Quên mật khẩu ổ cứng chứa 7.002 bitcoin, lập trình viên bất lực ngồi nhìn ‘kho báu’ trị giá 220 triệu USD mà không làm được gì
Nếu có trí nhớ tốt hơn, anh này đã ngay lập tức trở thành triệu phú đôla.
Tờ New York Times vừa đăng tải câu chuyện về Stefan Thomas – một lập trình viên sinh ra tại Đức sống ở San Francisco chỉ còn lại 2 lượt nhập mật khẩu cho “kho báu” bitcoin trị giá khoảng 220 triệu USD ở thời điểm hiện tại.
Chỉ cần nhớ đúng mật khẩu, anh sẽ mở được thiết bị ổ cứng nhỏ có tên IronKey – chứa khóa riêng tư (private key) của ví điện tử chứa 7.002 bitcoin. Dù giá có phần giảm vào ngày thứ 2 nhưng bitcoin hiện vẫn cao hơn 50% so với 1 tháng trước khi vượt mốc cao nhất mọi thời đại 20.000 USD.
Vấn đề là Thomas vài năm trước đã mất tờ giấy mà anh ghi mật khẩu mở IronKey. Thiết bị này chỉ cho phép người dùng 10 lần mở mật khẩu trước khi bị khóa và mã hóa nội dung bên trong mãi mãi. Kể từ đó tới giờ, Thomas đã cố thử 8 lần nhưng đều không thành công.
“Tôi chỉ nằm trên giường và nghĩ về nó. Khi đến chiếc máy tính với một mật khẩu mới nghĩ ra nhưng không đúng, tôi lại tuyệt vọng”.
Những triệu phú “hụt”
Bitcoin đã có đà tăng dữ dội và mạnh mẽ nhất trong vòng 8 tháng qua giúp nhiều người sở hữu trở nên cực kỳ giàu có chỉ trong một thời gian ngắn, mặc cho đại dịch tàn phá kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, sự nổi lên bất thường của đồng tiền số này cũng có nghĩa là nhiều người bị mất kho báu của mình vì quên mật khẩu. Họ buộc phải nhìn trong vô vọng khi mức giá tăng lên và giảm nhanh chóng mà không thể kiếm được gì từ đó.
“Tôi chỉ nằm trên giường và nghĩ về nó. Khi đến chiếc máy tính với một mật khẩu mới nghĩ ra nhưng không đúng, tôi lại tuyệt vọng”.
Một nghiên cứu cho thấy, trong số 18,5 triệu bitcoin hiện tại, khoảng 20% – trị giá 140 tỷ USD nằm trong các ví bị mất hoặc bị mắc kẹt không thể mở. Wallet Recovery Services – một doanh nghiệp giúp tìm ra khóa kỹ thuật số nói rằng họ đã nhận được 70 yêu cầu một ngày từ những người muốn khôi phục mật khẩu, tăng gấp 3 lần so với 1 tháng trước.
Người dùng bitcoin không truy cập được vào ví của mình cảm thấy sự thất vọng vô tận khi cố gắng truy cập kho báu của mình thất bại. Nhiều người sở hữu nhiều coin kể từ những ngày đầu tức là từ khoảng 10 năm trước khi chưa ai tin rằng nó có thể giá trị đến vậy.
“Suốt nhiều năm, tôi đã dành hàng trăm giờ để cố gắng nhớ lại mật khẩu các ví chứa bitcoin của mình”, theo Brad Yasar – một doanh nhân ở Los Angeles. Người này sở hữu hàng nghìn bitcoin nhờ đào được ngay từ những ngày đầu. Khi những bitcoin này giờ trị giá hàng trăm triệu USD, anh đã mất mật khẩu từ nhiều năm trước và hiện tại phải bỏ các ổ cứng chứa private key vào một túi nén chân không và để khuất tầm nhìn.
“Tôi không muốn mỗi ngày đều bị nhắc nhở rằng mình đã có thể kiếm được gấp nhiều lần số hiện tại nếu như không quên mật khẩu”.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của những người như Thomas và Yasar như một lời nhắc nhở về bitcoin – một đồng tiền vốn khác biệt so với tiền tệ thông thường nhưng lại chứa đầy rủi ro. Với tài khoản ngân hàng truyền thống và ví điện tử, các ngân hàng như Wells Fargo và những công ty tài chính khác như PayPal có thể cung cấp cho mọi người mật khẩu cho tài khoản và lựa chọn lấy lại mật khẩu nếu bị mất.
Tuy nhiên, bitcoin lại không có công ty để cung cấp hay khôi phục mật khẩu. Người tạo ra đồng tiền số này – được cho là Satoshi Nakamoto đã nói rằng ý tưởng trung tâm của bitcoin là cho phép mọi người trên thế giới mở một tài khoản ngân hàng trực tuyến và giữ tiền theo cách mà không chính phủ nào có thể quản lý và ngăn cấm được.
Điều này có thể được thực hiện nhờ cấu trúc của Bitcoin – được quản lý bởi mạng lưới các máy tính cho phép phần mềm chưa tất cả các quy tắc về tiền số. Phần mềm gồm một thuật toán phức tạp giúp bạn có thể tạo một địa chỉ và một loại mật khẩu, hay gọi là khóa riêng tư, mà chỉ mình bạn biết.
Phần mềm này cũng cho phép mạng bitcoin xác nhận độ chính xác của mật khẩu để cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần nhìn thấy hoặc biết chính mật khẩu đó. Trong một thời gian ngắn, hệ thống này giúp mọi người có thể tạo ví bitcoin mà không cần phải đăng ký với một tổ chức tài chính hoặc trải qua bất kỳ loại kiểm tra danh tính nào.
Điều đó khiến bitcoin trở nên phổ biến với các tên tội phạm – những người có thể sử dụng đồng tiền này mà không cần tiết lộ nhân thân. Tuy nhiên cấu trúc của hệ thống này không phù hợp với những người “có trí nhớ kém”.
“Ngay cả những nhà đầu tư kỳ cựu cũng không có năng lực quản lý các chìa khóa riêng tư”, một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật tiền số nói.
Với Thomas, ban đầu anh đã cảm thấy bitcoin hấp dẫn bởi nó nằm ngoài sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia hoặc công ty nào. Năm 2011, khi đang sống ở Thụy Sỹ, anh đã được cho 7.002 bitcoin bởi một fan bitcoin như là quà khi làm một video có tựa để “Bitcoin là gì”.
Năm đó, anh đã mất luôn khóa riêng tư của ví chứa bitcoin. Kể từ đó, giá trị của bitcoin đã tăng, giảm và anh không thể hưởng lợi gì từ đó. Cũng bởi vậy, anh nhận ra khuyết điểm của ý tưởng mỗi người tự làm ngân hàng cho riêng mình, tức tự sở hữu và quản lý tiền của mình. “Bạn có tự sản xuất 1 đôi giày cho mình không? Lý do chúng ta có ngân hàng là vì chúng ta không muốn làm những việc mà các ngân hàng làm”, anh nói.
Một người khác tin tưởng vào bitcoin cũng nhận ra khó khăn của việc tự sở hữu ngân hàng riêng. Một vài người thuê ngoài công việc sở hữu bitcoin cho các startup hoặc sàn giao dịch nhằm bảo vệ khóa tư nhân.
Tuy nhiên, những dịch vụ này lại gặp phải nhiều vấn đề bảo mật. Nhiều sàn giao dịch bitcoin lớn trong nhiều năm gồm cả Mt. Gox đã mất chìa khóa hoặc bị lấy cắp.
Gabriel Abed, 34 tuổi một doanh nhân từ Barbados đã mất 800 bitcoin – hiện trị giá 25 triệu USD khi đồng nghiệp định dạng lại laptop chứa khóa riêng tư truy cập vào ví bitcoin vào năm 2011.
Abed nói điều đó không khiến anh mất niềm tin. Trước bitcoin, anh và những người đồng hương vốn không được truy cập vào các sản phẩm tài chính kỹ thuật số như thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng như ở Mỹ. Tại Barbados, ngay cả việc có tài khoản PayPal cũng là không thể. Việc có bitcoin giúp anh truy cập hoàn toàn vào thế giới tài chính kỹ thuật số.
“Rủi ro của việc sở hữu ngân hàng riêng tới kèm với phần thưởng được tự do truy cập tiền của mình và trở thành một công dân trên thế giới. Điều đó rất xứng đáng”.
Giữ vững niềm tin vào bitcoin
Với Abed và Thomas, bất kỳ sự mất mát nào từ việc quên khóa riêng tư là bởi hiện thực họ có thể lãi được rất nhiều từ những gì đang nắm giữ. 800 bitcoin của Abed mất vào năm 2011 chỉ là 1 phần rất nhỏ trong số bitcoin mà anh mua và bán kể từ đó. Nhờ vậy mà anh gần đây đã mua được một khu bất động sản hướng biển ở Barbados với giá 25 triệu USD.
Thomas thì nói rằng anh cũng cố giữ đủ một lượng bitcoin và nhớ mật khẩu để giúp anh giàu hơn. Năm 2012, anh gia nhập startup tiền kỹ thuật số Ripple. Anh đã nhận phần thưởng là đồng tiền kỹ thuật số của chính Ripple có tên XRP – cũng chứng kiến giá trị tăng mạnh.
Với việc mất mật khẩu bitcoin ở chiếc ổ cứng kể trên, Thomas đã cất IronKey vào một nơi an toàn phòng trường hợp có thể tìm ra cách lấy lại mật khẩu. Ngoài ra, giữa thời điểm giá bitcoin có lúc trên 40.000 USD như hiện tại, cất chiếc ổ cứng kia ở một nơi xa khiến anh không nghĩ về nó nữa.
“Đã đến mức tôi tự nói với chính mình rằng: Hãy để mọi thứ trong quá khứ, điều đó tốt cho sức khỏe tinh thần của mình”.
Thegioibantin.com | VinaAspire News