Công nghệ và giáo dục
Vài tuần trước, một người bạn cũng là thầy giáo đã viết cho tôi rằng trường của anh ấy hiện thời đang áp dụng công nghệ vào việc dạy và nhiều học sinh đang dùng laptop trong lớp v.v. Tôi viết cho anh ấy: “Trường của anh có dùng công nghệ để “biến đổi” việc dạy hay chỉ “khớp nó” vào quanh việc dạy truyền thống như cái thay thế cho điều đã được dùng trên giấy hay bảng đen? Đừng lẫn lộn việc dùng công nghệ và việc dạy kĩ năng mà học sinh cần. Công nghệ chỉ là công cụ bổ sung thêm cho việc dạy. Điều nhà trường nên làm là dạy cho học sinh cách nghĩ độc lập và phê phán, và cách giải quyết vấn đề vì đây là những kĩ năng được cần cho tương lai của họ. Bên cạnh đó, học sinh cũng nên được đào tạo trong làm việc tổ, cộng tác, và trao đổi vì điều này được yêu cầu bởi mọi việc làm của tương lai. Cho dù học sinh biết cách dùng laptop nhưng nếu tư duy của họ không thay đổi, họ sẽ KHÔNG có khả năng làm tốt trong thế giới cạnh tranh này.”
Anh ấy viết lại cho tôi: “Thầy áp dụng công nghệ để cải tiến giáo dục thế nào? Tôi cần các ví dụ rõ ràng hơn.” Tôi đáp lại anh ấy rằng công nghệ nên được dùng như công cụ để hỗ trợ cho việc dạy nhưng KHÔNG như cái thay thế cho việc dạy. Chẳng hạn, trong đọc bài giảng truyền thống, học sinh khó hiểu khái niệm trừu tượng. Có video trình bày hay mô phỏng một thực nghiệm có thể giúp cho học sinh hiểu khái niệm tốt hơn vì học sinh có thể thấy mọi sự làm việc thế nào. Một phim ngắn về địa lí có thể giúp cho thầy giáo giải thích vị trị địa lí hay nước nào đó thay vì chỉ đọc bài giảng. Động cơ tìm kiếm như Google có thể giúp cho học sinh làm nghiên cứu dễ dàng và nhanh chóng hơn là xem qua nhiều sách để tìm tham chiếu đặc biệt. Vì học sinh có thể tìm ra nhiều thứ nhanh hơn, họ có khả năng tổ hợp nhiều thông tin vào trong việc học của họ. Có sẵn nhưng phần mềm mà thầy giáo có thể giám sát việc dạy của mình, giữ ghi chép về lớp như số nhiệm vụ được cho, tính điểm, cho nên thầy cô giáo có thể có nhiều thời gian để hội tụ vào nội dung hơn là bận rộn với công việc hành chính. Ngày nay học sinh phải được dạy là người tự học nơi họ học tài liệu trên lớp mà thầy cô đã đăng trực tuyến TRƯỚC KHI tới lớp để cho họ có thể dành thời gian trên lớp cho thảo luận, cộng tác, hỏi câu hỏi v.v. Vì tài liệu trên lớp được để trực tuyến, không có nhu cầu để học sinh phải ghi chép nhiều mà tập trung vào việc học, hỏi câu hỏi, nhận câu trả lời và bắt kịp với lớp. Nếu học sinh bỏ sót điều gì đó, họ bao giờ cũng có thể quay lại tài liệu trực tuyến để học nhiều lần tuỳ ý. Học sinh học nhiều hơn khi họ có truy nhập vào tài liệu lớp vào bất kì lúc này. Công nghệ có thể làm cho việc học dễ dàng hơn nhiều vì nhiệm vụ phân công có thể được đăng trực tuyến cho họ làm và thầy cô giáo có thể theo dõi dấu vết mọi hoạt động trực tuyến nữa. Chẳng hạn, học sinh sẽ mất bao lâu để hoàn thành nhiệm vụ được phân công cũng như bao nhiêu người trong số họ có thể hoàn thành đúng giờ và bao nhiêu người cần nhiều thời gian hơn để làm điều đó để cho thầy cô giáo có thể điều chỉnh nhịp dạy tương ứng. Hơn nữa, nếu các hoạt động lớp học được ghi lại và đăng trực tuyến, học sinh có thể truy nhập vào video này để hiểu rõ hơn việc dạy một ý tưởng, chủ đề, hay khái niệm khi học lỡ lớp học hay học lại cái gì đó mà họ không hiểu rõ.
Biến đổi giáo dục nghĩa là khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm nhiều hơn với việc học của họ. Ngày nay việc dạy đang thay đổi từ thầy cô truyền thụ tri thức của họ thành việc thúc đẩy tự học của học sinh. Giáo dục phải thay đổi từ học thụ động sang học chủ động, từ chương trình đào tạo phân mức sang chương trình đào tạo tích hợp và liên ngành, vì đây là những kĩ năng mà thị trường việc làm cần. Trong tương lai gần, ưu thế cạnh tranh với mọi nước sẽ bắt nguồn từ khả năng người của họ áp dụng công nghệ vì nền kinh tế đang dịch chuyển từ có vật tư thô sang có tài năng. Thành công của công ti sẽ dựa trên việc nó có bao nhiêu người tài để tạo ra và thực hiện công nghệ. Chẳng hạn, thành công của Google, Facebook, và Microsoft chủ yếu dựa trên các tài năng của công nhân của họ, những người thúc đẩy phát kiến, nâng cao năng suất, và phát triển sản phẩm mới nhanh hơn các công ti khác. Tương lai của bất kì nước nào đều phụ thuộc vào việc họ chuẩn bị tốt thế nào cho người của họ đối với những thách thức và cơ hội của nền kinh tế đang thay đổi nhanh. Khi những công nghệ như tự động hoá, robotics, trí tuệ nhân tạo v.v đang được thực hiện, nhiều nước phụ thuộc vào lao động thủ công sẽ chứng kiến nền kinh tế của họ sẽ sụp đổ với thất nghiệp cao. Cho dù điều đó chưa xảy ra nhưng nó sẽ sớm xảy ra.
Vì hệ thống giáo dục chậm thay đổi, bạn có thể thấy những vấn đề về nhiều sinh viên đại học đang trở nên giận dữ hơn khi họ thấy nhiều người tốt nghiệp không thể kiếm được việc làm. Nhiều học sinh trung học mất động cơ học tập khi họ biết điều họ học không liên quan tới điều thị trường việc làm cần. Nhiều thầy cô giáo thất vọng vì họ phải dạy cái gì đó mà biết rằng cái đó không phải là điều học sinh cần. Nhiều bố mẹ hoang mang vì họ không biết tương lai có thể mang tới cái gì và con cái họ phải có kĩ năng nào để thành công. Để thành công trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, học sinh cần bộ kĩ năng rộng và sâu hơn mà phải được dạy trong trường học và hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu khẩn thiết này bằng không học sinh sẽ bị bỏ lại đằng sau và không bao giờ có cơ hội bắt kịp.
Tất nhiên, các trường phải thay đổi theo cách có nghĩa, không chỉ là dùng laptop và đa phương tiện như cái phụ thêm cho sách giáo khoa hay giấy và mực. Vì một số trường không thể thay đổi và có thể không bao giờ thay đổi nhưng có các phương án khác, như trường trực tuyến dùng công nghệ để dạy nhiều học sinh hơn một cách hiệu quả. Tôi nghĩ sớm hay muộn các trường trực tuyến này sẽ làm biến đổi hoàn toàn giáo dục và cung cấp cho học sinh những kĩ năng mà họ cần để làm tốt trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này.
—English version—
Technology and education
A few weeks ago, a friend who is also a teacher wrote to me that his school is currently applying technologies to the teaching and many students are using a laptop in class etc. I wrote to him: “Does your school use technologies to “transform” the teaching or only “fit it” around traditional teaching as a substitute for what was used on paper or blackboard? Do not confuse the use of technology and the teaching of skills that students need. Technology is only a tool that supplements the teaching. What the school should do is to teach students how to think independently and critically, and how to solve problems because these are the needed skills for their future. In addition, students should also be trained in teamwork, collaboration, and communication as these are required by all future’s jobs. Even if the students know how to use a laptop but if their thinking does not change, they will NOT be able to do well in this competitive world.”
He wrote back to me: “How do you apply technology to improve education? I need more clear examples.” I replied to him that technologies should be used as tools to support the teaching but NOT as a substitute for the teaching. For example, in traditional lecturing, it is difficult for students to understand an abstract concept. Having a video film that demonstrates or simulate an experiment can help students understand the concept better as students can see how things work. A short film about geography can help teachers to explain a certain geographical location or countries instead of just a lecture. A search engine such as Google can help students to do research easier and faster than go through a lot of books to find a specific reference. Since students can find many things faster, they are able to incorporate a lot of information into their learning. There is software available where teachers can monitor their teaching, keep class records such as the number of assignments given, calculate the grades, so teachers can have more time to focus on the content rather than busy with administration works. Today students must be taught to be self-learners where they study class materials that teachers post online BEFORE coming to class so they can spend class time to discuss, to collaborate, to ask questions etc. Since class materials are online, there is no need for students to take a lot of notes but concentrate on listening, asking questions, receiving answers and keep up with the class. If students miss something, they can always go back to the materials online to learn as many times as they need. Students learn more when they have access to class materials at any time. Technology can make learning much easier as assignments can be posted online for them to do and teachers can track all activities online too. For example, how long will it take for students to complete the assignment as well as how many of them can complete on time and how many of them require more time to do that so the teachers can adjust the pace of teaching accordingly. Moreover, if the classroom activities are recorded and posted online, students can access to the video to better understand the teaching of an idea, subject, or concept when they miss a class or re-learn something that they do not understand well.
To transform education means to encourage students to be more responsible for their learning. Today the teaching is changing from the teacher to transfer their knowledge to the promoting of self-learning of the students. The education should change from passive learning to active learning, from a leveling curriculum to an integrated and interdisciplinary one, as these are the skills the job market needed. In the near future, the competitive advantage for all countries will come from their people’s ability to apply technologies as the economy is shifting from having raw materials to having talents. The success of a company will be based on how many talents it has to create and implement the technology. For example, the success of Google, Facebook, and Microsoft is based solely on the talents of their workers who foster innovation, enhanced productivity, and develop new products faster than others. The future of any country is depending on how well they prepare their people for the challenges and opportunities of the fast-changing economy. As technologies like automation, robotics, artificial intelligence etc. are being implemented, many countries who are depending on manual labor will see that their economy will collapse with high unemployment. Even it has not happened yet but it will happen soon.
Since the education system is slow to change, you can see the issues of many college students are getting angrier when they see many graduates could not get a job. Many high school students are losing their motivation to study as they know what they learn is not relevant to what the job market needs. Many teachers are frustrated because they have to teach something knowing that is not what students need. Many parents are confused because they do not know what the future could bring and what skills must their children have to succeed. To succeed in this technology-driven world, students need a broader and deeper set of skills that must be taught in school and education system must change quickly to meet this urgent needs else students will be left behind and never have the chance to catch-up.
Of course, schools must change in a meaningful way, not just using a laptop and multimedia as a supplement to textbooks or paper and ink. As some schools cannot change and may never change but there are alternatives, such as online schools that use technologies to teach more students effectively. I think sooner or later these online schools with the most up to date materials will completely transform the education and provide students with skills that they need to do well in this fourth Industrial revolution.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Tác giả: Giáo sư John Vu
[…] Công nghệ và giáo dục […]