Internet of Things – IoT: Cuộc đua ngàn tỷ USD

0

Vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) đang tăng trưởng rất nhanh với sự phát triển những thành phố thông minh, những ứng dụng thương mại và công nghiệp đòi hỏi nhu cầu kết nối lớn hơn cũng như các giải pháp kết nối tiên tiến.

w620h405f1c1-files-articles-2016-1098566-iot-doanhnhansaigon

11 ngàn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu

Trong báo cáo mới đây của Ericsson về mạng viễn thông LTE, IoT đang phát triển nhanh chóng bởi giá thành trang thiết bị ngày càng giảm và bởi sự ra đời của nhiều ứng dụng sáng tạo. Dự báo từ năm 2020 trở đi, việc triển khai các mạng 5G thương mại sẽ luôn có tính năng cần thiết như phân tầng mạng lưới và kết nối với rất nhiều thiết bị để đáp ứng sự tăng trưởng của IoT.

Dự báo của Ericsson trong vòng sáu năm tới, số lượng các thiết bị kết nối IoT dự kiến sẽ tăng 23%/năm trong đó IoT qua mạng di động sẽ có tỷ lệ tăng cao nhất.

Trong tổng số 28 tỷ thiết bị kết nối năm 2021 sẽ có 16 tỷ là thiết bị kết nối như M2M (máy – máy), như đồng hồ thông minh, cảm biến trên đường, địa điểm bán lẻ, các thiết bị điện tử tiêu dùng như tivi, đầu DVR, thiết bị đeo, còn lại là điện thoại di động, máy tính xách tay, PC, máy tính bảng…

Các chuyên gia viễn thông cho rằng, trong những năm tới, thuê bao IoT sẽ tăng trưởng mạnh bởi các nhu cầu kết nối của các thiết bị xe, máy móc, đo từ xa và điện tử tiêu dùng. Thống kê hiện nay có 11,8 tỷ thiết bị đang được kết nối nhưng 5 năm nữa số này sẽ tăng gấp 5 lần.

Một số báo cáo nghiên cứu gần đây dự kiến đến năm 2019, toàn cầu sẽ chi 1.300 tỷ USD cho IoT. Tới năm 2025, IoT sẽ đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu là 11 ngàn tỷ USD, trong đó, các nhà máy sẽ đạt khoảng 3,7 ngàn tỷ USD, thành phố đạt khoảng 1,7 ngàn tỷ USD, sức khỏe đạt khoảng 1,6 ngàn tỷ USD…

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng của IoT, các chuyên gia cho rằng mọi khía cạnh trong cuộc sống đều sẽ được kết nối. Dự báo trong những năm tới, sẽ có hàng tỷ thiết bị được kết nối nhưng điều đó chỉ đạt được nếu có thể sản xuất ra những thiết bị này nhanh chóng hơn với giá thành rẻ hơn.

Khi triển khai các giải pháp kết nối cho các ứng dụng IoT và M2M, nền tảng chipset mới góp phần hiện thực hóa khả năng cung cấp những thiết bị có hiệu quả cao hơn về mặt chi phí với tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Với 5G cũng có thể mở rộng thêm nhiều dịch vụ mới như những dịch vụ chăm sóc ý tế đòi hỏi độ trễ cực thấp và khả năng giao tiếp với độ tin cậy cao. Ngoài ra, 5G cũng được sử dụng cho IoT ở cấp độ lớn, khi đó hàng triệu thiết bị có thể giao tiếp với nhau bất chấp khoảng cách địa lý. Vấn đề không chỉ là kết nối mọi người mà còn kết nối vạn vật và sẽ có rất nhiều dịch vụ bên ngoài smartphone có thể ứng dụng 5G.

Và cuộc chạy đua công nghệ

Qualcomm đã thu hút hơn 100 thiết kế từ hơn 60 nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturers – OEM) và các OEM sản xuất mô-đun (module OEM) dựa trên dòng sản phẩm chipset MDM9x07 của mình. Trong đó bao gồm modem Qualcomm Snapdragon X5 LTE (9×07) và modem MDM9207-1 dành cho các giải pháp IoT.

Dòng sản phẩm chipset linh hoạt này cung cấp kết nối di động tối ưu, khả năng bảo mật mạnh mẽ cùng năng lực xử lý ở biên mạng cho nhiều thiết bị và hệ thống khác nhau trong môi trường IoT. Những modem này được thiết kế để giải quyết nhiều thách thức của khách hàng liên quan đến kết nối và cấp nguồn trong nhiều tình huống sử dụng khác nhau, bao gồm cả các thành phố thông minh, các ứng dụng thương mại và thiết kế công nghiệp.

Qualcomm cũng công bố hệ thống sản phẩm mẫu và nền tảng thử nghiệm công nghệ vô tuyến mới cho mạng 5G (5G New Radio – 5G NR). Hệ thống sản phẩm mẫu 5G NR hoạt động trong các băng tần số dưới 6 GHz và đang được sử dụng để trình diễn những thiết kế 5G sáng tạo của công ty nhằm đạt được tốc độ truyền dữ liệu lên tới nhiều gigabit mỗi giây và độ trễ thấp một cách hiệu quả.

Công nghệ 5G sẽ sử dụng hiệu quả nhất nhiều băng tần số khác nhau, và việc khai thác các băng tần số dưới 6 GHz là một nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ các mô hình triển khai linh hoạt với vùng phủ sóng mạng rộng khắp và nhiều tình huống sử dụng khác nhau.

Hệ thống sản phẩm mẫu sẽ bám sát tiến trình tiêu chuẩn hóa của 3GPP để giúp triển khai các dự án thí điểm 5G NR kịp thời với các nhà mạng di động, các nhà cung cấp giải pháp cơ sở hạ tầng mạng và nhiều tổ chức liên quan khác trong ngành cũng như là các chương trình mạng 5G NR thương mại trong tương lai.

Sản phẩm mẫu mới này là sự bổ sung thêm cho hệ thống sản phẩm mẫu 5G mmWave hiện tại của Qualcomm Technologies, hoạt động trên băng tần 28 GHz và có thể hỗ trợ liên lạc di động băng rộng một cách ổn định  trong những môi trường truyền sóng không theo tầm nhìn thẳng, thông qua sử dụng các kỹ thuật định hình búp sóng (beam-forming) và điều chỉnh búp sóng (beam-steering) tiên tiến.

Samsung không phải là cái tên xa lạ trong mảng IoT. Hãng vừa công bố đầu tư 1,2 tỉ USD cho mảng R&D giúp kết nối tất cả các thiết bị sử dụng hằng ngày và sẽ được giải ngân trong bốn năm tới.

Khoản tiền này sẽ chia đều cho công việc R&D trong và ngoài Hàn Quốc (cụ thể là Mỹ), đồng thời cũng cấp cho cả các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT. Cụ thể, 600 triệu USD tiền đầu tư sẽ chảy thẳng vào hai trong số các trung tâm nghiên cứu của Samsung tại thung lũng Silicon. Nơi đây sẽ nghiên cứu và phát triển các con chip IoT thế hệ mới. Năm 2015, Samsung đã công cố dòng chip mới có tên gọi Artik dành cho thiết bị IoT tiết kiệm năng lượng.

Thegioibantin.com | Vina Aspire

Nguồn: Hồng Vinh/ Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ