HR soi CV của bạn kỹ như thế nào?
Đã bao lần người khác nhìn vào thành tích của bạn và nói: Trình độ như mày thì phải kiếm được việc lương chục củ/ngàn đô chưa? Chắc hẳn nhiều bạn tự tin về thành tích học tập tốt, hoạt động ngoại khóa xuất sắc, khả năng sử dụng ngoại ngữ trôi chảy để nộp đơn phỏng vấn cho các công ty nước ngoài. Nhưng kết quả nhận được lại là “tạch ngay từ vòng gửi xe”?
Câu trả lời rất đơn giản: CV của bạn không thể hiện được những gì nhà tuyển dụng mong muốn.
Để các bạn hiểu rõ hơn vấn đề hầu hết sinh viên mới ra trường, hay thậm chí những người đi làm gặp phải, Impactus sẽ phân tích các lỗi CV của một bạn dưới đây apply cho vị trí English teacher nhé.
NHẬN XÉT CHUNG:
– Điểm cộng:
+ Sử dụng form CV chuẩn, dễ nhìn
+ Không có nhiều lỗi ngữ pháp/diễn đạt
– Những điểm cần bổ sung khác
+ Chứng chỉ ngoại ngữ (với ứng viên apply vào vị trí English teacher)
+ Các đầu mục cần thể hiện nổi bật (bôi đậm, chữ to…) để phân định rõ các phần và thu hút sự chú ý của người đọc CV
1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
– Thiếu Date of birth
Nhiều ứng viên thường “cố tình” bỏ qua ngày sinh, chủ yếu vì các bạn lo sợ nhà tuyển dụng nhìn vào độ tuổi của mình để đánh giá trình độ chuyên môn. Tất nhiên không có luật “bắt” bạn phải cho nhà tuyển dụng biết độ tuổi của mình (nhưng tin tôi đi, nếu bạn không viết, gần như kiểu gì họ cũng hỏi). Đặc biệt, nếu bạn đã đi làm một thời gian, độ tuổi của bạn sẽ phần nào thể hiện được kinh nghiệm bạn có và là điểm cộng cho hồ sơ của bạn.
– Thiếu danh xưng (Mr./Ms.)
2. PROFILE SUMMARY
– Phần profile summary của bạn này không hề nổi bật, bạn chỉ nói lên mình đã từng có 5 năm làm việc ở “nhiều lĩnh vực” ở các tổ chức quốc tế (chưa biết quy mô tổ chức như thế nào)
– Các động từ sử dụng không mạnh, chỉ mang tính liệt kê
– Daily contact via phone and emails chỉ thể hiện công việc hằng ngày của bạn, chưa thể hiện được bạn nổi bật trong kĩ năng này như thế nào.
3. SKILLS & ABILITIES
– Sử dụng 1 trong 2 từ skills hoặc abilities (trong văn cảnh này người đọc hiểu 2 từ này có cùng 1 nghĩa)
– Sử dụng nhiều cụm từ thừa “good at delivering”, “to others”
– Communication skills – Không có bằng chứng thể hiện bạn giỏi về giao tiếp hay truyền đạt ý tưởng tới học viên, cụm từ này cực kì nguy hiểm trong CV
– Sử dụng cấu trúc không đồng nhất: dòng đầu sử dụng cấu trúc Adjective + preposition + V-ing, 2 dòng tiếp theo sử dụng Adjective + noun
Các kỹ năng chỉ mang tính liệt kê và chưa thể hiện nổi bật khả năng giảng dạy của người ứng tuyển
– Do ứng viên có nhiều kinh nghiệm nên phải viết Experience, không chỉ là experience. Mặt khác, trong form CV chuẩn quốc tế, ứng viên cần viết Work experience hoặc Work-related experience.
– Để thứ tự công việc không hợp lí: Thông thường, ứng viên nên để thứ tự công việc gần nhất tới xa dần. Tuy nhiên đối với trường hợp ứng viên này, do công việc hiện tại không hề liên quan tới công việc đang apply (English teacher), do đó ứng viên nên đảo vị trí 2 công việc để nhà tuyển dụng thấy ngay sự phù hợp của bản thân.
– Công việc Financial accounting:
+ Các công việc chỉ mang tính liệt kê (do-er)
+ Không sử dụng nhiều impactful verbs để nhấn mạnh vai trò trong công ty
+ Không có thành tự (achievement) trong công việc, người tuyển dụng sẽ nghĩ ứng viên không để lại dấu ấn nổi bật nào trong công ty.
+ Cần giới hạn số đầu việc xuống khoảng 3 việc quan trọng nhất (ứng viên có thể liệt kê các đầu việc nhiều hơn trong LinkedIn, nhưng chỉ nên để 3 trong CV)
– Công việc Private English Tutor
+ Thiếu địa điểm làm việc cụ thể
+ Cần bổ sung cụ thể công việc (với vị trí giáo viên, bạn cần thể hiện trình độ lớp học như thế nào, số lượng học viên, chất lượng đầu ra học viên….)
4. EDUCATION
– Quy chuẩn quốc tế viết bằng đại học, thạc sĩ là BSc (Bachelor of Science) và MSc (Master of Science)
– Ứng viên không thể hiện thời gian đào tạo (From…to…)
– Không nên tiết lộ thứ hạng tốt nghiệp (Merit như ứng viên viết), trừ khi ứng viên tốt nghiệp hạng xuất sắc (sẽ là điểm cộng trong CV)
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: impactus.com.vn