4 lỗi giao tiếp kém duyên khiến đồng nghiệp & cấp trên xa lánh

0

Những câu nói truyền năng lượng tiêu cực

Tôi có cô bạn với biệt danh “Công chúa u sầu”. Bởi cô gái này luôn có suy nghĩ tiêu cực hóa mọi vấn đề. Cô ấy luôn tự ti về bản thân, cảm thấy mình thua kém. Những câu nói như “Tôi chắc không làm được đâu, Vấn đề này khó quá không xử lý được” trở thành câu nói thương hiệu của cô ấy. Nguồn năng lượng tiêu cực tỏa ra mỗi khi đến gần khiến nhiều người không thích điều đó. 

Dù là trong giao tiếp hàng ngày hay ở môi trường làm việc, kiểu người này luôn không được chào đón bởi mọi người. Bởi đi cạnh người tích cực, bạn như được tiếp thêm nguồn năng lượng làm việc. Ngược lại, người tiêu cực luôn trong trạng thái ủ dột khiến nhiệt huyết của bạn tuột dốc theo. Điều này sẽ khiến mọi người xung quanh đánh giá bạn là người không có ý chí. Chưa bắt tay vào làm đã sợ thất bại. 

Thực sự là vậy, những câu nói tiêu cực như “Cố gắng quá cũng vậy” như gáo nước lạnh dập tắt đi sự cố gắng và quyết tâm của người khác. Chính vì điều đó, chẳng ai thích giao tiếp với kiểu người như vậy.

Nói xấu người khác

Nhiều người có thói quen thích tạo thị phi nơi làm việc. Hằng ngày, họ thường sưu tầm thông tin về mọi người xung quanh làm chủ đề bàn tán. Quá đà hơn, họ còn lập nhóm nói xấu người khác để thỏa mãn đam mê. Nhưng chính họ không biết tác hại của nó. Mọi người xung quanh trở nên xa lánh và dè chừng khi làm việc cùng họ. Đồng nghiệp bên cạnh sợ hãi bởi không biết khi nào mình trở thành tiêu điểm bàn tán của họ. 

Vì thế, nói xấu sau lưng người khác là đang tự làm hại chính mình. Bạn tự hạ thấp uy tín và giá trị của mình trong mắt người khác. Kiểu nhân viên tọc mạch và thích tạo “drama” nơi làm việc này là cái gai trong mắt của nhiều người. Mặt khác, ganh tỵ và nói xấu nhau còn gây mất tính đoàn kết nội bộ. Thế nên, hãy kiểm tra xem mình có tính xấu này không. Nếu có, hãy loại bỏ ngay nếu không muốn đồng nghiệp và cấp trên ghét bỏ.

Không cho đối phương cơ hội lên tiếng

Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp theo 2 chiều qua lại. Nhiều người ỷ lại vào sự lanh lợi của mình luôn tìm cơ hội lát át, không cho đối phương lên tiếng. Họ luôn nghĩ hành động đó giúp mình chiếm ưu thế và nổi trội hơn trong mắt người khác. Nhưng môi trường làm việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp, phần thắng không nghiên về người lớn tiếng hay nói được nhiều hơn. 

Thế nên, khi trò chuyện đừng quên “nhường sân” để người khác có cơ hội lên tiếng. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng ý kiến đối phương. Nếu có sự bất đồng xảy ra, nó sẽ giúp bạn tìm ra điểm mâu thuẫn và giải quyết nhanh chóng hơn. 

Bạn có thể dùng những câu như “Ý kiến của bạn thế nào? Bạn nắm được vấn đề tôi vừa nói chứ?” để thăm dò đối phương và ra hiệu cho họ trình bày suy nghĩ của mình. Đây là mẹo nhỏ giúp cuộc giao tiếp của bạn thành công và người khác sẽ thích hơn khi trò chuyện cùng bạn.

Chế giễu khi người khác mắc lỗi

Vì sử dụng giọng địa phương, tôi luôn mắc lỗi phát âm khi nói chuyện. Thói quen này không thể sửa đổi ngay được. Vì điều đó, tôi luôn bị cô bạn cùng phòng giễu cợt mỗi khi nói chuyện. Nó khiến tôi khó chịu và rơi dần vào bất lực bởi sự đùa dai của đồng nghiệp. Tôi dần thu mình, hạn chế nói chuyện với họ vì không muốn lắng nghe những lời trêu chọc đó. Rõ ràng họ vẫn hiểu những gì tôi nói, rõ ràng việc đó không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nhưng điều đó trở thành một trong thú vui của những đồng nghiệp xấu tính kia. 

Thực trạng này như chất độc tàn phá lòng tự trọng và làm tổn thương nghiêm trọng đến người khác. Những câu nói vô tình như “Dễ như vậy cũng không biết, Lỗi đơn giản thế cũng sai cho được” chỉ mất 2 phút để thốt ra, nhưng người nhận lời chỉ trích đó có thể phải suy nghĩ cả đêm. Chế giễu người khác không giúp ích gì cho bạn, nhưng có thể làm tổn thương tinh thần của người khác.

Kiểu người thích soi khuyết điểm để dè bỉu người khác chẳng ai thích kết thân. Bởi họ ích kỷ và không nghĩ cho cảm xúc của người khác. Khi không thể nói lời tử tế, tốt nhất nên giữ im lặng. Đây là lỗi giao tiếp nghiêm trọng, cần loại ngay nếu không muốn mọi người xa lánh.

Dù trong cuộc sống hay công việc, giao tiếp là chìa khóa dẫn lối thành công của bạn. Vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng này thành thạo để bản thân không bị lạc lõng trong các cuộc trò chuyện. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho nhiều bạn đọc.

 

>> Xem thêm: Tuổi 40 đi tìm việc bị chê quá tuổi, tôi phải làm sao?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam



Post Views:
20

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://www.vietnamworks.com/hrinsider/4-loi-giao-tiep-kem-duyen-khien-dong-nghiep-cap-tren-xa-lanh.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ