Từ Bphone nghĩ về việc xây dựng hình ảnh quốc gia

0

Tôi lại có dịp trở lại với đề tài xung quanh chiếc điện thoại thông minh cao cấp – Bphone do Bkav sản xuất. Bởi một lẽ rất thời sự: Tại Hội nghị toàn cầu về công nghệ viễn thông di động diễn ra tại Hồng Kông từ ngày 14-16/9/2015, hãng Toshiba của Nhật Bản đã có bài thuyết trình về công nghệ TransferJet thông qua Bphone. Nhưng lần này, với tôi Bphone được nhìn ở bình diện khác – xây dựng thương hiệu sản phẩm và hình ảnh quốc gia.

Bphone

Hơn 600 nhà mạng và hãng công nghệ lớn nhất thế giới đã được nghe và thấy Bphone

Còn nhớ năm 2007, trong một cuộc hội thảo về “thương hiệu quốc gia” có rất nhiều ý kiến khác nhau: Người nói có thương hiệu quốc gia, người nói không có thương hiệu quốc gia mà chỉ có thương hiệu sản phẩm, người thì bảo, thương hiệu quốc gia chính là hình ảnh quốc gia. Tôi nghiêng về ý kiến chỉ có thương hiệu sản phẩm. Vì con mắt của người tiêu dùng thường chỉ biết thương hiệu từng sản phẩm, từng doanh nghiệp mà ít khi để ý tới thương hiệu quốc gia.

Mỗi sản phẩm luôn có sự khác biệt và từ đó tạo nên giá trị thương hiệu sản phẩm và công ty tạo ra sản phẩm đó. Thương hiệu có tầm cỡ toàn cầu sẽ góp phần vào việc xây dựng hình ảnh quốc gia. Hình ảnh quốc gia được bồi đắp, được tô đậm thông qua những yếu tố: con người nói chung, những nhân vật tài năng, những vị nguyên thủ. Nhìn một vị Tổng thống hay Thủ tướng của một quốc gia nào đó vừa có tài lại vừa “bắt mắt” thì hình ảnh quốc gia ấy cứ đẹp dần lên trong mắt mọi người. Hình ảnh quốc gia cũng được hình thành thông qua hoạt động ngoại giao; thông qua lịch sử, văn hóa, du lịch và đặc biệt là thông qua những thương hiệu mạnh với những sản phẩm cụ thể, chẳng hạn hình ảnh Nhật Bản được tô đậm qua các các sản phẩm của Sony, Hitachi, Toshiba…, Hàn Quốc được tô đậm bởi Samsung, Huyndai…

Hình ảnh Việt Nam lâu nay được tô đậm bởi lịch sử, văn hóa với rất nhiều di sản được thế giới công nhận, nhưng với các thương hiệu, nhất là những thương hiệu trong khoa học, công nghệ thì còn rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp lớn của nước ta chắc hẳn ai cũng nuốn xây dựng thương hiệu của mình xứng tầm quốc tế. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do nội tại, cả khách quan và chủ quan, mà các thương hiệu Việt Nam mang tầm quốc tế vẫn còn rất ít ỏi.

Trong số ấy tôi thấy có Tập đoàn công nghệ Bkav, họ có khát vọng, có hoài bão lớn lao – vươn ra toàn cầu. Để có một thương hiệu quốc gia mang tầm cỡ toàn cầu trước hết doanh nghiệp cần có khát vọng lớn. Khát vọng đó dẫn đến sự dấn thân vào sự nghiệp kinh doanh của mình. Sự dấn thân đó là vì lợi ích phục vụ cộng đồng chứ không chỉ thuần túy chạy theo lợi nhuận thông thường.

Nhìn vào Bkav thấy họ có “tố chất” đó. Khát vọng chính đáng đó không chỉ thể hiện ở những khẩu hiệu mà được hiển hiện trong từng sản phẩm của Bkav. Các sản phẩm của Bkav cứ “nhìn vào gáy nhau” gắng sức bước ra thị trường trong nước, quốc tế. Phần mềm “đóng gói” diệt virus (tôi dùng từ đóng gói để phân biệt với phần mềm “may đo”, viết phần mềm đóng gói khó hơn vạn lần phần mềm may đo) của Bkav năm 2010 đã đạt chứng chỉ quốc tế và đang bán online tới một số thị trường nước ngoài. Với SmartHome, trong cuộc triển lãm CES 2015 tại Las Vegas, hàng nghìn lượt khách tham quan đến từ khắp nơi trên thế giới đã được trải nghiệm sản phẩm này. Theo tiêu chí xếp hạng của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, giải pháp SmartHome trình diễn tại CES 2015 là hệ thống nhà thông minh thế hệ mới nhất trên thế giới, công nghệ vượt trội so với các sản phẩm của Mỹ và châu Âu. Với Bphone thì vừa rồi một nhà lãnh đạo Toshiba đã dùng Bphone để trình diễn trước hàng trăm quan khách quốc tế về công nghệ Transfer Jet, một giao thức không dây tầm ngắn do Sony phát triển mà Bphone cùng với Fujitsu, Toshiba đang là những nhà sản xuất dẫn đầu trên thế giới áp dụng thành công công nghệ này.

Là người Việt Nam bạn có thấy tự hào không khi nhìn thấy hình ảnh ông Hideki Ogura, Tổng giám đốc phụ trách phát triển nền tảng của Toshiba đã trình bày về công nghệ TransferJet và giơ cao chiếc Bphone trước hàng trăm quan khách? Hình ảnh này sau đó được hàng loạt báo đăng tải, được truyền hình tới hàng triệu độc giả, khán giả. Riêng tôi, thấy rất, rất tự hào về đất nước mình qua hình ảnh này. Quả chôm chôm, quả vải thiều… vào được thị trường Mỹ, Tây Âu đã là một nỗi mừng vui không chỉ với người nông dân mà cả người Việt. Bởi vì những sản phẩm đó góp phần nhỏ bé tô thắm cho hình ảnh quốc gia. Nhưng với Bphone – chiếc điện thoại thông minh cao cấp “Designed by Bkav. Made in Vietnam” được trình diễn qua Hội nghị trên là sự cổ vũ nhiệt thành cho Bkav, một tập đoàn công nghệ Việt đã dẫn đầu thế giới xu hướng sử dụng công nghệ TransferJet. Cứ hình dung thông qua sản phẩm này thế giới biết thêm về Bkav, biết đến trình độ công nghệ của Việt Nam thì Bphone đã góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng hình ảnh quốc gia.

Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị này ông Eric Reifschneider, Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Qualcomm Technologies Licensing còn có những nhận xét gây ấn tượng sâu sắc: “Qualcomm và Bkav cùng chia sẻ cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp di động tại Việt Nam. Thỏa thuận này cho phép Bkav phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm 3G và 4G LTE cao cấp, nâng cao vị thế của Bkav trong ngành công nghiệp di động, không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á“. Vậy là Bkav đã tạo lập được sự xác tín với một thương hiệu lớn như Qualcomm qua sản phẩm Bphone. Chiếc điện thoại thông minh cao cấp giờ đây dường như là biểu tượng cho sức mạnh, tiềm lực công nghệ của một quốc gia. Chẳng thế mà Tổng thống Putin đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiếc YotaPhone2 vừa mới ra đời nhân Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, tháng 11/2014.

Bao giờ cho đến… Bphone?

Để xây dựng một thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế thì khát vọng của doanh nghiệp là yếu tố số 1, yếu tố thứ 2 không thể thiếu là vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Hình ảnh các vị nguyên thủ quốc gia quảng bá cho một thương hiệu nào đó chúng ta vẫn thường thấy qua màn ảnh nhỏ, hoặc trong các hội chợ, triển lãm quốc tế. Hình ảnh ông Putin tặng điện thoại cho ông Tập Cận Bình cũng chính là một hỗ trợ có sức nặng trong việc quảng bá cho một thương hiệu. Nếu thương hiệu đó mạnh lên thì hình ảnh quốc gia càng được tô đậm.

Bphone thì sao? Tôi vào Google gõ từ khóa Bphone, trong 0,28 giây cho kết quả 2.030.000, trong khi đó một sản phẩm của một Tổng công ty trong nhóm ngành điện tử -công nghệ thông tin đã được công nhận đạt Thượng hiệu quốc gia của Việt Nam 2014, trong khoảng 0,39 giây cho kết quả 865.000. Dẫu biết mọi sự so sánh chỉ là tương đối, nhưng dù sao cũng cho thấy sức lan tỏa của Bphone khá mạnh mẽ. Bphone chắc phải là sự kiện công nghệ hàng đầu năm 2015 ở Việt Nam.

Bphone đã được thế giới biết tới. Còn ở trong nước thì sao? Tôi cảm thấy chạnh lòng thay cho Bkav khi so sánh: anh Nguyễn Hà Đông sáng tạo ra trò chơi giải trí Flappy Bird trên điện thoại di động được thế giới biết tới, được Phó Thủ tướng gặp gỡ, thăm hỏi, đằng này Bphone – một sản phẩm công nghệ cao mới chỉ có vài nước sản xuất được mà không thấy một quan chức quản lý ngành có được một cuộc gặp gỡ hỏi han, một lời động viên!? Vai trò “bà đỡ” của Nhà nước cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng thương hiệu đến lúc cần có thì lại không thấy họ. Có lẽ Bkav chưa đủ tiêu chuẩn để hỏi han động viên? Hay họ sợ mang tiếng PR cho doanh nghiệp?

Nhân đây xin Nhà nước ta có sự lựa chọn để hậu thuẫn những doanh nghiệp tiên phong đại diện cho những ngành, vùng có năng lực mang đến lợi thế cạnh tranh lâu dài cho đất nước để xây dựng thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế. Bởi vì có được một thương hiệu mạnh thì hình ảnh quốc gia càng được tô đậm.

Nếu được chọn tôi chọn Bkav, vì họ có khát vọng, họ có sản phẩm đẳng cấp quốc tế. Nhưng có điều vẫn phải nói với Bkav: thường một doanh nghiệp muốn vươn ra toàn cầu trước tiên phải xác lập được vị trí số 1 ở thị trường nội địa. Thực ra thị trường nội địa với sự mở cửa mạnh mẽ như hiện nay đã trở thành thị trường toàn cầu rồi, vì rất nhiều thương hiệu lớn của thế giới đã có mặt và tham gia cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa, nên việc cạnh tranh trong nước đã mang yếu tố toàn cầu. Trên cái nền đó mà làm bệ phóng cho sự vươn ra toàn cầu thì thuận lợi hơn nhiều. Sản phẩm diệt virus của Bkav đã soán ngôi đầu ở thị trường nội địa, Bphone và các sản phẩm khác mà Bkav đang thai nghén, nếu khi ra đời cũng nên theo hướng này.

Xây dựng thương hiệu là việc làm không bao giờ ngừng nghỉ với một doanh nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của Nhà nước thì người tiêu dùng góp một phần không nhỏ. Nếu vẫn còn tư tưởng chuộng ngoại, vẫn chưa ưu tiên dùng hàng Việt thì doanh nghiệp Việt vẫn còn đó những khó khăn, những rào cản.

Hội nghị ở Hồng Kông vừa qua, với lượng lớn đối tác của thế giới đến dự hẳn là niềm cổ vũ lớn lao với Bkav, là động lực cho Bkav sản xuất và phát triển sản phẩm Bphone 2 chất lượng hơn để không phụ lòng mong mỏi của người tiêu dùng trong nước và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường quốc tế.

Nguồn: vnreview, Đ.Ngọc

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ