc trò chuyện không trở nên thiếu tự nhiên.

Lòng bàn tay mở, hướng lên

Thời xưa, cử chỉ này ngụ ý việc một người không mang theo vũ khí. Đây là một cử chỉ thông dụng thể hiện sự cởi mở và chân thành. Bạn còn có thể dùng điệu bộ này để cho người khác thấy rằng bạn sẵn sàng lắng nghe họ nói.

Đứng thẳng, hạ vai

Tư thế này biểu hiện sự tự tin và không phòng vệ đối với người khác. Tuy nhiên, thói quen ngồi học, làm việc hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian dài khiến nhiều người thường đứng sai tư thế trong vô thức.

Tận dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực: đứng thẳng, ngực mở, lòng bàn tay hướng lên

Bạn có thể khắc phục việc này bằng cách tập luyện thể dục, những động tác giãn cơ hoặc tranh thủ điều chỉnh tư thế khi có cơ hội đứng trước gương trong phòng bạn, nhà vệ sinh hay thang máy.

Hơi đổ người về phía trước khi trò chuyện

Khi bạn thích hay tin tưởng một ai đó, bạn sẽ có xu hướng nghiêng người về phía họ. Điều này cho thấy rằng bạn đang thật sự lắng nghe. Tuy nhiên, hãy chú ý đừng nghiêng người quá mức để tránh xâm lấn không gian cá nhân của người khác.

Gật đầu khi người khác nói

Với những cái gật đầu phù hợp và nụ cười chân thật, bạn đang cho người nói thấy rằng bạn hiểu và đang lắng nghe ý kiến của họ.

Giao tiếp bằng mắt

Việc nhìn vào mắt thể hiện sự chân thành trong giao tiếp. Tuy nhiên, nhìn chằm chằm quá lâu có thể khiến cả bạn và người đối diện cảm thấy không thoải mái.

Bốn đến năm giây là khoảng thời gian hợp lý để bạn duy trì giao tiếp bằng mắt. Bạn có thể tưởng tượng một hình “tam giác” nối giữa hai mắt và miệng của đối phương, sau mỗi năm giây bạn có thể di chuyển hướng nhìn qua mỗi đỉnh tam giác.

3. Cá nhân hoá cuộc trò chuyện

Bạn không nhất thiết phải trở thành một người hoạt ngôn để trông thân thiện hơn. Nghệ thuật của việc giao tiếp nằm ở điểm bạn tinh tế chú ý những điều nhỏ nhặt liên quan tới đối phương.

Đặt câu hỏi mở

Trong một cuộc trò chuyện, bạn sẽ gặp 2 loại câu hỏi sau: câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở cần bạn phải trả lời với đầy đủ thông tin và cảm giác của mình. Câu hỏi đóng là loại câu hỏi bạn có thể trả lời bằng một vài từ.

Đưa ra câu hỏi mở giúp đối phương có thể cho bạn nhiều thông tin hơn để tiếp nối câu chuyện

Đưa ra câu hỏi mở tạo điều kiện cho người kia đưa ra câu trả lời rộng hơn việc chỉ nói “có” hoặc “không” và giúp bạn dễ dàng tiếp nối câu chuyện.

Ví dụ:

Câu hỏi đóng:

A : Bà thích đi du lịch hả?

B: Ừa, tui thích đi du lịch.

Câu hỏi mở:

A : Lần đi du lịch thích nhất của bà là khi nào? 

B: Hồi đi Đà Lạt! Thời tiết ở đó thích dã man. 

A: Tui cũng khoái đi Đà Lạt. Mỗi lần tới đó tui hay đi đồi chè. Bà thích đi chỗ nào nhất ở đó?

Cảm ơn những điều nhỏ nhặt người khác làm cho bạn

Để thể hiện rằng hành động của họ có giá trị. cũng nói lên việc bạn thật sự quan tâm và biết ơn điều đó. Hãy bắt đầu cảm ơn người khác từ những hành động nhỏ nhặt như: khi họ mở cửa, giữ thang máy giúp bạn hoặc chỉ đơn giản là khi họ dành thời gian cho bạn.

Khen những điều mà người khác thường không chú ý đến

Khen ngợi người khác là một yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ. Đưa ra lời khen đúng cách đem lại nguồn năng lượng tích cực và khiến những cuộc trò chuyện trở nên dễ dàng hơn.

Lời khen tinh tế cần bạn chú ý đến những nỗ lực và thay đổi nhỏ của mỗi người, chứ không phải những gì họ sẵn có. Lời khen càng được “cá nhân hóa” càng khiến người nghe cảm thấy mình đặc biệt. Chẳng hạn, thay vì khen một chàng trai/cô gái đẹp (điều mà họ đã nghe nhiều), hãy khen đôi giày rất hợp với phong cách của họ (thứ mà họ đã cất công chọn).

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Vietcetera

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ