Đào tạo lực lượng chuyên gia ATTT nòng cốt để bảo vệ Chính phủ số

Một điểm mới của Đề án “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin (ATTT) giai đoạn 2021-2025” so với giai đoạn trước là việc lựa chọn, tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước.

0

Góp phần hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam thành cường quốc ATTT

Đề án “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin (ATTT) giai đoạn 2021-2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.

Đề án xác định rõ quan điểm: “Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ATTT là nội dung quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về ATTT, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về ATTT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế”.

Một mục tiêu hướng tới của Đề án là xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước (Ảnh minh họa)

Đề án đặt mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ tổ chức 3.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về ATTT của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước và các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.

Tổ chức 1.000 lượt đào tạo ngắn hạn về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Nhà nước.

Đồng thời, tổ chức 6.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho các công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị CNTT khi làm việc của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước.

Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể khác gồm: Lựa chọn và tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước; Đưa 150 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về ATTT ở nước ngoài, trong đó có tối thiểu 70 tiến sĩ; Đào tạo 5.000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT.

6 điểm mới của Đề án giai đoạn 2021-2025

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Đề án chỉ ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Đào tạo ngắn hạn về ATTT theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc kết hợp tập trung và trực tuyến về ATTT cho các cơ quan, tổ chức nhà nước; Chuẩn hóa kỹ năng ATTT cho các cơ quan, tổ chức; Đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về ATTT ở nước ngoài; Đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT cho các tổ chức, cá nhân…

Thông tin với ICTnews, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đơn vị trực tiếp xây dựng dự thảo Đề án cho biết, so với giai đoạn 2014 – 2020, Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021-2025 có 6 điểm mới căn bản.

Theo đó, Đề án mới đã mở rộng phạm vi đào tạo ra các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội và mạng lưới ứng cứu sự cố khẩn cấp ATTT.

Nội dung đào tạo gồm: Quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý; Cập nhật, nâng cao kỹ năng kỹ thuật ATTT cho đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm về ATTT và CNTT theo chuẩn, khung chương trình, yêu cầu kỹ năng ATTT do Bộ TT&TT ban hành, hướng dẫn, các chương trình đào tạo theo các chứng chỉ quốc tế và thi lấy chứng chỉ quốc tế; Kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị CNTT…

Một điểm mới nữa của Đề án giai đoạn mới là sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực cho nhân sự chuyên trách về ATTT của các bộ, ngành, địa phương; từ đó xác định hiện trạng, các kỹ năng cần bổ sung, cập nhật để nâng cao năng lực, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm ATTT.

Bên cạnh đó, triển khai đào tạo và đánh giá kết quả đầu ra các đông đảo người dùng trong cộng đồng qua hình thức trực tuyến. Vận động các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo miễn phí theo hình thức xã hội hóa cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) và người dùng dưới sự điều phối của Bộ TT&TT.

Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021-2025 còn quy định trách nhiệm đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT trong các tổ chức kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị vận hành các hạ tầng quan trọng như viễn thông, Internet, trung tâm dữ liệu, các hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. “Đây vừa là trách nhiệm, vừa là căn cứ để các cơ quan, tổ chức này bố trí nguồn lực triển khai tổ chức đào tạo về ATTT”, đại diện Cục ATTT nhấn mạnh.

Đặc biệt, một điểm mới của Đề án so với giai đoạn trước là việc lựa chọn và tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước. Đây sẽ là lực lượng chuyên gia giỏi, nòng cốt để bảo vệ cho Chính phủ số.

Cụ thể, Đề án nêu rõ, sẽ lựa chọn 200 cán bộ của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức đang được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử, hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước để tổ chức đào tạo thành các chuyên gia ATTT.

Đội ngũ này sẽ được chú trọng đào tạo theo hình thức đào tạo chuyên sâu và thường xuyên đào tạo, cập nhật về kỹ năng, kỹ thuật ATTT và nghiệp vụ ATTT nâng cao; đào tạo theo hình thức thực tập thực tế, tại chỗ; tổ chức đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kiến thức, kỹ năng ATTT ở nước ngoài.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn bài viết https://vietnamnet.vn/
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ