Đi phỏng vấn luôn nói em thích làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng thực chất các bạn trẻ Việt có hiểu “chuyên nghiệp” nghĩa là gì?

1

“99/100 em đi phỏng vấn đều nói câu đó. Nghe thì hay, nhưng đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em”, lãnh đạo của một startup Việt chia sẻ.


Ảnh minh họa

Người đi làm, đặc biệt là người trẻ vẫn thường than thở: không tìm được môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tìm hiểu mới biết, những đòi hỏi về môi trường làm việc chuyên nghiệp của họ rất “cơ bản”: lương cao, văn phòng đẹp, thời gian thoải mái, sếp hiền như ông bụt, bà tiên… Và hầu như chưa làm đã muốn có ăn, hoặc có làm nhưng không tới nơi tới chốn.

Bởi theo lãnh đạo một startup Việt, người trẻ đi làm nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang rơi vào tình trạng: “Em thích sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như… ta”.

Chị cho rằng, rất ít người có thể đặt ngược lại cho bản thân câu hỏi: Liệu mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa?

Câu chuyện: “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!” được chia sẻ bởi lãnh đạo này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về định nghĩa “môi trường chuyên nghiệp”, cũng như yếu điểm các bạn trẻ Việt Nam cần khắc phục trước khi đòi hỏi các doanh nghiệp/startup trong nước phải đáp ứng nhu cầu của bản thân mình.

“Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!”

99/100 em đi phỏng vấn đều nói câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em.

Trước hết, phải dịch nôm “môi trường chuyên nghiệp” theo tưởng tượng của các em:

– Công ty lớn, văn phòng đẹp.

– Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

– Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.

– Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

– Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

– Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu, hết hứng: không làm.

Kiểu kiểu thế.

Các em xem nhiều phim, đọc nhiều tiểu thuyết, theo dõi nhiều show truyền hình thực tế nên chắc bị lậm. Thực tế “môi trường làm việc chuyên nghiệp” nó như này:

1. Quy trình chuyên nghiệp: Nghĩa là em biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Em là một mắt xích trong cái quy trình đó, em làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, vì ngoài em, những em khác cũng tham gia vào quy trình này, một người phá thối, cả quy trình sẽ rối loạn. Như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.

2. Chính sách minh bạch: Nghĩa là thưởng phạt phân minh, em biết em làm tốt được gì, làm tồi sẽ mất gì.

3. Con người chuyên nghiệp: Chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khỏe tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.

Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v… Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà, hoặc em làm như mèo mửa. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách không mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường.

Đấy, chuyên nghiệp nó chỉ thế thôi.

Làm đúng, làm đủ là được, không cần “làm quá”.

Các em đi làm việc, không phải nghệ sĩ (mà nghệ sĩ họ cũng có nguyên tắc chứ không vô tội vạ như em tưởng). Các em làm việc tùy hứng, vô tội vạ. Xong các em đòi hỏi cái này mới quá đáng này: Sếp phải tâm lý, không được nổi cáu, mà phải khéo léo tìm cách truyền cảm hứng cho em.

Đùa, sếp chứ có phải phường chèo mua vui cho các em đâu. Em thích sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như… ta. Chẳng bao giờ tự hỏi mình đã làm đúng, làm đủ chưa, chỉ thích mộng mơ và hờn dỗi.

Như thế là lừa đảo em ạ, em lừa người phỏng vấn để vào công ty. Em lừa nguyên cả một đám đồng nghiệp vì làm họ tưởng em là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm-cùng hưởng-cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi em lật lọng, giở mặt, em hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chả ra gì, em để lại đống hổ lốn em gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.

Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói “em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp” em hãy tự hỏi “mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa” em nhé.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ