Tối đa hóa năng lực bản thân: Tạo ra những cơ hội (phần 1)
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng tin rằng tiềm năng, khả năng của con người là vô hạn. Không ai có thể đo đếm được bộ não của con người có khả năng hiểu biết đến nhường nào và có thể làm được những gì.
Để phát huy được năng lực của mỗi người quả là điều không hề đơn giản. Có thể bạn thông minh, bạn có khả năng điều hành một doanh nghiệp nhưng thực tế bạn lại đang là một nhân viên bình thường. Có thể bạn có tố chất để làm một chính trị gia lớn nhưng hiện tại, bạn lại đang lụi cụi với một công việc văn phòng nào đó và chưa bao giờ để ý đến điều này. Bạn luôn làm việc trong một sự chờ đợi nào đó. Chờ đợi công ty tổ chức công việc, chờ đợi ông sếp hiểu rõ về khả năng của bạn và mang cơ hội đến cho bạn thể hiện năng lực của chính mình.
Thế nhưng, thế giới đã bước sang kỷ nguyên mới từ lâu, kỷ nguyên của sự chủ động, sự tự sáng tạo. Và chúng ta, đương nhiên sẽ cũng phải sống trong kỷ nguyên này nếu muốn phát triển và có một sự nghiệp. Chúng ta không thể trông đợi các nhà quản lý chịu trách nhiệm về sự nghiệp của chính chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến sự vĩ đại. Và tương lai chắc chắn sẽ chẳng có những tấm biển chỉ dẫn cụ thể để đưa bạn đi tới thành công.
Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tối đa hóa năng lực bản thân để có một sự nghiệp dài hạn và thành công.
- Bạn là một cá thể tự do, hãy tận dụng nó
Trước tiên, bạn cần hiểu bạn là một cá thể tự do.
Những cá thể tự do muốn xây dựng sự nghiệp bằng chính đôi tay mình và khiến cả thế giới phải phục vụ họ. Họ biết thích nghi với mọi hoàn cảnh, tự lực cánh sinh và vô cùng mạnh mẽ. Dù trong nhóm nhỏ hay công ty lớn, họ làm việc độc lập, không phụ thuộc vào ai. Khi thế giới thay đổi, họ sẽ định hình lại công việc.
Chúng ta có những kỳ vọng lớn:
– Đầu tiên và quan trọng nhất: Chúng ta làm những việc mà về bản chất là đáng làm (những công việc không chỉ tạo thành quả cho riêng mình mà còn ảnh hưởng thiết thực và lâu dài đến thế giới xung quanh)
– Chúng ta đạt hiệu quả cao nhất khi thấy gắn bó với công việc
– Thực thi ý tưởng thường xuyên và thất bại thường xuyên
– Luôn tìm ra những cách thông minh để không bị bó buộc bởi hệ thống quan liêu hay mạng lưới cũ
– Luôn muốn nỗ lực hết mình và tạo được ảnh hưởng lớn nhất có thể
– Xem cạnh tranh như một động lực tích cực chứ không phải mối đe dọa
– Dành hết nhiệt huyết sống để làm những gì yêu thích (trong nhiều trường hợp ta tự cho mình là kế toán hoặc đại diện marketing hoặc nhân viên bán hàng…)
- Tạo cơ hội
Muốn phát huy tối đa năng lực bản thân, đầu tiên bạn phải biết: Tạo ra cơ hội – Xác định và tận dụng những cơ hội mới trong sự nghiệp.
– Thành công và sự vĩ đại không đến từ cách tiếp cận “dựa dẫm” liên quan đến việc lập kế hoạch sự nghiệp. Nhiều bạn sinh viên ra trường xin việc theo một quá trình thụ động: Chọn danh sách công việc – ứng tuyển – chờ hồi âm. Đây là kiểu “Há miệng chờ sung” rất khó để thành công. Cần chủ động vào quá trình định hình tương lai của bản thân. Tự tạo cơ hội bằng cách phát triển các kỹ năng bản thân. Hãy đón đầu cơ hội và nó sẽ ở trong tầm với của bạn.
– Chuyên tâm vào công việc trước khi dành thời gian cho đam mê: Ít người có đam mê phù hợp với công việc họ làm sau đó.
- Làm theo đam mê dẫn đến lo lắng và thất bại
- Không chỉ đam mê là giúp bạn yêu thích công việc, còn rất nhiều thứ khác.
Ví dụ: Một người đam mê chụp ảnh đã mất đi sự hứng thú với nghệ thuật khi phải cố gắng tìm cách lưu lại tư liệu cho một đám cưới lớn. Anh ta không có những kỹ năng để làm việc này nên mệt mỏi, hoang mang.
– Những gì bạn làm để kiếm sống không quan trọng như bạn tưởng
Bạn muốn có được sự tôn trọng khi làm việc. Có người thì muốn sự linh hoạt hoặc đơn giản. Người thì muốn một công việc năng động. Người thì muốn một công việc thư thái. Rõ ràng điều quan trọng ở đây là phong cách sống, phong cách làm việc chứ không phải là công việc gì.
Để gây dựng một sự nghiệp, thì câu hỏi đúng đắn không phải là “Tôi đam mê làm công việc nào nhất?” mà thay vào đó là, “Phong cách sống và làm việc nào sẽ nuôi dưỡng đam mê của tôi?”
– Kỹ năng có trước đam mê
Chúng ta nên bắt đầu bằng cách phát triển một cách có hệ thống các kỹ năng hiếm có và đáng giá. Khi đã gây được ấn tượng với thị trường thì chúng ta có thể sử dụng những kỹ năng này như cầu nối để đưa sự nghiệp của chúng ta tới những đặc điểm phong cách sống phổ biến phù hợp với mình.
Ví dụ bạn nên rèn luyện kỹ năng viết trước khi có đam mê trở thành một nhà báo vĩ đại, bạn hãy luyện tập ca hát trước khi đi tìm nơi nào đó lăng – xê mình trở thành ca sĩ… Đây chính là cách tự tạo cơ hội cho chính mình.
Giữ bản thân trong trạng thái chưa hoàn thiện: Chúng ta đang làm việc. mỗi ngày lại gợi mở ra những cơ hội để học hỏi nhiều hơn., trưởng thành hơn. Do đó, hãy luôn giữ bản thân ở trạng thái chưa hoàn thiện. Điều này giúp bạn nhận ra những sai lầm và tự điều chỉnh. Đồng thời nó cũng đồng nghĩa với một cam kết suốt đời phát triển bản thân
Ví dụ: Đừng tự cho mình đã là nhà báo vĩ đại và không cần rèn luyện gì thêm. Hãy cứ nghĩ mình chưa hoàn thiện. Nhờ đó bạn mới ngày càng giỏi hơn, phát triển không ngừng.
Bạn cũng đừng cho rằng công ty mình đã đủ lớn mạnh…
– Sử dụng những kỹ năng kinh doanh
Để phát triển mạnh mẽ như một doanh nhân sáng tạo và chuyên nghiệp, bạn phải có được những kỹ năng để thích ứng với những thách thức mới.
- Tập trung xây dựng lợi thế cạnh tranh: Hãy luôn tự hỏi: Có cách nào giúp tôi giỏi hơn, khác biệt hơn so với những người cùng làm một công việc?
Bạn có thấy trong làng showbiz có vô vàn ca sĩ. Nhưng điều gì làm một số người rất nổi tiếng, được công chúng yêu mến còn những người khác thì không? Điều gì đặc biệt ở họ khiến khán giả muốn nghe họ hát hơn n hững người còn lại?
- Lập kế hoạch để thích nghi: hãy luôn biết cách thích nghi. Bạn hãy lập kế hoạch A – xây dựng lợi thế cạnh tranh hiện tại nhưng cũng cần có thêm kế hoạch B – một kế hoạch theo hướng khác nhưng vẫn liên quan đến công việc hiện tại của bạn. Cuối cùng là lên kế hoạch Z – kịch bản cho trường hợp tồi tệ nhất.
Khi được Sếp giao cho việc giới thiệu một sản phẩm hạt nêm mới đến các bà nội trợ. Bạn cần xây dựng kế hoạch A – thực hiện một TVC quảng cáo trên truyền hình. Đây là phương án bạn có lợi thế vì đã làm nhiều, có kinh nghiệm. Nhưng bạn cũng cần 1 kế hoạch B – quảng bá trên các trang mạng xã hội. Rồi một kế hoạch C để đề phòng trường họp xấu nhất: trực tiếp liên hệ đến các cửa hàng, siêu thị, nơi các chị em hay lui tới…
- Xây dựng mạng lưới đồng minh và các mối quan hệ xã giao: các doanh nhân không phải là những người hùng cô độc. Họ dựa vào mạng lưới để phát triển công ty.
Công ty bạn sản xuất bột giặt nhưng không phải cứ sản xuất ra loại bột giặt chất lượng tốt, giá hợp lý là mọi người đều mua và thành công. Bạn phải thuê dược những người thiết kế bao bì hấp dẫn. Bạn phải liên kết với truyền thông để giới thiệu sản phẩm. Phải phối hợp với bên vận tải để vận chuyển hàng hóa tối ưu… Tất cả đều nằm trong một mạng lưới đòi hỏi các đầu mối phải phối hợp với nhau thực hiện.
- Đón nhận rủi ro trước mắt: Rủi ro có xu hướng tiêu cực nhưng không phải là kẻ thù. Nên chủ động và thận trọng khi đón nhận rủi ro. Hãy luôn tích cực tham gia vào các dự án không kể ngày đêm, nắm lấy cơ hội đi công tác nước ngoài, đề nghị sếp giao thêm việc… Mặt trái của mọi cơ hội là rủi ro nên nếu không đương đầu với rủi ro bạn sẽ không bao giờ tìm ra cơ hội để phát triển sự nghiệp.
– Liên tục tái tưởng tượng về nghề nghiệp của bạn
Peter Drucker nói rằng: Cách tốt nhất để lường trước được tương lai là tự tạo ra nó.
Thời gian trung bình mà một người Mỹ gắn bó với công việc hiện tại là 4,4 năm. Con số này thể hiện họ luôn thay đổi công việc nhưng cũng muốn tìm kiếm một công việc ổn định hơn.
Trong hoàn cảnh đó, Robert Safian – người giám sát hoạt động biên tập của Fast Company, từng là biên tập viên của tạp chí Time và Fortune cho rằng: kỹ năng quan trọng nhất đối với mỗi người là khả năng học được những kỹ năng mới. Việc liên tục cởi mở với các lĩnh vực học hỏi và phát triển mới sẽ giúp bạn có giá trị trong mắt các ông chủ, các đối tác và nghề nghiệp tương lai.
- Điều đó không có nghĩa là bạn phải “cái gì cũng biết”. Bạn phải phát triển kinh nghiệm đến một mức độ nhất định về chuyên môn trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn lựa chọn.
- Bạn cũng đừng quá cầu toàn về sự trì trệ. Nếu có việc gì đó không diễn ra theo đúng ý bạn muốn thì hãy loại bỏ nó và chuyển sang việc khác.
- Tự tạo ra may mán cho bản thân
“Thước đo cho sự thông minh là khả năng thay đổi” (Albert Einstein)
10 năm trước các bạn có tưởng tượng được một người “ thiết kế ứng dụng cho Ipad” là người làm gì không?
Chắc chắn là không.
Hiện tại đang có vô vàn những công việc như vậy. Một phần đáng kể người lao động hiện nay đang kiếm tiền bằng cách làm những công việc chưa từng xuất hiện trong 10 hay 20 năm trước. hoặc, bản chất công việc không thay đổi thì chắc chắn bạn cũng đang dùng những kỹ năng, kỹ thuật mới để thực hiện công việc đó.
Ví dụ: Một ca sĩ không chỉ hát phòng trà mà tự làm MV, tung lên mạng xã hội….
VD trong kinh doanh:
10 năm sau chúng ta có thể thực hiện một loại hình công việc mới mà hiện tại chúng ta không thể tưởng tượng được.
Điều chúng ta phải làm:
– Phóng tầm mắt ra khỏi chức vụ công việc và tập trung vào nhiệm vụ của bạn.
Các chức vụ sẽ là một cạm bẫy và công việc của bạn có thể không còn trong tương lai. Do đó, cần tập trung vào nhiệm vụ của mình bằng cách tinh chỉnh các mục tiêu và phát triển kỹ năng.
– Không tập trung vào vị trí cụ thể mà tập trung vào những gì bạn muốn đạt được
– Biến việc giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào thành thói quen của bạn
– Đây là cách thức số 1 để gây dựng các mối quan hệ. Chúng ta chắc chắn rằng, tại một thời điểm nào đó trong tương lai, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của những người khác.
– Chủ động đảm nhiêm thêm trách nhiệm và khởi xướng dự án mới
Thời “chuẩn bị” các nhân viên trẻ cho các vị trí cấp cao đã xa. Không ai dành nhiều thời gian để lo cho sư nghiệp của bạn ngoại trừ bản thân bạn.
Thomas Friedman đã viết: các ông chủ đều đang tìm kiếm một loại người – những người không chỉ có kỹ năng tư duy phản biện để làm những công việc gia tăng giá trị mà công nghệ không thể, mà còn là những người có thể tạo ra , thích ứng và tái tạo công việc của họ mỗi ngày, trong một thị trường thay đổi nhanh hơn bao giờ hết.
Luôn cúi đầu và tuân thủ các nguyên tắc, bạn sẽ không bao giờ được khen thưởng. Hãy trình bày ý tưởng với sếp, hãy tiên phong với sự sáng tạo và chủ động của riêng mình.
May mắn không ở trên trời rơi xuống. Người may mắn là người cởi mở, lạc quan, chủ động và luôn sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ.
– Tìm ra điểm trọng tâm trong công việc
Có 2 dạng công việc trên thế giới:
- Dạng tuân thủ: loại nghề hoặc một hợp đồng, chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ tan giờ làm
- Dạng công việc làm với một quyết tâm cao, miệt mài, thâu đêm suốt sáng
Biến công việc với quyết tâm cao thành trọng tâm nỗ lực của bạn thì bạn có thể tạo ảnh hưởng đến những gì ý nghĩa nhất với mình.
Sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạov à doanh nhân sáng tạo được tiếp thêm năng lượng bởi sự giao thoa của 3 yếu tố: sự quan tâm, kỹ năng và cơ hội.
– Sự quan tâm (Interest): Sự quan tâm không phải là lợi nhuận mà vượt lên lợi nhuận thông thường. Đó là niềm yêu thích của bạn, sự nhiệt huyết, chân thành
– Kỹ năng then chốt (Skill): Hãy liệt kê ra những gì bạn biết và có thể học hỏi một cách dễ dàng
– Những luồng cơ hội (Opportunity): Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng cho một sự nghiệp thành công. Bạn biết là cơ hội không nhiều. Vì vậy, bạn phải đơn giản định nghĩa “cơ hội” là bất cứ thứ gì đưa bạn đến gần hơn với nhiệt huyết của bản thân.
Cơ hội hiếm khi là những bước nhảy vọt mà là các quy trình chậm nhưng ổn định và chắc chắn.
Khi bạn đưa ra những những lựa chọn có khả năng ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn, hãy nhắm mắt đến điểm giao thoa giữa sự quan tâm, kỹ năng và cơ hội của bạn (I-S-O).
Chỉ giao thoa giữa 2 điểm là không đủ. Bạn mê ca hát. Gia đình và các mối quan hệ của bạn thừa sức để lăng-xê bạn trở thành ca sĩ. Nhưng nếu bạn kỹ năng hát của bạn còn dở thì cũng không thể trở thành ca sĩ nổi tiếng, chuyên nghiệp.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, chúng ta cũng cần giúp cho đối tác và nhận viên tìm ra điểm IOS của họ. những quản lý tài năng đã tìm cách để thấu hiểu đam mê, và các kỹ năng nhân viên, đồng thời, liên tục nỗ lực tạo ra các cơ hội trong vùng giao thoa đó.
Tiểu kết:
Để tạo ra cơ hội cho bản thân, bạn cần hiểu và thực hiện:
- Nghề nghiệp xuất hiện trước đam mê
Đam mê không phải là một nghề mà là một cách làm việc. Để có được một cách sống (và cách làm việc) mà bạn yêu thích, hãy bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng, trau dồi những kỹ năng hiếm có và giá trị, những thứ sẽ giúp bạn khác biệt.
- Tìm cách thích nghi với kế hoạch của bạn
Lập kế hoạch linh hoạt và sẵn sàng xoay chuyển trong công việc nếu cần thiết. Hãy luôn phòng bị sẵn kế hoạch A, B thậm chí là Z.
- Đừng thỏa hiệp với hiện trạng
Hãy thường xuyên tìm cách “phá vỡ” hiện trạng của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy quá thoải mái với vị trí hiện tại của mình, đó cũng là lúc bạn nên thách thức bản thân với những vai trò mới.
- Đảm trách những nhiệm vụ quan trọng
Hãy nghĩ về công việc của bạn – đích đến của bạn – xét về một nhiệm vụ lớn hơn. Chức vụ là một mục tiêu khép kín, nhưng nhiệm vụ có thể phát triển cùng bạn.
- May mắn là trạng thái của tư duy
Khám phá bản thân trước những tình huống mới, hãy luôn cởi mở, luôn chủ động theo đuổi các cơ hội. May mắn sẽ đến với những người kiếm tìm nó.
- Làm việc có mục đích
Điều chỉnh công việc của bạn đến mức ảnh hưởng tối đa nhờ tập trung làm việc trong vùng giao thoa giữa những kỹ năng, đam mê và cơ hội của bạn.
Trạm đọc | Nguồn ảnh sưu tầm
Thegioibantin.com | Vina-Aspire News