Du học sinh ôm mộng trở về nước sẽ có việc nhẹ lương cao nhưng rồi vỡ mộng
Khủng hoảng, thất vọng và bất mãn
“Em nộp đơn vào một ngân hàng có tiếng ở Hà Nội theo lời giới thiệu của ba mẹ. Vị giám đốc Khối trực tiếp phỏng vấn là nhân viên cũ của ba nên em rất tự tin. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện, cô ấy nói rất tiếc vì vị trí cần tuyển đòi hỏi một người phải hiểu biết cặn kẽ về người dùng thành thị Việt Nam, đồng thời có các kỹ năng đối thoại và thuyết phục khách hàng tốt hơn nữa”, Minh Anh kể lại.
Trước khi đi phỏng vấn tự tin bao nhiêu, khi trở về nhà, Minh Anh cảm thấy buồn, bẽ bàng, thất vọng bấy nhiều. Buồn cho mình một, cô thương ba mẹ mười bởi họ đã đầu tư và đặt rất nhiều hy vọng vào cô.
Chật vật phỏng vấn thêm nhiều công ty khác nhưng vẫn không tìm được vị trí phù hợp, Minh Anh quyết định “học” lại bằng cách đăng ký làm thực tập sinh tại một công ty viễn thông. “Có lẽ em cần có một thời gian để làm quen trở lại với môi trường trong nước, thích nghi, định hình và tự xem lại bản thân xem mình hợp với cái gì nhất”, Minh Anh chia sẻ.
Có lẽ, những trường hợp như Minh Anh không phải là ít. Theo khảo sát của công ty nhân sự SHD, 87% du học sinh về nước sau khi tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc hòa nhập và thích nghi với văn hóa cũng như môi trường làm việc tại các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh và Việt Nam.
Ôm mộng du học trở về với kỳ vọng có việc nhẹ lương cao nhưng cuối cùng họ phải chấp nhận một công việc bình thường với mức lương trung bình hoặc thậm chí còn ít hơn các sinh viên trong nước mới ra trường. Nếu bắt nhịp nhanh, một số bạn sẽ sớm tìm được hướng đi và có sự thăng tiến. Nhưng không ít người rơi vào khủng hoảng, thất vọng và bất mãn.
Chuyến đi dài 9 năm
Nguyễn Bác Huy lớn lên trong sự hướng dẫn của người cha là một tiến sĩ giáo dục, một nhà sư phạm nổi tiếng và là hiệu trưởng một trường chuyên ở TP.HCM.
19 tuổi cha mẹ mới đồng ý cho Huy đi du học, nhưng Huy đã đi một mạch tới… 9 năm. Bạn học đại học ở Queensland (Úc) rồi học tiếp thạc sĩ tại đại học Queensland (UQ) và ở lại làm việc thêm 3 năm nữa.
Là dân chuyên toán, Huy phải mất nhiều thời gian để rèn luyện tiếng Anh trong môi trường hoàn toàn mới ở một đất nước khác. Bạn nhớ lại: “Mới đặt chân đến Úc, mọi thứ với tôi đều mới toanh. Văn hóa có nhiều khác biệt, từ từ ngữ, món ăn, cách ăn mặc, tư duy và hành động đều khác.
Rào cản về ngôn ngữ rất lớn do tôi chuyển từ tiếng Pháp qua tiếng Anh mới có mấy tháng. Ban đầu chưa dám nói chuyện nhiều với người Úc vì sợ họ nói nhanh mình nghe không kịp, nhưng gia đình đã đoán trước được điều đó và đã đăng ký cho tôi ở kí túc xá cùng với sinh viên Úc. Để tồn tại, tôi phải dùng tiếng Anh”, Huy chia sẻ.
Huy còn phải “chống chọi” với nỗi nhớ nhà, đặc biệt là những món ăn thuần Việt: “Tôi nhớ có những lúc thèm những món ăn quê nhà quá phải tìm ngay những quán Việt Nam, nhưng giá đắt mà chất lượng không thể bằng ở nhà”.
Sau khi về Việt Nam, Huy gặp cả khó khăn lẫn thuận lợi. Khó khăn là phải đánh đổi một cơ hội việc làm tốt ở Úc – nơi có điều kiện tốt hơn Việt Nam, nhưng sống ở Việt Nam, bạn thấy mình có được sự ấm áp khi ở bên gia đình, ngoài ra chi phí sinh hoạt ở Việt Nam cũng không đắt đỏ như ở Úc.
Huy hiện đang giảng dạy tại một trường đại học, và cũng đang đi đi về về giữa Việt Nam và Úc để thực hiện luận án tiến sĩ về toán.
Từ kinh nghiệm của mình, bạn khuyên các du học sinh tương lai hãy chuẩn bị thật tốt nền tảng tiếng Anh cũng như trang bị kiến thức thật chu đáo về quốc gia mình sẽ tới học tập và sinh sống.
“Ngôn ngữ và văn hóa là chìa khóa để hòa nhập và sống sót”, Huy khẳng định.
Du học xa nhà lâu ngày có thể khiến du học sinh tạm thời mất đi kết nối với đời sống văn hóa và thị trường lao động trong nước. Làm sao để thích nghi và thành công khi trở về?
Nếu các bạn du học sinh muốn quay trở lại Việt Nam làm việc, cần chú ý trau dồi tiếng Việt trở lại để dễ hòa nhập, đồng thời cũng nên dành thời gian xây dựng các mối quan hệ thông qua các chương trình thực tập hay các sự kiện kết nối (networking). Và quan trọng nhất, hãy giữ một tinh thần “mở” để có thể xoay chuyển linh hoạt”, An Võ chia sẻ.
Bạn cũng nhấn mạnh: “Đừng áp đặt những thứ ở bên ngoài cho Việt Nam và lấy những trải nghiệm của mình để đánh giá những thứ xung quanh mà hãy luôn khiêm nhường và tăng cường học hỏi, tôn trọng những điểm khác biệt mà bạn sẽ nhìn thấy”.
Mối liên lạc với gia đình, bạn bè và sự hỗ trợ của báo chí trong nước có thể giúp các du học sinh vừa đỡ cô đơn khi xa nhà, vừa dễ dàng hòa nhập trở lại khi về nước
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : http://usa.123-games.org/du-hoc-sinh-om-mong-tro-ve-nuoc-se-co-viec-nhe-luong-cao-nhung-roi-vo-mong-4649.html