Dừng ngay thói quen ăn đồ thừa để qua đêm trước khi ung thư “gõ cửa”, nhất là với 4 món quen thuộc ai cũng ăn này
Để tiết kiệm, tránh lãng phí đồ thừa nên chúng ta thường để thực phẩm qua đêm, hôm sau sử dụng lại. Tuy nhiên, với 4 món ăn sau đây thì tuyệt đối nên tránh vì chúng đem lại nhiều tác hại không mong muốn cho sức khỏe.
Thức ăn để qua đêm, được đun nấu nhiều lần sẽ khiến các chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí còn chuyển hóa thành chất độc hại, có nguy cơ gây ra nhiều bệnh như đau dạ dày, viêm ruột, ngộ độc thực phẩm, thậm chí là ung thư.
Từng có trường hợp một bé trai 2 tuổi, ở Phúc Châu, Trung Quốc, đột nhiên bị nôn ra máu 7 lần chỉ trong vòng 5 tiếng. Khi được đưa tới viện thì cậu bé đã rơi vào tình trạng sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân được tìm ra là gia đình cho con trai ăn trứng vịt muối để qua đêm.
Trong một trường hợp khác, hai vợ chồng Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, lên cơn đau vật vã, khi tới bệnh viện thì người chồng đã tử vong, người vợ thì rơi vào tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân được làm rõ cũng là do ăn súp rong biển, rau và dưa chua còn thừa từ đêm hôm trước, dẫn tới ngộ độc hypochlorite, đây là một độc chất có thể được phát hiện ở những món ăn để qua đêm 8-10 tiếng đồng hồ.
Ngoài hypochlorite ra, thực phẩm để qua đêm cũng thường sản sinh ra loạt chất gây ung thư như nitrit, nitrat dù có hâm nóng lên cũng không thể loại bỏ được.
Đó chính là nguyên do mà chúng ta cần hết sức cẩn trọng với 4 nhóm đồ ăn sau đây, nên tránh lưu trữ sang ngày hôm sau:
1. Các loại rau xanh
Trong rau xanh có hàm lượng nitrat khá nhiều, sau khi đun nấu và để quá lâu, vi khuẩn trong món ăn sẽ phân hủy khiến lượng nitrat có sẵn biến chất, trở thành chất gây ung thư nitrite. Cho dù có hàm lượng không lớn, chưa đến mức độ kích phát tế bào ung thư ngay thì chúng cũng gây hại cho cơ thể.
2. Hải sản
Các loại cá, hải sản đem tới rất nhiều protein bổ dưỡng cho người dùng nhưng cũng đứng top đầu danh sách thực phẩm tuyệt đối không nên để qua đêm. Chỉ sau một đêm, các protein trong hải sản sẽ phân hủy, vi khuẩn dễ tấn công và không thể loại bỏ hết hoàn toàn dù đun nấu ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, hải sản cũng là thức ăn có chứa nhiều muối trong thịt, chuyển hóa và sản sinh ra nitric gây nguy cơ ung thư.
Như vậy, người dùng không nên ăn hải sản để thừa từ đêm hôm trước để tránh các nguy cơ nôn mửa, ngộ độc, tiêu chảy và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
3. Cơm nguội
Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nên hạn chế ăn cơm nguội qua đêm.
Đặc trưng của cơm nguội là nhanh thiu, vì nó chứa nhiều tinh bột và đường nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có màu hơi ngả vàng, không còn kết dính. Người ăn vào có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc cấp.
Nếu buộc phải tái sử dụng thì nên bảo quản thật tốt, trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi cơm bị hỏng, có màu lạ hay có mùi bất thường thì phải bỏ đi ngay, làm nóng cơm cũng không có tác dụng.
4. Trứng và các món chế biến từ trứng
Với trứng gà luộc để qua đêm, việc bảo quản trong nhiệt độ trên 10 độ C sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nhất là các loại trứng có lòng đỏ chưa được chế biến kỹ, ví dụ như luộc chưa chín, luộc lòng đào… thì lại càng không nên ăn. Nếu không, các bạn có thể mắc phải nhiều triệu chứng như dạ dày khó chịu, chướng khí, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy…
Bên cạnh đó, những món ăn sử dụng nhiều loại gia vị trong quá trình chế biến, đun nấu cũng không nên để thừa tới ngày hôm sau mới sử dụng lại. Dù là giấm, ớt, muối, đường… đều dễ sinh ra nấm mốc dù được bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát, tiềm tàng nguy cơ tiêu chảy, đau bụng và ngộ độc với những ai có hệ tiêu hóa kém.
Nguy cơ tiềm ẩn nào nằm trong thực phẩm để qua đêm và được đun nấu nhiều lần?
1. Hàm lượng Nitrit, là độc chất gây ung thư, tăng lên đáng kể
Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày vì sau khi vào cơ thể, trong điều kiện nhất định sẽ tạo thành NC (N- hợp chất nitroso) – là một yếu tố nguy cơ chứa nguyên nhân nền cho ung thư dạ dày.
Độc chất này có thể tìm thấy trong những món ăn sau khi đã xào nấu với nhiều dầu, muối, khi để qua đêm, các vitamin sẽ bị oxy hóa, khiến hàm lượng nitrit tăng lên đáng kể. Khi hâm lại những đồ thừa này, đôi khi độc tính còn tăng lên, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
2. Mất chất dinh dưỡng
Vitamin không bền khi gặp nhiệt, do đó, quá trình đun nấu không thích hợp sẽ khiến món ăn đánh mất 30-40% lượng dinh dưỡng ban đầu. Thời gian nấu càng dài và nhiệt độ càng cao sẽ làm mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người.
Chẳng hạn như Vitamin B hay C sẽ tan hết ra trong nước dùng, cấu trúc vitamin và dinh dưỡng trong các loại rau củ cũng bị hủy diệt nhanh chóng vì việc hâm nóng nhiều lần. Các protein trong thịt cũng dễ sinh ra cholesterol bị oxy hóa, gây gánh nặng cho hệ tim mạch.
3. Lượng natri tồn đọng quá nhiều
Trong quá trình đun nấu nhiều lần khiến nước bay hơi hết, chỉ còn dư lại lượng muối bị tồn đọng trong thực phẩm. Nếu không chú ý cho thêm nước mà chỉ hâm nóng đơn thuần thì hàm lượng natri bạn tiêu thụ sẽ gia tăng đáng kể.
Nếu bạn bị tiểu đường, thừa muối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường huyết. Bạn có thể bị mất canxi trong xương nếu ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn tới chứng loãng xương. Khi huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác sẽ tăng đáng kể.
Để tránh lãng phí đồ ăn mà vẫn sử dụng tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Lên kế hoạch trước khi chế biến, cân nhắc lượng thức ăn cho bản thân và gia đình để hạn chế tối đa số thực phẩm thừa.
– Bảo quản lạnh đúng cách, dưới 5 độ C với thực phẩm tươi sống, đợi thực phẩm đã chế biến nguội rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản để tránh lưu trữ nhiều hơi nước, gia tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn và nấm mốc.
– Khi bảo quản, không nên để màng bọc thực phẩm chạm trực tiếp vào thức ăn.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Theo Trí Thức Trẻ