Cú rẽ ngang của một cựu học sinh chuyên toán trường Ams: Từ tay mơ đến nhà thiết kế thời trang thế giới, lọt top Forbes 30 Under 30, bán một bộ đầm giá cả chục triệu đồng

0

Năm 2015, một cô gái trẻ 27 tuổi lọt vào top 30 gương mặt nổi bật dưới 30 tuổi tại Việt Nam do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Cô gái này là Trần Phương My. My là nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo thương hiệu thời trang cao cấp Phương My và MyMy, hiện đã có mặt tại 20 thị trường quốc tế.

Cấp 2 học chuyên toán Hà Nội Amsterdam, cấp 3 tiếp tục theo ngành toán tại Mỹ nhưng Phương My lại bén duyên với ngành thời trang. Cô từng chiến thắng cuộc thi Are You Runway Ready ở New York, góp mặt ở các sân chơi danh giá như New York Fashion Week 2010, Macy’s Fashion Night Out 2010, Black V Fashion Show 2011 (San Francisco), Tokyo Fashion Fuse 2011, New York Fashion Week Spring 2012…

Năm 2017, cô là đại diện Việt Nam đầu tiên và duy nhất giới thiệu tại tuần lễ thời trang Arab tại Dubai với sự góp mặt của Hoàng Gia Trung Đông. Năm 2018, Phương My là nhà thiết kế đầu tiên được mời tham dự và mở màn Tuần lễ Thời trang Vancouver. Năm 2019, Phương My là nhà thiết kế nữ đầu tiên của Việt Nam trình diễn bộ sưu tập của mình tại tham dự New York Fashion Week, một trong bốn tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới và tại New York Fashion Week Bridal, tuần lễ thời trang cưới lớn nhất thế giới.

Mỗi tuần gửi 10 email xin việc

Từ năm thứ 3 đại học, Phương My đã xác định rõ ràng về việc đi làm và không thể đợi đến khi ra trường mới đi xin việc. Cô cho rằng nếu ra trường mới vội vàng tìm việc thì có rất ít lựa chọn.

Mỗi ngày tôi gửi email cho 10 người, một tuần 70 người, hy vọng một tháng có gần 300 người nhận được thư xin việc của tôi. Trong 300 người ấy, chỉ cần một người trả lời là tôi có một sự lựa chọn nghề nghiệp. Trong email, tôi nói rõ mong muốn đi thực tập, sau đó có nhiều cánh cửa mở ra“, Phương My chia sẻ trên báo chí cách đây không lâu.

Ban đầu chỉ một vài nơi đồng ý nhận cô sinh viên năm 3 và Phương My khi làm bất kỳ công việc gì đều làm đến nơi đến chốn. Cô làm nhiều việc khác nhau, không đòi hỏi lương, chịu khó học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ nhiều người.

Tôi cho rằng trước khi thành lập thứ thuộc về mình, tôi cần có nhiều kỹ năng. Chúng ta nên đi làm thuê để được trả tiền và được làm sai. Thay vì muốn một cái gì đó của riêng mình quá nhanh, những khi mắc lỗi, bạn phải tự bỏ tiền trả cho sai lầm ấy“, Phương My chia sẻ về lợi ích của việc đi làm thuê.

 

Thời trang không có câu hỏi đúng sai

Vốn là người thích thử thách, Phương My cho biết mình đam mê thời trang bởi đây là lĩnh vực không có câu hỏi đúng sai. Vốn là dân chuyên Toán và tài chính, cô biết trong 2 ngành này đúng sai hiển thị rõ ràng qua đáp án và con số nhất định. Còn thời trang, do không có câu hỏi đúng sai nên tạo ra điều khó khăn là chỗ mình thấy đẹp, chưa chắc mọi người đã thấy thế. Cách mình nhìn nhận về vấn đề chưa chắc đã trùng với người khác.

Một số sản phẩm thiết kế của Phương My.

Bên cạnh đó, thời trang cứ 6 tháng phải thay đổi. Nửa năm đầu bạn thành công, nhưng 6 tháng sau bộ sưu tập có thể không được đón nhận. Do đó, bạn luôn phải thay đổi mỗi ngày, phải khắc phục điểm yếu của bản thân, phải học và cập nhật nhanh. Đây là một trong những thử thách lớn nhất của thời trang“, cô gái trẻ nhận xét.

Nhờ học toán, tài chính nên khi rẽ hướng sang thời trang Phương My định hướng và tư duy rõ ràng. Cô vạch ra khá rõ vẽ hay thiết kế chỉ chiếm khoảng 1% thời gian trong năm. 99% thời gian còn lại là lo những cái khác ngoài thời trang. Đó là kinh doanh, quản lý con người, đến bài toán tài chính, mở rộng thương hiệu.

Với Phương My, kinh doanh là một phần quan trọng khi làm thời trang. Không thể chỉ làm thời trang mà không biết làm kinh doanh.

Theo cô, để bán được một món đồ dưới 2 triệu, bạn phải bán thứ khách hàng cần. Để bán một sản phẩm 20 triệu, bạn phải bán cái mà họ chưa biết mình cần, nhưng thực sự muốn có. Nghĩa là ngày hôm nay họ chưa có nhu cầu, cho đến khi mình đưa ra sản phẩm ấy, và họ cảm thấy thật sự cần thiết để có. Khi ấy mới có thể bán được sản phẩm trên 20 triệu đồng.

Bạn bước vào tiệc và thấy một người phụ nữ mặc đồ Phương My, bạn có thể thấy cô ấy giàu nhất nhì bữa tiệc, bởi vì họ khoác lên mình bộ đồ không phải ai cũng có thể mua được. Điểm chạm của thương hiệu phải đúng, phải biết khách hàng đang thích gì, không được lan man. Tất nhiên, ở đâu thì lượng người giàu cũng chỉ gói gọn ở một phần nào đó. Để phát triển, thương hiệu cần đi qua nước khác, thành phố khác.“, cô tự hào khẳng định.

Một số sản phẩm thiết kế thời trang của Phương My.

Bí kíp giữ lửa

Chia sẻ tại hội thảo Women Summit do Forbes Việt Nam tổ chức, Phương My tiết lộ bí quyết thành công nằm chỉ nằm ở một điều: Quan trọng là đến cuối ngày mình phải biết mình muốn cái gì. Nếu hôm nay mình muốn thành công trong ngành nghề và mình quyết liệt với việc đấy, với lựa chọn của mình mỗi ngày thì ngày mai mình sẽ có thành công trong công việc. Nếu mình muốn mỗi ngày quay về với tổ ấm, mình lựa chọn gia đình con cái thì cái mà mình có sẽ là hạnh phúc gia đình.

My nghĩ trong cuộc sống không có cái gì là quá hoàn hảo, không thể đòi hỏi mọi thứ xảy ra cùng một lúc, cái gì cũng có giai đoạn. Cho nên trong mỗi giai đoạn trong cuộc sống, mình phải biết mình muốn cái gì, theo đuổi ước mơ để có thể đi tiếp với nó. Bản thân My không bao giờ nghĩ mình đang đứng trên đỉnh vì người mà đứng trên đỉnh chỉ có thể đi xuống thôi. Mỗi ngày mình phải trang bị cho bản thân là người leo núi, bắt buộc phải vượt qua khó khăn mỗi ngày“, nhà sáng lập này tâm sự.

Một tố chất theo Phương My muốn thành công đòi hỏi sự quyết liệ và sống hết mình, thậm chí bắt buộc mình phải làm 16 tiếng mỗi ngày.

“Nếu người ta làm tám tiếng và đang đi trước mình thì để theo kịp, bắt buộc mình phải làm 16 tiếng. Nếu tất cả những người thành công và giỏi hơn mình vẫn còn đang cố gắng mỗi ngày, thì điều gì cho phép bản thân mình được dừng lại?“, Phương My chia sẻ về trăn trở luôn nhắc cô tiến về phía trước.

Tất nhiên con đường tới thành công không bao giờ luôn trải đầy hoa hồng. Nhiều người khi không đạt được điều mình muốn, việc đầu tiên họ nghĩ là họ không may mắn hoặc đổ lỗi cho nhiều lý do khách quan, tại người này, người kia, tại sếp. Trần Phương My cho rằng khi bạn chấp nhận thất bại đó thì mãi mãi bạn không thể thành công, trừ khi bạn nghĩ rằng mỗi sự thất bại là một bài học. Ngày hôm nay mình có thể thất bại nhưng ngày mai mình sẽ bước tiếp ra sao. Từ thất bại đó thực hiện bước tiếp theo như thế nào.

Ngay chính bản thân cô, để làm được một việc thành công, trong một năm My phải làm rất nhiều việc. Nhưng mọi người chỉ nhìn vào việc thành công. Nhiều người sẽ nói rằng do Phương My may mắn, vì nhiều lý do khác. Nhưng với những việc thất bại thì chỉ có cô giữ cho riêng mình.

Chúng ta buộc phải thất bại rất nhiều lần, chỉ để một lần thành công“, cô nhấn mạnh.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Cafebiz

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ