Top 12 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay

0

12 câu hỏi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra được những thực tập sinh xuất sắc nhất. Biết đâu, sau này các bạn ấy lại là Key person của công ty.

Những điều cần biết trước khi phỏng vấn thực tập sinh

Đã đến lúc cần thực tập sinh hay chưa: Bởi thực tập sinh thường là những nhân tố không gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời kinh nghiệm của các bạn trong ngành cũng chưa nhiều. Các bạn ấy sẽ giúp công ty đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngắn hạn. Nếu như dự án đang đến đoạn tăng trưởng, đẩy mạnh doanh thu và cần người ‘”thực chiến” thì tốt hơn hết hãy tìm những người giàu kinh nghiệm (freelancer hoặc full- time).

Lên sẵn dự án tham gia: Sau khi xác định được thời điểm này thích hợp để tuyển các bạn thực tập sinh, hãy chuẩn bị sẵn những dự án – nhiệm vụ mà các bạn ấy đảm nhiệm. Như thế sẽ giúp mọi người làm việc chủ động hơn, biết đang làm việc với ai cũng như mục tiêu cần hoàn thành.

Thương lượng về thời gian thực tập: Từ 5 – 6 tháng là thời gian lý tưởng, đủ để các bạn ấy làm làm quen với những nhiệm vụ mới của họ.

Xem xét luật lao động về lương bổng và giờ làm việc: Thực tập sinh khác với freelance (nhân viên tự do), bạn nên đề xuất lên ban Giám đốc phúc lợi phù hợp cho những đóng góp của họ.

Chuẩn bị kế hoạch đào tạo: Thực tập sinh thường là trang giấy trắng, đang từ lý thuyết tiếp cận dần với thực tiễn. Vậy nên nếu bạn có kế hoạch tuyển đội ngũ này về hãy đào tạo họ một cách bài bản để bắt nhịp trong những ngày làm việc đầu tiên. Cho họ cái nhìn tổng quan về các quy trình làm việc thông thường của công ty, tiếp đến đào tạo cách sử dụng các công cụ và chỉ định các mentor (cố vấn) để giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ ban đầu.

Top 12 câu hỏi dành cho thực tập sinh hay

  • Tại sao bạn thi vào trường này và chọn lĩnh vực/ngành học này?
  • Mục tiêu kỳ vọng của bạn sau lần thực tập này?
  • Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì và bạn có kế hoạch thế nào để đạt được chúng?
  • Mức lương hoặc chế độ đãi ngộ mong muốn của bạn ở vị trí thực tập sinh và nhân viên chính thức như thế nào?
  • Bạn từng tham gia dự án nào tại trường Đại học/Cao đẳng không? Mô tả qua một chút về các dự án này và Bạn giữ vị trí nào trong những dự án này?
  • Bạn có đang tham gia khóa học nào không? Nếu có, vậy bạn có thể làm việc mấy ngày/giờ?
  • Bạn đã từng sử dụng những phần mềm doanh nghiệp nào?
  • Khi đến hạn deadline nhưng check list công việc còn nhiều, Bạn sẽ làm thế nào?
  • Hãy mô tả lại một trải nghiệm làm việc nhóm của bạn. Bạn phải đối mặt với những thách thức gì và kết quả ra sao?
  • Nếu bạn gặp vấn đề trong công việc, bạn có hỏi quản lý của mình để được trợ giúp không, bạn sẽ tham khảo ý kiến đồng nghiệp hay bạn sẽ tự giải quyết? Tại sao?
  • Bạn đã từng nhận được phản hồi tiêu cực từ giảng viên hoặc một thành viên trong nhóm bao giờ chưa? Chuyện đó xảy ra thế nào? Bạn đã phản ứng ra sao?
  • Bạn có cân nhắc việc học lên trong tương lai không? Nếu có, bạn muốn học thêm về lĩnh vực gì?

Những trường hợp xảy ra khi tuyển thực tập sinh

Mục tiêu nghề nghiệp không phù hợp với vị trí thực tập: Lúc này khoan vội từ chối thực tập sinh. Hãy nói chuyện thêm một lát để tìm hiểu mục tiêu của bạn ấy phù hợp với phòng ban nào. Nếu phòng ban đó cũng đang tuyển thực tập sinh, đừng ngại giới thiệu bạn ấy qua. Đồng thời để ý xem bạn đó có kỹ năng và quan tâm đến công ty không, nếu có, hãy giữ liên lạc biết đâu tương lai công ty lại cần những nhân sự như vậy.

Thiếu động lực: Thời gian mà các bạn thực tập gắn bó công ty thường từ 3-6 tháng, đủ để tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Những điều đó chỉ đến với những ai ý thức nghiêm túc về công việc của mình. Số còn lại thường sẽ hoàn thành những công việc được giao một cách miễn cưỡng, làm nhanh nhanh chóng chóng cho xong.

Thiếu chuyên nghiệp: Đến buổi phỏng vấn muộn, làm việc không đúng deadlines, thiếu tính cam kết, thiếu nghiêm túc trong cách trả lời, vẫn giữ phong thái “cô ấm cậu chiêu”… Những trường hợp này hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định tuyển vào và giữ lại.

Khó hoà nhập với văn hoá công ty: Nếu muốn xây dựng – đào tạo đội ngũ thực tập sinh của bạn thành nhân viên chính thức, hãy tuyển những người hòa nhập tốt, có khả năng gắn bó lâu dài với công ty. Bởi nếu cảm thấy không thích nghi được với môi trường làm việc thực tập sinh sẵn sàng “say goodbye” bạn bất cứ lúc nào.

Để tìm thực tập sinh “chất lượng”

Tuy thực tập sinh sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian và nhân lực để hướng dẫn, nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ, họ vẫn là nguồn nhân lực mang lại lợi ích to lớn với khả năng của mình nhờ thái độ làm việc tích cực và những kiến thức chuyên môn mới nhất.

Để có thể tuyển dụng những thực tập sinh mang lại lợi ích nói trên, các doanh nghiệp SMEs nên có thể hợp tác với những cơ sở đào tạo có uy tín như các trường Đại học, Cao đẳng hoặc đơn vị dạy nghề được công nhận có năng lực đào tạo tốt trong và ngoài nước.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: TopCV

 

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ