Luôn trì hoãn mọi việc, quyết tâm xong bỏ đấy rồi lại trách móc bản thân vô tích sự: Đã đến lúc bạn cần thực sự hiểu “Sức mạnh của thói quen”
Thất bại tại thói quen. Rất nhiều người không thể hoàn thành kế hoạch, thường hay kéo dài thời gian, và cho rằng nguyên nhân là do năng lực tự kiểm soát của bản thân còn kém. Nhưng thực ra lại không phải như vậy.
1. Những khó khăn trong việc kiểm soát bản thân
Thực ra, người bình thường và người thành công đều có những khó khăn như nhau. Họ đều gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát bản thân và chứng trì hoãn. Vậy thì vấn đề là làm thế nào để từ một con người bình thường có thể cải thiện bản thân và trở nên xuất sắc hơn?
Những người bình thường: Kế hoạch thất bại => thất vọng => trách móc bản thân => lập kế hoạch mới => tiếp tục thất bại.
Đối với những người thành công: Kế hoạch thất bại => thất vọng => trách mắng bản thân => xem xét tại sao kế hoạch lại thất bại => khắc phục vấn đề => xây dựng kế hoạch mới.
Dĩ nhiên kế hoạch mới có thể thành công cũng có thể thất bại, thế nhưng sau thất bại, những người thành công này lại có một quá trình lặp lại như ở trên.
Và dần dần, những kế hoạch thất bại sẽ ngày càng ít đi, thành công sẽ ngày càng nhiều lên, và chúng ta sẽ tiến hóa từ “non nớt” đến “lão luyện”.
Thế nhưng tại sao kế hoạch lại thất bại? Có phải năng lực kiểm soát bản thân của chúng ta còn kém?
2. Sự ảo tưởng và chân tướng về năng lực tự kiểm soát
Không biết rằng mọi người có cảm giác như thế này không? Trước khi thi đại học là thời kì đỉnh cao của năng lực tự kiểm soát, sau khi lên đại học, có nhiều thời gian hơn, thì bắt đầu lười biếng, đến kì nghỉ thì lười đến nỗi không thể kiểm soát được nữa, thức đêm xem phim, ngủ muộn dậy muộn, ăn uống không đúng bữa.
Chúng ta đều cho rằng năng lực tự kiểm soát của mình rất mạnh, nhưng sau khi lên đại học lại trở nên yếu đi, sau kì nghỉ vì lười biếng mà tụt lại phía sau. Nếu đây là sự ảo tưởng thì chân tướng sẽ là gì?
Giáo sư tâm lý Tal Ben-Shahar, đại học Harvard sẽ chỉ cho chúng ta hai điều:
Thực chất điều đảm bảo cho hoạt động của chúng ta hiệu quả là THÓI QUEN, không phải là năng lực tự kiểm soát.
Chúng ta đều biết, những người thành công đều có cuộc sống sinh hoạt và học tập và làm việc đạt hiệu quả cao. Và điều mà họ phụ thuộc vào không phải là năng lực tự kiểm soát bản thân mà chính là hệ thống thói quen được xây dựng từ ngày này qua ngày khác.
Vậy thì hãy bắt đầu cuộc hành trình tiến đến thành công của bạn.
Để xây dựng một hệ thống thói quen không phải là chuyện một sớm một chiều, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng thực hiện, bởi một phần vì rất nhiều người không nhận thức được đang có một kẻ thù vô hình cản bước họ, phần khác vì họ không hiểu nguyên lý đằng sau thói quen.
3. Kẻ thù vô hình
Rất nhiều người muốn giảm cân, muốn tập thể dục thể thao, nhưng thực trạng của đa số trong chúng ta sẽ là như thế này: sau khi quyết định giảm cân, lập ra một kế hoạch cụ thể chi tiết, đăng kí một thẻ tập tại phòng tập gym, và sau khi đi được hai ba lần thì đâu lại vào đó.
Vậy tại sao thiết lập một thói quen lại khó như vậy?
Bởi vì chúng ta còn chưa hiểu nguyên lý của những thói quen. Nguyên nhân chính là chúng ta quá vội vàng, muốn trong một thời gian ngắn có thể nhìn thấy ngay sự thay đổi. Chúng ta hi vọng “nổi tiếng sau một đêm”.
Chúng ta đều thích những câu chuyện như: “Tay trắng lập nghiệp ” hay “Cô gái nặng ký năm xưa sau nửa năm giảm cân đã nắm giữ được trái tim của người trong mộng”. Nhưng dù sao cũng chẳng phải lỗi của chúng ta.
Đó là bản năng của chúng ta, chúng ta thích sự hồi đáp tức thì và cảm giác thảo mãn bởi vì não của chúng ta đang hoạt động với một kẻ thù vô hình. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải nhận ra sự tồn tại của nó thì mới chiến thắng được nó.
Chúng ta ý thức được sự tồn tại của nó, và cũng phải ý thức được cách thức nó tồn tại, chính là “thõa mãn tức thì”. Thế nhưng như thế chưa đủ, để đánh bại nó, chúng ta phải nắm vững nguyên lý của thói quen.
4. Nguyên lý của thói quen
Để nuôi dưỡng nguyên lý của thói quen chúng ta phụ thuộc vào bốn yếu tố sau: kích hoạt (cue), hành vi quán tính (routine), phần thưởng (reward), và niềm tin (belief).
Kích hoạt: Đây chính là nguồn gốc của việc kích thích thói quen, bạn có thể tưởng tượng nó như cò súng. Kích hoạt thói quen có thể là thời gian, địa điểm, hoặc hoàn cảnh.
Kích hoạt việc đánh răng mỗi sáng chính là động tác thức dậy; đi ăn cơm trưa là vì đã đến giờ rồi, và bụng đã đói; bản thân sự kích hoạt không phân tốt xấu, việc quyết định một thói quen tốt hay xấu chính là hành vi quán tính mà nó đã tạo ra.
Hành vi quán tính: Gọi là quán tính bởi khi ta thực hiện những hành vi đó chúng ta thường không dùng đến ý thức, ví dụ cứ mở máy tính là xem tin tức giải trí; hay là trước khi đi ngủ nhất định phải lướt Facebook.
Trong quá trình tạo dựng một thói quen mới,năng lực tự kiểm soát của chúng ta sẽ giúp chúng ta sửa chữa những hành vi cũ, và thay bằng một quán tính mới. Bước này cũng chính là bước mà chúng ta tiêu tốn năng lượng nhất, vừa phải đấu tranh với các thói quen cũ, chính vì thế chúng ta cần có “phần thưởng”.
Phần thưởng: Đây là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng một thói quen, nhưng thường bị mọi người bỏ qua. Tại sao thói quen xấu lại dễ phát triển và khó thay đổi như vậy? Bởi vì phần thưởng của những thói quen ấy rất rõ ràng như: chơi điện tử, lướt web, ăn vặt đều đạt được cảm giác thảo mãn ngay lập tức.
Nhưng những việc như học từ mới, tập thể dục, đọc sách đều là những hành động cần một quãng thời gian khá dài mới có thể thấy kết quả. Một số người có khả năng thiên bẩm về việc tự cổ vũ tinh thần, nhưng rất nhiều người lại không, vì vậy chúng ta phải tự thưởng cho chính bản thân mình.
Ví dụ, bạn có thể thử ghi lại quá trình trưởng thành và tiến bộ của bản thân, thỉnh thoảng có thể đăng một vài dòng status cổ vũ bản thân, khi đạt được một mục tiêu nhỏ trong đó có thể tự thưởng bản thân một bữa thịnh soạn để chúc mừng…
Ngoài ra, việc tăng cường niềm tin của bạn cũng là một phản hồi tinh thần tích cực.
Niềm tin: Điều này sẽ hỗ trợ bạn xây dựng động lực của thói quen nội tại. Bạn muốn mỗi ngày đều học từ mới, để thoát khỏi kì thi tiếng anh; bạn muốn học ghita để trong mọi bữa tiệc có thể thể hiện tài năng của mình; bạn muốn tập thể dục giảm cân, có thể là để thu hút một nam thần nào đó.
Nói tóm lại, khi bạn muốn trở thành một con người tốt đẹp hơn,thì niềm tin là thứ có thể đem lại cho bạn những phản hồi tinh thần tốt để bạn nuôi dưỡng những thói quen tốt. Đồng thời, niềm tin của bạn càng mãnh liệt thì bạn càng có khả năng chịu đựng những khó khăn và thách thức về tinh thần trong quá trình thay đổi ấy.
Hiểu rõ được điều này, có thể sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc xây dựng một thói quen, và với việc làm thế nào để xây dựng một thói quen, ở đây tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng mà chính bản thân đã trải nghiệm qua sau vô số lần vấp ngã.
5. Ba điểm tâm lý
Hãy chấp nhận bạn là một người bình thường
Chẳng có gì phải xấu hổ khi thừa nhận mình là một người bình thường và có những hạn chế về năng lực. Cuốn “Tâm lý tích cực” đã nói: đối với những người bình thường, một tháng có thể xây dựng được một hoặc hai thói quen đã là rất tuyệt rồi. Một năm ít nhất nuôi dưỡng được 12 thói quen, bạn đã có thể vượt qua rất nhiều người rồi.
Và điều tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh đó là: hãy bớt tự trách móc bản thân đi và vổ vũ khích lệ bản thân mình nhiều hơn!
Hãy bớt trách móc đi và khích lệ bản thân mình nhiều hơn.
Nền giáo dục chúng ta được tiếp nhận từ trước đến nay, vẫn luôn đặt nặng vấn đề kỉ luật nghiệm khắc và tự phê bình, mà hiếm khi dạy chúng ta cách khích lệ bản thân. Có rất nhiều người đã từ bỏ việc thay đổi, cải thiện bản thân bởi sau những lần thất bại, họ lại tự phê bình họ, trách móc họ và tự tay dập tắt đi ngọn lửa của bản thân mình.
Quãng thời gian mà tôi cảm thấy bản thân sa ngã nhất là khi tôi học năm hai, chịu tổn thương sâu sắc về mặt tư tưởng , cuối cùng thật may mắn tôi cũng đã tự bước ra được.
Không phải nhờ những lời tự trách móc bản thân mà chính là nhờ sau mỗi lần thất bại, tôi lại tự cổ vũ mình như khi tôi vũ một người bạn hay một đứa trẻ: “Tuần này phải luyện tập ba lần, tôi mới làm được một lần? Không sao, dù sao cũng hơn không luyện tập, tuần sau thử tăng lên hai lần xem sao!”
Đúng vậy, trong quá trình đấu tranh với những ham muốn và sự yếu đuối, chúng ta thường không có bạn đồng hành, chỉ có một mình chúng ta cổ vũ chúng ta!
Hãy hành động và bắt đầu ngay từ bây giờ
Điều cuối cùng để ta có thể thay đổi chính là hành động. Muốn làm gì thì hãy làm ngay, đừng đợi đến hôm sau. Theo như tôi biết thì 90% “để đến mai đi” đồng nghĩa với việc “để vào quên lãng đi”.
Muốn đọc sách, vậy thì ngay tối nay trước khi ngủ, hãy cầm sách lên và đọc, sợ gì chỉ đọc được một trang; muốn luyện tập hãy luyện tập cho dù bạn chỉ có bốn phút để luyện tập; muốn học vẽ, vậy thì ngay hôm nay hãy vẽ một thứ gì đó, dù vẽ một cái cốc thôi cũng được.
Chỉ cần bạn làm, thì dù là bao nhiêu cũng là bạn đã và đang hành động, đã và đang thay đổi. Và như tôi đã nói ở trên, chỉ một chút thay đổi thôi cũng xứng đáng được khen thưởng.
Cũng giống như 90% người đọc được bài viết này, qua một hai ngày rồi cũng sẽ quên. Nhưng tôi thấy cũng đừng lo, vì cả một bài dài như vậy bạn cũng đã đọc hết rồi, đúng không nào?
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến mọi người một câu nói: “Sự cải thiện từng chút một vẫn tốt hơn rất nhiều so với sự thất bại đầy tham vọng”.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn