Dữ liệu người Việt đã bị thu thập và lợi dụng thế nào

0

Một số bài viết lừa đảo “minigame” từng thu hút hơn hàng nghìn bình luận và chia sẻ.

Về nguyên nhân khách quan, ông Lâm cho biết hiện có nhiều công ty thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng nhằm phục vụ kinh doanh, nhưng lại cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận. Các công ty này không có quy định chặt chẽ, dẫn đến việc dữ liệu người dùng bị chuyển giao, buôn bán cho nhiều bên khác. Một ví dụ dễ thấy của tình trạng này là khi người dùng đặt vé máy bay qua một số ứng dụng yêu cầu khai báo thông tin, ngay lập tức họ có thể nhận về hàng chục cuộc gọi, tin nhắn mời chào dịch vụ taxi sân bay.

Ngoài ra, cơ quan pháp luật còn ghi nhận tình trạng một số công ty mới được thành lập, chuyên thu thập trái phép dữ liệu để kinh doanh thu lợi nhuận thời gian qua.

Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, sự bảo mật lỏng lẻo của các nhà cung cấp dịch vụ cũng là một trong những lý do dẫn đến việc dữ liệu của người dùng bị lộ lọt. Hầu hết các dịch vụ, điển hình như tài chính, sức khỏe, giáo dục, thương mại điện tử, lưu trú, mạng xã hội… đều đòi hỏi người dùng nhập thông tin danh tính, số điện thoại.

Các dữ liệu cá nhân có thể bị đánh cắp.

“Vẫn còn nhiều hệ thống chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo mật, dẫn đến sự quản lý lỏng lẻo và tồn tại nhiều lỗ hổng nghiêm trọng”, ông Nguyễn Minh Đức, sáng lập công ty bảo mật CyRadar, cho biết. Theo ông Đức, thời gian qua, các công ty dịch vụ lớn tại Việt Nam đã có sự đầu tư nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng cũng như xây dựng chương trình phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng chú trọng vào công tác này.

Trong khi đó, các dữ liệu cá nhân của người dùng như số điện thoại, email, căn cước công dân… thường là thông tin bất biến. Vì vậy, chỉ cần một trong các dịch vụ mà họ đăng ký bị rò rỉ, thông tin có thể bị thu thập và đưa vào các cơ sở dữ liệu của tội phạm mạng, bị chia sẻ và gần như không còn khả năng thu hồi.

Ông Đức cũng nhấn mạnh tình trạng các vụ tấn công mạng với thủ đoạn tinh vi ngày gia tăng nhưng việc phòng chống ở nhiều cơ quan, tổ chứclại lỏng lẻo. “Một vấn đề đáng báo động khác là tình trạng tuồn, bán dữ liệu khách hàng từ nhân viên bên trong”, ông Đức nói thêm.

Dữ liệu cá nhân bị rao bán công khai

Trước khi bị đóng cửa hồi đầu năm nay, Raidforum từng xuất hiện hàng chục bài rao bán dữ liệu của người dùng Việt mỗi năm. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như 17 GB dữ liệu chứa ảnh chứng minh nhân dân của hàng nghìn người Việt Nam bị rao giá 9.000 USD, dữ liệu KYC (xác minh danh tính) của gần hai triệu người dùng sàn tiền số Onus…

Năm 2019, 50 triệu bản ghi của người dùng Việt bị lộ từ máy chủ Facebook. Đến nay, các dữ liệu này vẫn nhiều lần được chia sẻ, mua bán trên các diễn đàn hacker. Vào tháng 7, một hacker bán dữ liệu trường học của 30 triệu người Việt với các trường thông tin gồm: email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, trường học và địa chỉ, chức vụ… Hacker khẳng định lấy số dữ liệu này từ một website giáo dục lớn ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong hai năm 2019-2020, cơ quan này phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Số dữ liệu bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều thông tin nội bộ, nhạy cảm.

Dữ liệu cá nhân bị lợi dụng sau khi thu thập.

Ông Ngô Minh Hiếu, sáng lập dự án Chống lừa đảo, cho biết khi những chợ dữ liệu như Raidforum bị đóng cửa, giới buôn bán thông tin đang chuyển dần sang những nền tảng nhắn tin như Telegram vì tính ẩn danh và sự tiện dụng. Tại đây, bên cạnh những bộ dữ liệu lớn, người mua kẻ bán có thể trao đổi hàng loạt bộ dữ liệu có quy mô nhỏ từ vài chục đến vài trăm thông tin người dùng, nhưng thông tin lại chi tiết hơn.

Việc mua bán này thường không cần điều kiện, tức chỉ cần một số tiền nhỏ, bất cứ ai cũng có thể sở hữu thông tin về người khác. Ví dụ, một bộ dữ liệu chứa ảnh hai mặt căn cước công dân được bán chỉ 5.000 đồng. Người bán còn hỗ trợ chọn mua dữ liệu theo giới tính, dịch vụ mà họ từng sử dụng hoặc độ mới cũ của dữ liệu.

“Trên một số cộng đồng hacker, các dữ liệu thậm chí được chia sẻ miễn phí hoặc bán giá rất rẻ. Ngược lại, người dùng có thể phải trả giá đắt vì khi họ bị lộ thông tin”, ông Hiếu nói.

Từng chuyên đánh cắp và bán dữ liệu trước khi trở thành người hỗ trợ cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng, ông Hiếu cho biết hậu quả phổ biến là người dùng có thể bị làm phiền bởi các cuộc gọi, tin nhắn, email quảng cáo. Tiếp theo, kẻ xấu có thể tạo ra các kịch bản lừa đảo, khai thác thêm thông tin từ chính nạn nhân để làm giàu dữ liệu, từ đó thực hiện các vụ tấn công tiếp theo.

Ví dụ, khi biết số điện thoại của một người dùng, kẻ tấn công có thể thực hiện các tin nhắn, cuộc gọi đe dọa… nhằm dụ người dùng cung cấp thêm về căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng… Khi đã khai thác được đầy đủ thông tin của một người nào đó, kẻ xấu có thể mạo danh họ để đăng ký các dịch vụ viễn thông, tài chính, vay tín dụng đen, chiếm đoạt SIM. Hậu quả người dùng có thể đối mặt là mất tiền trong tài khoản, bị quấy rối, bôi nhọ danh dự, đòi tiền.

Theo đại diện dự án Chống lừa đảo, từng có những nạn nhân phải cầu cứu vì họ có nguy cơ mất việc, bị người thân hiểu lầm sau khi thông tin cá nhân bị lợi dụng. Mới đây, một nạn nhân tại TP HCM cho biết đã bị sử dụng thông tin để vay tín dụng đen. Do lộ cả thông tin nơi làm việc, nhóm thu nợ sau đó còn email đến bộ phận nhân sự của công ty yêu cầu đuổi việc người này.

“Hãy hạn chế tối đa và luôn nghĩ trước khi chia sẻ bất cứ thông tin cá nhân nào. Vì một khi thông tin được đưa lên Internet, sẽ rất khó thu hồi và quyền kiểm soát khi ấy không còn nằm trong tay người dùng nữa”, ông Ngô Minh Hiếu khuyến cáo.

Bộ Công an đang tham mưu Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị chủ trương ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân. “Đây là giải pháp then chốt để phòng ngừa, đấu tranh với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay”, Bộ trưởng Công an nói.

Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Với khát vọng vươn tới sự hoàn hảo, Vina Aspire luôn mong muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm bảo mật và an toàn thông tin tuyệt đối. Trong suốt hơn 5 năm hoạt động, Vina Aspire đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và tham vọng sẽ trở thành một trong những Tập đoàn Công nghệ hàng đầu tại Đông Nam Á trong tương lai gần.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://vina-aspire.com/du-lieu-nguoi-viet-da-bi-thu-thap-va-loi-dung-the-nao/

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ