6 cách hướng dẫn viết CV cho người có dự định thay đổi nghề nghiệp

0

Đã đi làm thì ai trong chúng ta cũng phải thay đổi công việc ít nhất 1 lần trong đời. Đôi khi việc này là do bạn chọn lựa nơi làm việc khác hoặc bạn phát hiện một mục tiêu mới thách thức hơn.

Khi ứng tuyển một vị trí mới, để thành công vượt qua sàng lọc đơn ứng tuyển ban đầu thì CV của bạn phải thật tốt và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Một lợi thế khi viết CV của người muốn thay đổi nghề nghiệp đó là kinh nghiệm, tuy nhiên không phải ai cũng biết nhấn mạnh điều đó một cách hiệu quả trong CV. Dưới đây là hướng dẫn viết CV giúp bạn phát huy tốt nhất lợi thế này của mình.

1. Hãy tạo ấn tượng ban đầu thật mạnh mẽ

Cover letter là chính là vũ khí hiệu quả cho vấn đề này. Không chỉ giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên với nhiều nhà tuyển dụng mà còn là một cơ hội để truyền đạt những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn và những kỹ năng mà bạn có thể mang lại cho công việc trong tương lai. Khi viết những kinh nghiệm này trong CV, nhiều ứng viên thường không diễn đạt một cách rõ ràng mà chỉ nói chung chung, đó là một bất lợi. Nhà tuyển dụng không thể mất thời gian để phân tích rồi xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển đó hay không. Hãy làm rõ ý bạn muốn truyền đạt ra và TẠI SAO bạn mới là ứng viên tiềm năng thích hợp với công việc này tại công ty,  đây là lợi thế giúp bạn vượt trội hơn hẳn những ứng viên khác.

2.  “Làm mới” CV

Một sai lầm phổ biến khi người đi làm chuyển qua công việc mới đó là sử dụng lại các CV cũ đã nộp vào các công ty trước đó. Tốt nhất là bạn nên viết lại CV của mình một cách thông minh để phù hợp với công việc mà bạn mong muốn, làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã từng làm ở công ty trước, hãy đảm bảo rằng nó hoàn toàn phù hợp với công việc hiện tại.

3. Chọn hình thức  phù hợp cho CV

  • CV theo timeline là một dạng viết CV theo thời gian (nghĩa là liệt kê kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn theo thứ tự gần đây nhất trở về trước). Viết CV như thế này rất phù hợp với những người có dự định thay đổi công việc mới bởi vì CV cho thấy được những kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp trong quá khứ cũng như những bằng cấp mà bạn có. Lưu ý là bạn nên tập trung vào các kỹ năng, nhiệm vụ và thành tích có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
  • CV theo kỹ năng giúp bạn nhấn mạnh các kỹ năng liên quan đến công việc mới mà không tập trung quá nhiều đến những công việc cũ mà bạn đã từng làm. CV này khá hiệu quả nếu bạn đang theo đuổi một công việc không liên quan nhiều đến công việc trước đây. Bạn nên viết CV gồm mục tiêu nghề nghiệp và bản tóm tắt trình độ, sau đó trình bày sao cho làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công việc mới. Đừng tập trung mô tả quá nhiều đến công việc mà bạn đã từng làm nhưng lại không liên quan đến công việc mà bạn sắp ứng tuyển.
  • CV dạng thư (letter) là một dạng cover letter có thể thay thế được cho CV. Hình thức này nhấn mạnh hứng thú làm việc của bạn cho công ty cũng như những kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, khi viết CV theo hình thức này, bạn có thể kiểm soát các thông tin mà bạn đưa ra, bạn có thể tập trung vào việc diễn tả niềm đam mê của mình dành cho công việc mới và hạn chế nhắc đến thông tin không liên quan.

4. Làm nổi bật CV

Bất cứ hình thức CV nào bạn chọn thì cũng phải được trình bày một cách toàn diện. Bạn nên bắt đầu từng những kỹ năng khiến nhà tuyển dụng chú ý. Hãy cho họ thấy sự linh hoạt của bạn ở nhiều vị trí trí, đây cũng là một cách làm nổi bật CV của bạn.

Ví dụ như trước đây bạn từng làm việc ở một công ty PR, nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cho vị trí trợ lý ở một công ty công nghệ cao. Tuy nhiên, đừng vội nản chí. Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình ở nhiều lĩnh vực hơn, hãy cho họ thấy từ những kinh nghiệm đi làm trước đây đã giúp bạn có nhiều kỹ năng khác nhau và hoàn toàn có thể làm việc ở nhiều vị trí và môi trường khác nhau. Mỗi công việc dạy đều chúng ta điều gì đó, và những thứ có thể được sử dụng rộng rãi ở những nơi khác nhau.

5. Nhấn mạnh những kinh nghiệm quý báu.

Hãy suy nghĩ về các dự án trước giờ mà bạn đã làm, đặc biệt là những dự án giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng của bản thân. Những hoạt động này có thể về giáo dục, đào tạo, hoặc công việc tình nguyện. Nếu kinh nghiệm chuyên môn trước đây không ứng dụng được nhiều cho công việc mới, bạn có thể đưa vào các kinh nghiệm tích lũy từ làm thêm ngoài giờ.

6. Đừng sợ khoảng trống về bằng cấp.

Đối với những ứng viên chưa có các kinh nghiệm nghề nghiệp liên quan đến công việc mới, họ chắc chắn không có bằng cấp phù hợp về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là chỉ có số ít ứng viên là đạt 100% những yêu cầu mà công ty đề ra. Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng vẫn chấp nhận những ứng viên chỉ đạt 80%-90% yêu cầu của họ, nhưng những ứng viên này cho thấy họ nhiệt tình và sẵn sàng học hỏi. Thay vì lo lắng cho sự thiếu hụt với yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn nên dành thời gian tập trung viết CV của mình sao cho thể hiện được thế mạnh, khả năng của bạn, sự nhiệt huyết cũng như dũng cảm khi chuyển từ công việc này sang công việc khác.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Biginterview

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ