Chuyện về người khắc chữ trên cây bút của Tổng thống Mỹ

0

Hoài niệm quá khứ, ông nở nụ cười kể chuyện một thời từng hàng học sinh xếp hàng nhờ khắc chữ, nhớ ánh mắt hạnh phúc của đôi tình nhân rạng rỡ khi trao nhau cặp nhẫn, món kỷ vật có khắc tên người mình yêu, những lời hứa hẹn bên nhau trọn đời….

Đồ nghề của một thợ khắc chữ

Duyên nghiệp
Ông tên là Lê Văn Kính nhưng chỉ thích nghệ danh “Dũng khắc chữ lưu niệm”. Thưở nhỏ, khi vừa biết mặt chữ, cậu bé con nhà nghèo ham đọc, ham nhìn những mẫu chữ đẹp trong sách báo, tập viết lại trên đất trong những lần chăn trâu. Cậu bé tập viết chỉ vì mê chữ đẹp, chứ chưa bao giờ nghĩ sẽ sống bằng nghề bán những nét chữ. Ai ngờ “nghề chọn người”.
 Ông Kính là một trong những thợ khắc chữ cuối cùng ở Sài Gòn
Chàng trai thi đậu Trường Kiến trúc Hà Nội. Cái duyên khắc chữ đến từ những năm tháng này. Một ngày tình cờ, chàng sinh viên đi ngang phố Hàng Gai (Hà Nội), ngày ấy tập trung nhiều người khắc chữ. Chàng sinh viên kiến trúc đứng như bất động, say mê ngắm nhìn một ông lão nhẹ nhàng đưa bàn tay khéo léo tạo nên những nét chữ thanh thoát trên cây viết.
Chàng trai xin được học nghề. Có năng khiếu, chỉ qua ít lần được chỉ dẫn, anh đã khiến “sư phụ” phải trầm trồ khen ngợi. Tuy vậy, khi đó chàng trai chỉ học cho vui, biết thêm tài lẻ, chứ không hề nghĩ sẽ làm nghề này.
Học đến năm thứ 2, anh sinh viên lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Hòa bình lập lại, anh bộ đội xuất ngũ quyết định gắn bó với miền đất mới. Một lần đi ngang đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM), gặp những dòng khách xếp hàng chờ đến lượt khắc chữ.
“Khi nhìn qua, tôi thấy một số thợ khắc chữ không đẹp, nhưng ít người biết nghề này nên khách vẫn đông nườm nượp. Thời điểm đó đang thất nghiệp, sau nhiều ngày đắn đo, tôi quyết định sắm đồ nghề rồi ra góc nhà sách trên đường Lê Lợi ngồi”, ông nhớ lại.
Đồ nghề của thợ khắc chữ thời ấy khá thô sơ. Họ phải lấy mũi khoan mài nhọn như mỏ chim đại bàng, dùng sức tì mạnh mới khắc được chữ. Để khắc một tác phẩm mất khá nhiều thời gian, làm ít tháng là tay chai sần móp mép. Sau này ông tự mày mò chế tạo cho mình những chiếc máy riêng bằng ống nhựa, mũi kim nha khoa, các motor chạy bằng ắc quy, tạo ra sản phẩm nhanh hơn.
Trải qua bao nhiêu năm kinh nghiệm, ông Dũng cho hay: “Khi khắc chữ, điều khó nhất là phải phối hợp giữa ngón cái, ngón trỏ của tay trái kết hợp với bàn tay phải nhịp nhàng, uyển chuyển. Lúc khắc chữ, phải tập trung làm cân đối diện tích hình khối, phân tâm đi một giây là mất đẹp”.
Làm nghề này không được phép sai sót, vì món đồ lưu niệm chỉ có một, nếu làm hư, người thợ sẽ không còn vật thay thế, cũng chẳng biết bồi thường kiểu gì.
 Nghề khắc chữ không chỉ phải cần mẫn, mà còn đòi hỏi năng khiếu
Hoài niệm
Ông nghiêm khắc với chính mình, tâm niệm khắc chữ không chỉ là việc kiếm tiền mà còn là tâm huyết. Từng nét chữ, hoa văn làm tôn thêm vẻ đẹp của món quà lưu niệm, thể hiện tấm lòng người tặng và cả người tạo ra nó. Vì vậy ông cũng khá “kén” khách, không phải ai tới nhờ ông cũng khắc chữ. Với những “trọc phú” tỏ vẻ hoạnh họe kẻ cả, không biết tôn trọng cái đẹp, ông nhất quyết từ chối.
Sau này, quà lưu niệm được đề nghị khắc chữ ngày càng đa dạng, ông tìm tòi ra cách khắc hình, chữ trên mọi chất liệu như nhựa, inox, tranh cát, tranh gạo, tranh sơn mài, nanh heo, ngà voi, thạch anh… thậm chí có thể khắc lưu niệm trên cả đá, gỗ.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, những nét chữ của ông từng xuất hiện trên nhiều đồ lưu niệm dành cho những người nổi tiếng. Nét chữ ấy thậm chí đã xuất ngoại, như trên cây bút cho cựu Tổng thống Mỹ nhân dịp sang thăm Việt Nam.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề khắc chữ, ông trải qua nhiều thăng trầm. Thời hoàng kim, tiền ông làm ra cao gấp nhiều lần lương những viên chức bình thường. Nay nghề khắc chữ không còn thịnh hành, bởi sự ra đời của kỹ thuật khắc chữ tiên tiến, hay những món đồ lưu niệm đã được in hoa văn sẵn.
Nhiều thợ phải bỏ nghề vì tuổi tác, người thì chuyển qua chép tranh, ông vẫn trung thành với nghề. Nay khách tìm tới ông hầu hết là khách quen. Ông tâm sự nay theo nghề không phải vì kiếm tiền, mà muốn lưu giữ một nét đẹp văn hoá ở một góc phố Sài Gòn.
 Một sản phẩm của thợ khắc chữ
Hoài niệm quá khứ, ông nở nụ cười kể chuyện một thời từng hàng học sinh xếp hàng nhờ khắc chữ, nhất là mỗi mùa tan trường. Nhớ ánh mắt hạnh phúc của đôi tình nhân rạng rỡ khi trao nhau cặp nhẫn, món kỷ vật có khắc tên người mình yêu, những lời hứa hẹn bên nhau trọn đời. Một vài lần, ông bắt gặp lại những nét chữ của mình trên những cây viết chào bán ở phố cổ. Cảm xúc gặp lại “cố nhân” khiến ông ứa nước mắt.
30 năm gắn bó với góc phố, ông đã kịp truyền nghề lại cho nhiều học trò. Có người đã qua Mỹ hành nghề, người sang sống ở Pháp, còn lại một học trò đang cùng ông khắc chữ cũng trên phố Lê Lợi. Ông cười buồn: “Tôi có đứa con trai duy nhất, muốn nó nối nghiệp cha lưu giữ nghệ thuật khắc chữ, nhưng còn phụ thuộc vào sở thích, lựa chọn của con”./.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Hoàng Dung
Nguồn: http://baophapluat.vn/dan-sinh/chuyen-ve-nguoi-khac-chu-tren-cay-but-cua-tong-thong-my-222453.html
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ