PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Phụ huynh Việt mới là lực cản lớn nhất của giáo dục!

0

TGVN. Sau loạt bài với những ý kiến trái chiều về bộ sách giáo khoa mới lớp 1, Báo TG&VN tiếp tục trích đăng quan điểm cá nhân, góc nhìn của chuyên gia, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh, nguyên giảng viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội về vấn đề này. Bài viết không phản ánh quan điểm của Tòa soạn.

Đầu năm học, lại nghe phụ huynh phàn nàn về ngành giáo dục, trong đó có vấn đề sách giáo khoa, ít thì chê lạc hậu, nhiều thì chê tốn kém, lúc nào cũng ngưỡng vọng hết Tây đến Singapore, Nhật, Hàn… Nhưng nhìn danh sách sách giáo khoa năm 2020, tôi thấy có gì không ổn đâu? Đâu phải ngày nào học sinh cũng phải mang hết cả đống sách đến lớp?

Có người làm một phép tính, lớp 1 mà có tới 23 cuốn và học 35 tuần, trung bình 1 tuần rưỡi các cháu sẽ “xử lý” xong 1 cuốn nhưng cách tính máy móc ấy theo tôi là phiến diện, không khách quan.

Trong số đó chỉ có 9 quyển là sách giáo khoa, còn lại là sách bài tập. Sở dĩ phải có vở và sách bài tập vì phụ huynh không đồng ý cho các cháu được viết vào sách, nên 23 không phải là con số chính xác. Với lại, dù có 23 cuốn sách đi nữa thì quan trọng là quyển ấy dày hay mỏng, nội dung của nó như thế nào chứ vấn đề không phải ở số lượng.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng, phụ huynh mới là lực cản của giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Cháu tôi năm nay cũng mới vào lớp 1, nhưng số sách gia đình cho cháu đọc, xem từ hồi 5 tuổi đến giờ đã lên đến vài chục cuốn. Hiện ở nhà tôi có nguyên một ngăn toàn sách của cháu. Có những quyển đơn giản chỉ khoảng hơn chục trang, toàn sách ảnh, có những cuốn phức tạp hơn, nhiều chữ hơn thì gia đình sẽ đọc giúp cháu.

Cho nên, quan trọng không phải là nhiều hay ít sách mà ở nội dung của sách ấy có phù hợp với lứa tuổi hay không, có quá nhiều hay không thì phải do chuyên gia về giáo dục hay giáo viên đánh giá, chứ chúng ta không thể đếm 23 đầu sách để rồi cho là… không ổn.

Trong thời gian ở nước ngoài, tôi thấy học sinh bên Singapore, Hàn Quốc hay Anh, Mỹ đều có nhiều sách hơn học sinh Việt. Nhưng học sinh nước ngoài thường có ngăn tủ trong lớp của mình để cất sách và hằng ngày chỉ mang cuốn nào cần trong ngày đó về nhà.

Cho nên, lời phàn nàn sách quá nhiều là chỉ nhìn từ phía bên ngoài, phiến diện, thiếu căn cứ. Theo những gì tôi chứng kiến, so với học sinh nước ngoài nói chung, trẻ em Việt học hành đơn giản hơn nhiều.

Cái sai của giáo dục Việt không phải ở số lượng sách giáo khoa, cũng không phải ở môn học mà ở cách dạy. Cách dạy của Việt Nam thay vì cho trẻ em tự vận động, tự sáng tạo lại bắt học thuộc lòng, bắt nhồi nhét kiến thức.

Ví dụ, tại sao lại bắt học sinh phải nhớ Phan Đình Phùng khởi nghĩa năm nào trong khi thực sự chỉ cần nhớ là khoảng cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp xâm lược thôi chứ không cần ép trẻ nhớ chi tiết đến ngày, tháng, năm làm gì.

Cách dạy này đã làm môn Sử vốn rất hấp dẫn, thú vị trở nên bị chán ghét nhất ở Việt Nam.

Sau này khi vào đời, trừ khi các em làm một vài ngành nghề đặc biệt như hướng dẫn viên ở Bảo tàng hay giáo viên dạy môn Lịch sử mới cần biết chính xác những thông tin đó. Còn 99% học sinh sẽ chẳng cần biết chi tiết ngày, tháng ấy làm gì.

Như vậy, học sinh Việt Nam dù có bị quá tải thì cách học hành như vậy cũng không đem lại nhiều giá trị.

Thế nên, cái chúng ta cần thay đổi là cách dạy để cho trẻ em không bị nhồi nhét, không phải học thuộc lòng quá nhiều, không triệt tiêu sáng tạo của học sinh.

Đó mới là cái cần thiết phải cải tiến chứ không phải nhìn bề ngoài về số lượng sách giáo khoa rồi phàn nàn về áp lực của trẻ đang phải chịu đựng.

Nói chung, theo tôi, giáo dục là ngành rất “đau khổ”, bởi ai cũng tưởng mình là chuyên gia. Chỉ lướt mạng xã hội, ta sẽ thấy các bậc phụ huynh Việt Nam khó chiều nhất trên thế giới này.

Học thì muốn ít, biết lại phải nhiều, học phí phải rẻ, giáo viên phải tận tâm còn chính bố mẹ thì vô can, 100% khoán cho nhà trường mới hài lòng.

Đã thế, một bộ phận phụ huynh lúc nào cũng ngưỡng vọng giáo dục nước ngoài mà không hề biết thực tế, giáo dục nhiều nước nặng nề hơn nước ta.

Trẻ con phương Tây thay vì học vài trích đoạn tác phẩm như Việt Nam còn phải đọc nguyên cả tác phẩm vài trăm trang để trình bày quan điểm của mình mà chẳng bố mẹ nào nghĩ đến phàn nàn.

Do đó, tôi vẫn cho rằng, phụ huynh Việt mới là lực cản lớn nhất của giáo dục.

Bản thân mỗi bậc cha mẹ chỉ nuôi dạy 1-2 đứa trẻ đã toát hết mồ hôi trong khi 1 giáo viên bị nhồi nhét năm chục, sáu chục học sinh lại muốn người ta phải “ba đầu sáu tay”, cái gì cũng làm được.

Một khi giáo viên phải gánh một nhiệm vụ quá tải như thế, họ sẽ chọn cách dễ hơn cả là buộc phải bắt trẻ học thuộc lòng, sẽ không có không gian để cho trẻ em được sáng tạo.

Tất nhiên, giáo dục cũng cần cải tiến nhưng khách hàng chính là thượng đế. Nếu như thượng đế không thay đổi thì giáo dục cũng không thể thay đổi được.

Suy cho cùng, ba lô hay cặp sách cũng chỉ là cái vỏ; cốt lõi của giáo dục là dạy học trò tính nhân văn, sự hiểu biết để các em có cơ hội trở thành người tử tế, hữu ích.

Tôi không bênh giáo dục Việt Nam nhưng thị trường thế nào – hàng hoá thế ấy, phụ huynh còn đổ lỗi thì giáo dục khó mà hy vọng cải thiện được.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Báo quốc tế

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ