10 chi tiết cá nhân không nên nhắc đến trong buổi phỏng vấn

0

Ky nang phogn van

Tôi giật mình khi nhận ra rằng tôi bắt đầu phỏng vấn người khác từ năm 1980, tôi đã phỏng vấn những người tìm việc trong suốt 36 năm. Từ khi tôi chỉ mới 20 tuổi và là một giám sát viên còn non trẻ trong một công ty nhỏ. Vào năm 1980, tôi đã không có bất kỳ sự hướng dẫn nào trước khi tôi thực hiện buổi phỏng vấn đầu tiên của mình.

Tôi nói chuyện với người đối diện theo cái cách mà tôi nói chuyện với những người khác. Tôi hỏi họ về cuộc sống của họ hiện tại (chúng tôi bằng tuổi nhau) còn họ thì hỏi tôi về công việc. Từ lúc ấy tới giờ, tôi đã phỏng vấn cả ngàn ứng viên. Họ ở trong những hoàn cảnh khó khăn bởi vì có quá nhiều mánh khóe truyền miệng dành cho những người đang tìm việc mà người khác mách nước cho họ để nài nỉ, xin xỏ trong buổi phỏng vấn. Thực tế thì đó là một trong những điều tệ nhất bạn có thể làm.

Các nhà quản lý tuyển những người mà họ tin tưởng rằng có thể giải quyết được một số vấn đề của họ. Liệu ai có thể tin một người đang “cầu xin” để có được công việc? Những mánh khoé ấy là hoàn toàn sai lầm. Bạn không cần phải bóp méo bản thân trong một khuôn mẫu nào đó để có một công việc tốt. Chỉ vì người quản lý có thể hỏi bạn về công cụ hay kỹ năng nào đó, không có nghĩa rằng bạn phải có tất cả những kinh nghiệm đó mới có được công việc này.

Nhiều ứng viên đều lo lắng trong buổi phỏng vấn và ai có thể trách họ được? Một buổi phỏng vấn xin việc truyền thống thường luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Khi chúng ta lo lắng, chúng ta có thể bắt đầu tiết lộ những chi tiết về cuộc sống cá nhân mà không nên nhắc tới chúng trong một cuộc nói chuyện về công.

Không một người phỏng vấn nào muốn biết chuyện bạn từ bỏ những công việc trước như thế nào. Họ không nhất thiết phải biết bạn đang sống với ai hay bạn đã giúp đỡ những đồng nghiệp cũ ra sao. Bày tỏ tâm tư có thể khiến người phỏng vấn cảm thông với bạn, nhưng đó không phải là một ý tưởng hay ho. Dưới đây là 10 chi tiết cá nhân không nên chia sẻ trong buổi phỏng vấn:

1. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH

Bạn rất dễ lỡ lời và nói vài điều về việc tình trạng tài chính của mình đang bị giảm sút nhưng nó không giúp bạn có được công việc và thậm chí còn làm bạn tổn thương 1 cách dễ dàng. Tôi hoàn toàn hiểu rằng bạn tự hào với cách mình vượt qua được thử thách khủng hoảng thu nhập nhưng tình hình tài chính của bạn không phải là yếu tố quyết định tương lai của bạn, hoặc là mối bận tâm của người phỏng vấn.

2. VẤN ĐỀ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

Nhiều ứng viên xin việc có thói quen giải thích hoàn cảnh của họ bằng việc kể ra hàng tá câu chuyện cá nhân đằng sau quá trình tìm kiếm công việc của họ, chẳng hạn như: “Tôi chuyển tới Atlanta với chồng tôi năm 2013 nhưng sau đó anh ấy mất việc, và tôi đã phải nuôi cả 2, và mùa hè năm ngoái chúng tôi đã ly hôn ngay sau khi tôi bị sa thải”.

Những người đồng cảm sẽ hiểu bạn đang trong giai đoạn thử thách nhưng cuộc sống cá nhân không phải là chủ đề thích hợp để giới thiệu trong buổi phỏng vấn xin việc. Ngoài sự thật rằng vài người sẽ có thành kiến với bạn, bất kỳ sự đề cập nào về các vấn đề trong mối quan hệ có thể khiến bạn phải từ bỏ một công việc có thể khiến mọi người nghĩ rằng: “chúng tôi không cần 1 bộ phim truyền hình ở đây”. Hãy giữ những câu chuyện đó cho bản thân bạn đi.

3. BỊ BỆNH HAY BỊ THƯƠNG

Nếu bạn xin nghỉ việc vì bệnh hay bị thương, bạn không cần phải đưa chúng vào buổi phỏng vấn. Bạn có thể nói bạn nghỉ phép vì lý do cá nhân, có những điều là đặc quyền riêng của mỗi cá nhân bất cứ khi nào họ muốn và có khả năng thực hiện chúng. Bạn không cần phải đi vào quá chi tiết vào từng lí do tại sao bạn phải nghỉ giữa chừng.

Hãy để người phỏng vấn giả định rằng bạn đã cống hiến hết mình ở công việc trước đây và có một khoản tiền đủ để nghỉ ngơi một thời gian – sau tất cả, đó là giấc mơ của người Mỹ! Bạn không cần phải nói ra tình trạng sức khoẻ bản thân trong khi đang phỏng vấn, và tại sao bạn lại có thể muốn điều đó cơ chứ? Nếu bạn có thể làm việc mà không cần phụ cấp nhà ở, thì bạn nên sử giữ những câu chuyện thuốc men đó cho chính mình.

4. KẾ HOẠCH GIA ĐÌNH

Phân biệt công việc trên việc mang thai là không hợp pháp, thế nhưng họ vẫn không ngăn được những nhà tuyển dụng làm điều đó. Đôi khi các nhà quản lý không hiểu rõ về luật. Họ thà tuyển ai đó không mang thai còn hơn. Bạn không cần thiết và cũng không có lý do nào để tiết lộ chuyện mang thai nếu đó không phải là điều bạn muốn. Tương tự như vậy, nếu bạn nhận con nuôi, bạn có thể chia sẻ thông tin đó hoặc không tùy theo ý bạn.

5. CẢM GIÁC KHÓ CHỊU KHI RỜI KHỎI CÔNG VIỆC CŨ

Câu chuyện về việc ra đi đột ngột và thậm chí có phần hài hước từ những công việc cũ sẽ tạo nên những màn kịch rất đáng xem và những mẩu truyện tranh rất lố bịch, nhưng nó không có nghĩa rằng những câu chuyện ấy phù hợp với buổi phỏng vấn! Bạn có thể nói rằng: “Chúng tôi nhất trí đi con đường khác tuy nhiên vẫn duy trì mối quan hệ tốt như trước đây” hoặc “Tôi đã sẵn sàng cho những điều mới mẻ”. Không quan trọng người phỏng vẫn bạn có vẻ thông cảm như thế nào, hãy giữ những câu chuyện chia tay công việc cũ ra khỏi buổi phỏng vấn.

6. TÔN GIÁO

Nếu không có lý do đặc biệt nào để chia sẻ về tôn giáo trong buổi phỏng vấn xin việc thì đừng nói. Trừ phi “Họ hỏi tôi theo tôn giáo nào, bởi vì công ty được hình thành theo 1 tôn giáo truyền thống đặc biệt và họ chỉ tuyển người theo tôn giáo đó”.

7. QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ

Tôn giáo và chính trị là 2 vấn đề chúng ta thường xuyên tránh xa khỏi công việc nhất, bao gồm cả các buổi phỏng vấn xin việc!

8. CAM KẾT

Chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ khi nói về sở thích và thú tiêu khiển bên ngoài công việc. Là người tìm việc, bạn đôi khi dễ bị ảnh hưởng/ nhạy cảm đối với những rủi ro của việc chia sẻ quá nhiều thông tin về thú tiêu khiển của mình, đặc biệt nếu những hoạt động đó có vẻ như tiêu tốn khá nhiều thời gian và năng lượng của bạn. Người quản lý về sau sẽ không hiểu rằng bạn có thể cân bằng giữa công việc và chức chủ tịch tổ chức cứu hộ chó địa phương. Nếu như ngoài công việc, bạn còn cáng đáng thêm một vị trí quản lý khác nhưng không có lịch trình hay hoạt động cụ thể thì không nên đề cập đến trong buổi phỏng vấn của bạn.

9. PHÀN NÀN VỀ SẾP CŨ

Như đã nói trước đó và tôi xin nhắc lại lần nữa: hãy kiềm chế bất cứ cảm giác nào thôi thúc bạn chê bai, coi thường, chỉ trích, châm biếm, bội nhọ những người sếp cũ. Những người bạn sẽ lắng nghe và cười cợt với bạn khi bạn kể những câu chuyện về người sếp xấu tính, nhưng họ không dành cho buổi phỏng vấn này, bất kể buổi phỏng vấn ấy thân mật như thế nào.

10. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÔI CÓ THỂ NGỪNG LẢM NHẢM VỀ BẢN THÂN TRONG BUỔI PHỎNG VẤN?

Nhiều ứng viên cảm thấy hữu ích khi “nhập vai” cho buổi phỏng vấn vào đêm hôm trước. Họ tìm những nơi yên tĩnh để ngồi và suy nghĩ về cơ hội nghề nghiệp, về người mà họ sẽ gặp và gần như là “những nỗi đau trong kinh doanh” sau khi có được công việc. Họ bước vào vai diễn – buổi phỏng vấn công việc – ngày hôm sau. Họ tưởng tượng mình bước vào phòng phỏng vấn và bắt tay. Họ mường tượng toàn bộ cuộc đối thoại. Họ trả lời rành mạch những câu hỏi phỏng vấn có thể xảy ra và kể lại thành công của mình. Sau khi nhập vai vào nhân vật mà họ sẽ diễn ở buổi phỏng vấn, họ cảm thấy thoải mái hơn ở nhà. Buổi phỏng vấn đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Lời khuyên cuối cùng đối với việc phỏng vấn là khiến cho bản thân rã rời. Lấy hơi và thở hắt sẽ tạo nên một cảm giác tuyệt vời cho các dây thần kinh của bạn, tăng khả năng tự xoa dịu và thậm chí là cả giai điệu của giọng nói. Nếu bạn có thể tìm thấy cầu thang bộ gần chỗ phỏng vấn, hãy chạy lên xuống cầu thang 3 hay 4 lần. Dốc kiệt sức để bạn phải thật sự bình phục. Bạn vẫn sẽ hít thở sâu khi bước vào buổi phỏng vấn. Bằng cách đó bạn sẽ thấy bình tĩnh và cơ thể cũng thoải mái hơn. Hãy thử xem!

Thegioibantin.com

Tác giả: Liz Ryan là giám đốc và là nhà sáng lập của Human Workplace.
Nguồn: Forbes.com

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ