Dữ liệu mở (open data) & dữ liệu mở của chính phủ

0 611

Open Data là gì và mang lại những gì?

Dữ liệu mở là dữ liệu được cấp phép theo giấy phép mở, cho phép chúng ta tự do 3 việc sau đây: sử dụng & sử dụng lại, phân phối & phân phối lại (có thể tùy biến & pha trộn).
Dữ liệu mở chỉ yêu cầu nhiều nhất 2 việc: Ghi công & chia sẻ tương tự.
Lưu ý tránh các sai lầm phổ biến:
  • Cần hiểu dữ liệu mở là dữ liệu có bản quyền, tránh nghĩ rằng miễn phí là không có bản quyền.
  • Việc tự do sử dụng bao gồm yếu tố miễn phí nhưng không chỉ là miễn phí vì một số dữ liệu được sử dụng miễn phí nhưng không phải là dữ liệu mở.
  • Dữ liệu mở không đề cập đến các dữ liệu của cá nhân & các dữ liệu liên quan đến bí mật quốc gia. Các dữ liệu này không nằm trong phạm vi khi nói đến dữ liệu mở.
Dữ liệu mở của chính phủ là dữ liệu được các chính phủ cấp phép mở! Hình dưới đây sẽ minh họa điều này:

Ảnh: Phân loại dữ liệu và dữ liệu mở trong chính phủ [8]

Giá trị của Open Data là gì? Tại sao chính phủ nên mở dữ liệu?

Để biết giá trị của Open Data, có thể tóm gọn bằng câu trả lời phỏng vấn của của giáo sư Hồ Tú Bảo [1] và cũng là trích dẫn trong báo cáo của World Bank (Ngân hàng Thế giới) về Open Data:
“Dữ liệu mở chính là động lực để các doanh nghiệp SMEs cũng như start-ups tham gia vào nền kinh tế số của Việt Nam”.
Chính phủ nên mở dữ liệu của mình thành dữ liệu mở vì đây là nguồn dữ liệu lớn và chất lượng, có nhiều giá trị có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.

Có dữ liệu nhưng mở không dễ!

Năm ngoái, có dịp làm việc các cơ quan quản lý nhà nước để khảo sát và đánh giá về hiện trạng dữ liệu mở (hồi đó VFOSSA giao nhiệm vụ làm thành viên trong đoàn khảo sát của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số (Bộ TT&TT) về Dữ liệu mở trong khối cơ quan nhà nước dưới tư cách là chuyên gia tư vấn), vì vậy mà được làm việc với một số trung tâm CNTT ở các bộ. Có một vấn đề nổi cộm khi đoàn khảo sát đưa đề xuất về việc mở dữ liệu thì đều nhận được các câu trả lời chung là:
  • Các cơ quan quản lý nhiều khi muốn mở nhưng không biết mở như thế nào vì không có hướng dẫn về quyền hạn và nghĩa vụ của việc này.
  • Vấn đề thứ 2 là vấn đề của chính dữ liệu: chất lượng dữ liệu, bản quyền dữ liệu & việc loại bỏ dữ liệu riêng tư/ cá nhân nằm trong đó.
Một số đơn vị đã “thí điểm mở” bằng việc cấp phép cho một số doanh nghiệp start-up truy cập dữ liệu nhưng sau đó phải dừng lại vì các nguyên nhân liên quan đến việc không có khả năng loại bỏ dữ liệu riêng tư trong đó.

Có dữ liệu có thể mở nhưng… có muốn mở hay không?

Lại có chỗ dữ liệu sẵn sàng trở thành dữ liệu mở, ví dụ các thông tin bị bắt buộc phải công khai theo điều 10 và 17 của Luật tiếp cận thông tin, các dữ liệu này của chính phủ chỉ cần bổ sung thêm giấy phép là ngay lập tức trở thành dữ liệu mở. Tuy nhiên các cơ quan quản lý chúng muốn cấp giấy phép mở cho chúng hay không lại là chuyện khác.
Cá nhân tôi đã từng góp ý một cơ quan sở hữu các dữ liệu này để cấp phép mở cho chúng với khẳng định rằng đơn vị này sẽ trả thành cơ quan đầu tiên ở Việt Nam cấp phép mở cho dữ liệu của chính phủ theo đúng xu thế mà Văn phòng chính phủ (VPCP) và WorldBank đang vận động nhưng không nhận được câu trả lời từ đơn vị này.

Cạnh tranh khai thác dữ liệu của chính phủ không lành mạnh do dữ liệu chưa được mở

Dữ liệu đáng ra phải mở nhưng thiếu giấy phép nên chỉ có số ít doanh nghiệp dám khai thác, thậm chí một số dữ liệu thiếu công khai nên xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp bắt tay với một vài chân trong nhằm khai thác ngầm dữ liệu của chính phủ. Điều này khiến doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không lành mạnh, không tạo ra lợi ích cho xã hội từ việc khai thác dữ liệu.
Còn nhớ dữ liệu điểm thi đại học vài năm trước bị o bế, một số doanh nghiệp nhanh nhạy kinh doanh dịch vụ bắt tay với một vài cá nhân để copy ra ngoài kinh doanh. Đột nhiên năm 2015 việc bắt tay không trót lọt, chính những doanh nghiệp này bị quy tội lừa đảo và bị phạt tiền [7].
Một số cơ quan nhà nước còn giữ độc quyền dữ liệu để tự kinh doanh các dịch vụ dựa trên dữ liệu của chính phủ. Nguy cơ hiện hữu là các đơn vị này sẽ tìm cách giữ nó “độc quyền tự nhiên” nhằm tạo lợi thế kinh doanh.
Năm ngoái, khi chúng tôi triển khai Phần mềm khai thác thông tin thầu (DauThau.INFO) ngay lập tức nhận được cảnh báo về việc sẽ bị gây khó dễ. Quả thực, chỉ vài tháng sau đã bị thanh tra kiểm tra. Rất may là công ty trước giờ chẳng có gì ngoài việc làm ăn chỉn chu, sổ sách cẩn thận, tuân thủ pháp luật cho nên kết quả thanh tra đủ các mảng kinh doanh sau 10 ngày chỉ có 1 kết luận duy nhất là mọi thứ trong sạch, đúng quy định.
Tất nhiên, để có được chữ “đúng quy định pháp luật” thì bản thân việc hiểu biết về bản quyền, về dữ liệu, về pháp luật có liên quan thì khỏi phải nói, đó là cả một rừng các viện dẫn. Chỉ riêng về các căn cứ thì DauThau.INFO đã có cả mớ trang tài liệu như Điều khoản sử dụng, Chính sách bảo mật, Cam kết dịch vụ, Tuyên bố bản quyền… thực ra cuối cùng cũng chỉ để bảo vệ chính mình và khẳng định việc khai thác các dữ liệu này là đúng pháp luật.

Hy vọng cho một tương lai của dữ liệu mở từ chính phủ

Với sự cổ vũ mạnh mẽ từ tất cả các cấp, các phong trào như: chính phủ điện tử, chính phủ số, start-up, quốc gia khởi nghiệp… đã góp phần thúc đẩy dữ liệu mở được quan tâm. Đầu năm nay, văn phòng chính phủ cùng với Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã tổ chức một số hội thảo về dữ liệu mở [4] và ra những báo cáo đầy khả quan về mảng này.
Quá trình khảo sát với các cơ quan nhà nước cũng cho thấy nhiều cơ quan quản lý nhà nước hiện cũng khá cởi mở với việc mở dữ liệu. Một thế hệ lãnh đạo trẻ, có hiểu biết đang dần thay đổi nhận thức về việc phải mở dữ liệu. Chỉ còn chờ một cơ chế làm sao để việc mở dữ liệu là mặc định từ phía chính phủ. Ví dụ đưa ra các quy định chỉ rõ dữ liệu nào buộc phải cấp phép mở (giống như luật tiếp cận thông tin).
Khi dữ liệu được mở, một thế hệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ được ra đời để khai thác dữ liệu này. Khi dữ liệu này được khai thác, nó sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho người dân, chính phủ và chính doanh nghiệp. Nói cho cùng, lúc này doanh nghiệp sẽ trở thành cánh tay nối dài của chính phủ trong việc giúp khai thác dữ liệu để phục vụ nhân dân. Đây là một cách huy động nguồn lực doanh nghiệp một cách thông minh để “xã hội hóa” các dịch vụ từ dữ liệu mà nhà nước chưa thể làm để phục vụ nhân dân.
Dữ liệu mở của chính phủ sẽ là nguồn nhiên liệu cho công cuộc thúc đẩy việc sản sinh ra các start-up đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Việc này nhanh hay chậm, vẫn do chính phủ quyết định!
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ