Lê Viết Lam – từ chàng sinh viên nghèo đến vị tỷ phú đô la ‘ẩn mình’.

0

Một con người vô cùng kín tiếng, nhưng nhắc tới tên ông, người ta nghĩ ngay đến những công trình hoành tráng nghìn tỷ trải dọc khắp đất nước.

“Chật vật” lập nghiệp xứ người

Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1987, sau một năm học khoa Cơ khí năng lượng dệt tại trường Bách khoa Hà Nội, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Lê Viết Lam được cử sang Nga học tập theo chương trình đào tạo của Nhà nước và lấy bằng thạc sĩ tại Moscow.

Trong một bài phỏng vấn trên Chuyên đề An ninh Thế giới, Lê Viết Lam tâm sự “tốt nghiệp Đại học năm 1992, biết là về nước sẽ rất khó tìm được việc hợp sở trường, tôi đã quyết định ở lại làm kinh tế vài năm chỉ với ý nghĩ là cố gắng tích lũy được ít vốn cho tương lai, vừa đỡ đần gia đình, vừa tự lo và tạo được sức bật cho mình khi về nước”.

Và khởi nghiệp của chàng thanh niên trẻ sau “lễ bẻ bút” là cùng một vài anh em bạn thân thuê một phòng ở DOM 5 (một Trung tâm thương mại lừng danh của người Việt ở Moscow hồi đó) và tự nhập hàng về bán.

Tuy nhiên, Thủ đô Xô Viết thời đó thường xuyên phải chịu các biến động trong khi tự nhận môi trường Moskva không phù hợp với mình, Lê Viết Lam quyết định chuyển về Kharkov. “Tại Moscow có quá nhiều sự cạnh tranh, quá nhiều “anh tài”, quá nhiều những người có sẵn vốn kinh doanh và các mối quan hệ từ trước khi mình bước chân vào DOM 5… Nếu mình cứ tiếp tục làm ăn cò con, “du kích” thì sẽ khó mà ngóc lên được”, Lê Viết Lam nói.

Từ bán mì ăn liền đến gây dựng Sun Group

Vậy là, năm 1993, Lê Viết Lam cùng các “huynh đệ” từ lúc học tiếng Nga ở Thanh Xuân trước khi sang Moskva du học, về Kharkov. Tại đây, nhóm thanh niên trẻ đã lập ra chợ Barabarosha rộng tới cả chục hécta, dành cho bà con người Việt và cả những người dân địa phương tới buôn bán.

Sau đó, họ đã quyết định thành lập công ty Technocom, chuyên chế biến mì ăn liền thương hiệu Mivina. “Lúc đầu, hàng bán cũng trầy trật, có khi cả tháng không hết một công, tưởng “sập tiệm” tới nơi. Sau chúng tôi đổi chiến lược kinh doanh, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo mới cải thiện được tình hình…”, vị tỷ phú nhớ lại.

Đến năm 1999, trên thị trường Ukraine xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới mang thương hiệu Mivina, đó là các loại gia vị (trong đó có loại chứa muối i-ốt giúp phòng bệnh); mì sợi (mì trứng không chiên), mì ngọt tẩm hương vị hoa quả…

Bằng những chiến lược vững chắc, Ban lãnh đạo công ty đã biến Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ thành một “đế chế” hùng mạnh, giữ vị trí số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh, với doanh thu bình quân 150 triệu USD/năm, và được định giá lên tới 1 tỷ USD trước khi bị bán lại cho Nestle.

Nói về bí quyết thành công, Lê Viết Lam tâm sự, “mặc dù chúng tôi hồi đó rất trẻ nhưng có lẽ chính vì trẻ nên trong mọi việc chúng tôi có cách ứng xử mạnh dạn hơn, dám chấp nhận rủi ro… Và đã làm việc gì thì luôn cố gắng làm tốt hơn người khác kể cả người bản xứ”.

Trong khi những người anh em khác còn gắn bó với Technocom một thời gian nữa trước khi trở về Việt Nam để xây dựng tập đoàn Vingroup, thì Lê Viết Lam cùng một vài đồng sự lại sớm ra riêng để thành lập tập đoàn Sun Group.

Sau khi ra đời, SunGroup đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều công trình, dịch vụ lớn tại Ukraine tại thời điểm đó, như siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt – SunMart, công viên nước trong nhà lớn nhất – Jungle hay khách sạn 4 sao đầu tiên của người Việt – SunLight.

Trong đó, một trong những dự án nổi bật nhất của Sun Group tại đây chính là Làng Thời Đại. Đây là một trong những tòa nhà đẹp nhất Kharkov và là nơi sinh sống của 300 gia đình người Việt.

Những công trình nghìn tỷ ở quê nhà

Năm 2007, kinh tế Ukraine rơi vào suy thoái, Lê Viết Lam quyết định trở về đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù là một gương mặt “mới”, nhưng Sun Group đã khiến cho không ít các “đại gia” khác phải “kiêng nể” bởi những công trình hoành tráng của mình.

Công trình lớn đầu tiên ở trong nước của Sun Group chính là Khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp dự án với hệ thống cáp treo dài kỷ lục hơn 5.801m với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu euro (hơn 34 triệu USD), Làng Pháp với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD cùng Công viên Fantasy (Fantasy Park) thuộc top 5 Công viên trong nhà lớn nhất Châu Á.

Cũng tại Đà Nẵng trên đường 2/9 dọc theo bờ Tây sông Hàn, ngay chân cầu Tuyên Sơn, Sun Group đầu tư Công viên Châu Á (Asia Park) với tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Công viên nằm trên diện tích đất khoảng 89 ha, là khu công viên vui chơi giải trí hàng đầu tại Đông Nam Á.

Ngoài ra, tại Quảng Ninh, Sun Group hiện đang triển khai tổ hợp dự án Công viên Đại Dương tại thành phố Hạ Long. Được thiết kế theo mô hình công viên Disneyland, dự án này có vốn đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng, trong đó một số hạng mục có thể sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2016 này.

Trong tổ hợp này phải kể đến hệ thống cáp treo xuyên vịnh Hạ Long và quần thể công viên trên đỉnh núi Ba Đèo và một vòng quay khổng lồ dự kiến cao 200-250m so với mực nước biển, quan sát được toàn cảnh vịnh Hạ Long và TP Hạ Long.

Sun Group cũng chính là nhà đầu tư được chọn vào “phút 89” trong dự án đầu tư cảng hàng không Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng . “Ông lớn” này tỏ ra là một đối thủ đáng gờm khi chiến thắng hàng loạt nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tên tuổi như Công ty Joinus Việt Nam, Posco E&C và Tổng công ty CHK Hàn Quốc vốn theo đuổi dự án này từ nhiều năm nay.

Mặc dù công ty chưa lên sàn, nhưng với hàng chục dự án nghìn tỷ trong tay, không khó để thấy khối tài sản của ông chủ Sun Group lớn đến mức nào. Và ngoài biệt danh “ông vua cáp treo”, người ta còn gọi người đàn ông này là vị tỷ phú đô la “ẩn mình”.

Theo Nhà Đầu tư

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Chuyện Thương Trường

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ