Chúng ta tạo ra bao nhiêu dữ liệu mỗi ngày?
Theo Forbes, chỉ trong hơn 2 năm vừa qua, chúng ta đã tạo ra đến 90% lượng dữ liệu trên thế giới. Dù con số 2,5 tỷ tỷ kia là quá lớn và quá mơ hồ để bất kỳ ai trong số chúng ta có thể diễn giải, nhưng một số thống kê dưới đây có thể giúp bạn hình dung ra những phương thức chúng ta tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ kia mỗi ngày.
Internet có một lượng cực lớn thông tin đang chờ được truy xuất, và mỗi lần chúng ta dùng các bộ máy tìm kiếm để tìm câu trả lời, chúng ta đã tạo ra dữ liệu.
– Chúng ta tiến hành hơn một nửa số lượt tìm kiếm từ điện thoại di động.
– Hơn 7 tỷ người hiện sử dụng Internet (tăng 7,5% so với năm 2016).
– Trung bình, Google xử lý hơn 40.000 tìm kiếm mỗi giây (tức 3,5 tỷ tìm kiếm mỗi ngày).
– Dù 77% số lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google, các cỗ máy tìm kiếm khác cũng đóng góp một phần vào lượng dữ liệu chúng ta tạo ra mỗi ngày. Ở thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới có 5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Chúng ta đều yêu thích các phương tiện truyền thông xã hội, và tất nhiên, sử dụng chúng cũng tạo ra dữ liệu. Theo báo cáo Data Never Sleeps 5.0 của Domo, dưới đây là lượng dữ liệu được tạo ra mỗi phút trong ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội:
– Người dùng Snapchat chia sẻ 527.760 bức ảnh.
– Hơn 120 người có công ăn việc làm tham gia LinkedIn.
– Người dùng xem 4.146.600 video YouTube.
– 456.000 tweet được gửi lên Twitter.
– Người dùng Instagram đăng 46.740 bức ảnh.
Với 2 tỷ người dùng hoạt động, Facebook vẫn là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất hành tinh. Và đây là các số liệu liên quan Facebook:
– 2 tỷ người hoạt động trên Facebook mỗi ngày.
– Châu Âu có hơn 307 triệu người trên Facebook.
– Cứ mỗi giây lại có 5 tài khoản Facebook mới được tạo nên.
– Hơn 300 triệu bức ảnh được tải lên mỗi ngày.
– Mỗi phút có 510.000 bình luận được đăng lên, và 293.000 trạng thái được cập nhật.
Instagram – cũng thuộc sở hữu của Facebook – chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng.
– Có 600 triệu người dùng Instagram, trong đó có 400 triệu ngừoi hoạt động mỗi ngày.
– Mỗi ngày có 95 triệu hình ảnh và video được chia sẻ trên Instagram.
– 100 triệu người dùng tính năng Stories của Instagram mỗi ngày.
Chúng ta đều tạo ra dữ liệu mỗi khi sử dụng các phương thức liên lạc yêu thích, từ gửi tin nhắn văn bản đến email. Dưới đây là thống kê lượng dữ liệu thông tin liên lạc chúng ta gửi đi mỗi phút:
– Chúng ta gửi đi 16 triệu tin nhắn văn bản.
– Có 990.000 lượt vuốt trên Tinder.
– 156 triệu email được gửi đi; trên toàn cầu, ước tính sẽ có 9 tỷ người dùng email vào năm 2019.
– 15.000 ảnh GIF được gửi thông qua Facebook Messenger.
– Mỗi phút có 103.447.520 email spam được gửi đi.
– Có 154.200 cuộc gọi Skype.
Ngày nay, smartphone của chúng ta đã trở thành những chiếc camera với chất lượng khá cao, mọi người đều là nhiếp ảnh gia và có hàng nghìn tỷ bức ảnh được lưu trữ trên điện thoại.
– Mọi người đã chụp 1,2 nghìn tỷ bức ảnh vào cuối năm 2017.
– Sẽ có 4,7 nghìn tỷ bức ảnh được lưu trữ trên điện thoại.
Tất nhiên những con số này sẽ còn tăng thêm trong tương lai.
Dưới đây là một vài con số được tạo ra mỗi phút có nguồn gốc từ các dịch vụ trên Internet:
– Trang Weather Channel tiếp nhận 18.055.556 yêu cầu dự báo.
– Venmo xử lý 51.892 USD giao dịch ngang hàng.
– Spotify thêm 13 bài hát mới.
– Người dùng Uber thực hiện 45.788 chuyến đi.
– Người dùng Wikipedia thực hiện 600 thay đổi nội dung.
Internet vạn vật (IoT) – hệ thống các thiết bị thông minh được kết nối và tương tác với nhau và với người dùng, đồng thời thu thập đủ loại dữ liệu – đang bùng nổ (từ 2 tỷ thiết bị năm 2006 đến mức dự báo 200 tỷ vào năm 2020) và là một trong những thứ khiến lượng dữ liệu chúng ta tạo ra tăng cao. Chúng ta hãy thử xem các con số và dự báo liên quan đến một loại thiết bị trong số đó mà thôi: thiết bị tìm kiếm bằng giọng nói.
– Có 33 triệu thiết bị hoạt động qua giọng nói đang lưu thông.
– 8 triệu người dùng điều khiển giọng nói mỗi tháng.
– Các câu lệnh tìm kiếm bằng giọng nói trên Google trong năm 2016 tăng 35 lần so với năm 2008.
Như đã nói ở trên, những con số vốn đã rất “hại não” nêu trên sẽ còn và đang trên đà tăng cao khi mà ngày càng nhiều lĩnh vực trên thế giới của chúng ta được số hoá và dữ liệu hoá.