Thế nào là một môi trường đại học sáng tạo?

0

Dù đã có nhiều nỗ lực cải cách, môi trường đại học hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa đủ mới mẻ để thu hút sinh viên trong việc học tập, gián tiếp làm sinh viên không phát triển hết tiềm năng của mình. Giải pháp cho việc này chính là việc xây dựng những môi trường đại học “sáng tạo” hơn. Vậy một môi trường đại học “sáng tạo” thực sự là một nơi như thế nào?

Là nơi các giảng viên được phép sáng tạo

Để biết một ngôi trường có sáng tạo hay không, hãy nhìn vào giảng viên và phương pháp giảng dạy của giảng viên ở trường đó. Khi lượng kiến thức mỗi sinh viên cần trau dồi ngày càng nhiều, giảng viên có trách nhiệm rất lớn trong việc đem lại cách dạy hấp dẫn và sáng tạo để trải nghiệm học tập thêm tuyệt vời.

Matthew Weathers, vị giáo sư Toán học tại trường đại học Biola, bang California, Hoa Kỳ đã làm được điều đó. Vào những dịp đặc biệt trong năm, giáo sư tự sáng tạo ra những video thật hài hước để trình chiếu cho sinh viên trước khi vào bài học. Trong các đoạn phim ngắn này, giáo sư sẽ thực hiện những hành động thú vị như tương tác với hình ảnh của chính bản thân trên màn chiếu hoặc nghịch ngợm với các biểu tượng trên máy vi tính ông sử dụng. Những nỗ lực này của Matthew đã đem đến những tràng cười giòn giã cho các sinh viên, khiến cho môn Toán khô khan trở nên cực kỳ mới lạ, đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo cho hàng triệu sinh viên và giảng viên khác trên thế giới. Hiện tại trang Youtube của giáo sư Matthew đã có hơn 40 video và gần 82.000 lượt đăng ký theo dõi. Các bậc phụ huynh và học sinh có thể theo dõi các bài giảng đậm chất sáng tạo của giáo sư tại đường link này.

Là nơi đặt sinh viên làm trung tâm

Trong nhiều năm qua, sinh viên tại các trường đại học tại Việt Nam vẫn thường phàn nàn vì không được nhà trường và giảng viên quan tâm đúng mực. Tuy rằng thực trạng này đang dần được cải thiện khi một số trường bắt đầu tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên hay giảng viên bố trí thời gian ngoài giờ học để giải đáp thắc mắc, các hoạt động này vẫn chưa diễn ra thường xuyên và phổ biến trên diện rộng. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm hứng thú trong học tập của sinh viên, đi ngược lại với phương châm lấy người học là trung tâm của môi trường đại học sáng tạo.

Một ví dụ nổi bật cho việc lấy sinh viên làm trung tâm trong môi trường giáo dục có thể tìm thấy ở Đại học RMIT. Tại đây, sinh viên được khuyến khích gửi góp ý cho trường 24/7 bằng hình thức email hoặc gặp trực tiếp bộ phận hỗ trợ sinh viên. Trên lớp học, sinh viên cũng được tự do trao đổi và thảo luận với giáo viên trong không khi cởi mở và tích cực, gần như không hề có khoảng cách giữa giảng viên – sinh viên. Ngoài ra, cuối mỗi kỳ, các bạn đều được đánh giá các giảng viên của mình. Chính vì thế, bản thân các giáo viên có thêm động lực để thay đổi phương pháp giảng dạy, nhằm khơi gợi tính sáng tạo và chủ động, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Tham khảo thêm bài viết về phương pháp giảng dạy của một giảng viên RMIT ở đây.

Đặt sinh viên ở trung tâm không chỉ biểu hiệu qua việc học mà còn qua các hoạt động ngoại khoá. Tại Đại học RMIT, có trên 60 câu lạc bộ khác nhau, mỗi CLB đều có Ban điều hành, Chủ tịch và các vị trí thiết yếu khác như mô hình một công ty thu nhỏ. Các CLB này hoạt động theo phương thức độc lập, do sinh viên đăng ký với bộ phận Hoạt động Sinh viên và từ đó phát triển lên. Chính thành viên của các CLB sẽ tự tự xây dựng các chương trình hoạt động, tự gây quỹ và kêu gọi tài trợ. Ngoài việc tiếp thu những kiến thức trên lớp thì những hoạt động này cũng giúp các bạn sinh viên trưởng thành hơn rất nhiều. Nhiều bạn đã tìm thấy đam mê và công việc tương lai từ chính những hoạt động này.

Có cơ sở vật chất gợi mở tính sáng tạo

Lớp học, phần mềm hỗ trợ và dụng cụ học tập đều góp phần đem lại hứng thú trong việc học của sinh viên. Trong môi trường đại học sáng tạo, các thành phần cơ sở vật chất này còn được tối ưu hoá nhằm khơi gợi những hướng đi mới trong suy nghĩ.

Một ví dụ chứng minh những đóng góp của cơ sở vật chất tới tư duy của sinh viên chính là việc xây dựng không gian học tập linh hoạt của của Đại học City (London, Anh).

Các giảng viên sẽ được lựa chọn phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy của mình. Có những phòng học có nội thất có thể di chuyển dễ dàng, cho phép sinh viên ngồi theo các nhóm nhỏ, thảo luận theo cặp, thuận lợi cho việc trao đổi ý kiến với bạn bè. Các phòng khác lại được gắn máy chiếu và màn hình được treo quanh phòng để đảm bảo tất cả sinh viên đều nhìn thấy tư liệu học một cách tốt nhất. Bảng điện tử cũng là một công cụ hiệu quả để thu hút sinh viên chủ động đóng góp nhiều hơn trong tiết học, khơi dậy tính tò mò và khao khát tìm kiếm cái mới. Không ngoài dự đoán, cả giảng viên và sinh viên của Đại học City đều phản hồi rất tích cực về các không gian học tập mới này. Một giáo viên đã chia sẻ: “Điều tôi thích nhất về phòng học mới này là cơ hội để tương tác và gắn kết với sinh viên nhiều hơn, và điều đó giúp ích rất nhiều cho việc giảng dạy.” Phụ huynh và học sinh có thể tham khảo về mô hình lớp học sáng tạo này tại đường link này.

Một vài hình ảnh về các không gian học tập của trường Đại học City, London được trích ra từ đoạn video trên.

Xây dựng chương trình học linh hoạt và sáng tạo

Trung bình một sinh viên Việt Nam trong bốn năm đại học cần phải hoàn thành xấp xỉ 50 môn học. Trong số các môn học này, phần lớn đều là các môn chuyên ngành, bên cạnh các môn thiên về triết học hoặc toán học với yêu cầu để vượt qua thường là học thuộc lòng tài liệu có sẵn và trả lời đúng câu hỏi đưa ra trong bài thi. Cách học này vô hình chung đã làm hạn chế ham muốn học hỏi và sự đột phá của sinh viên.

Việc thường xuyên được bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo qua các môn học mới đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy mở của sinh viên. Tại các đại học ở Úc hoặc Singapore, bên cạnh môn học cốt lõi trên trường, sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc với những môn thuộc các chuyên ngành khác nhau. Đó có thể là các môn mang tính nghệ thuật như Nhiếp ảnh, Hội hoạ, Kịch nói hoặc Làm phim, nhưng cũng có thể chỉ là những môn trái ngành như sinh viên công nghệ có thể tham gia một lớp về tâm lý, hay sinh viên truyền thông tham gia một khoá về âm nhạc. Những môn học này có thể không đem lại những kiến thức chuyên ngành thực tế, nhưng lại vô cùng hữu ích khi bổ sung cho các bạn những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống. Lựa chọn môn học càng đa dạng thì sinh viên càng có cơ hội được khám phá bản thân nhiều hơn. Qua đó, các bạn không những có thể tìm ra những tiềm năng mới của bản thân, mà còn hé mở nhiều chiều tư duy mà mình chưa từng biết tới. Đó chính là những lợi thế quý giá mà môi trường đại học khơi gợi sáng tạo hoàn toàn có thể đem tới cho các bạn sinh viên.

Để kịp đáp ứng được những đòi hỏi mới về môi trường giáo dục tương lai của các bạn sinh viên, môi trường đại học truyền thống sẽ cần phải thay đổi rất nhiều. Từ tư duy của giảng viên, phương pháp giảng dạy tới cơ sở vật chất tới giáo trình môn học, tất cả đều nhằm mang đến một môi trường đại học khơi mở sáng tạo. Môi trường ấy, rất có thể, sẽ trở nên phổ biến tại Việt Nam trong những năm tới, trở thành nơi đào tạo những sinh viên đầy tài năng với tư duy mới lạ, và là điểm đến của cha mẹ và học sinh mong muốn đón nhận nền giáo dục tốt nhất.

*Bài viết mang ý kiến chủ quan của tác giả.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: chame.rmit.edu.vn



Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ