Đại dịch COVID-19 thúc đẩy sự phát triển của công nghệ Internet of Things
Thế hệ tiếp theo của công nghệ IoT- Internet of Things đang hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp trong việc giữ nhân viên của họ an toàn và cơ sở vật chất vận hành tốt trong mùa dịch,với vị trí dẫn đầu trong mảng công nghệ hiện đang thuộc về Canada.
Trong khi đại dịch tiếp tục hoành hành và đe dọa sức khỏe của cộng đồng cũng như nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải chuyển từ tiến hành thực thi các kế hoạch chiến lược 5 năm sang thu thập những dữ liệu hiện tại để có thể đưa ra các quyết định hợp lý và đúng lúc. Những công ty – cho dù họ ở mảng sản xuất, logistic hay bán lẻ – đều cần những giải pháp tốt nhất để giúp xoay sở trong môi trường kinh doanh không ổn định như hiện nay. Họ cần những công cụ có thể thông tin những suy nghĩ, ý kiến của khách hàng, tạo nên các chuỗi cung ứng linh hoạt và các dịch vụ hợp lý. Đồng thời, họ cũng cần gia giảm chi phí vào thời điểm hiện tại khi doanh thu đang sụt giảm, song song với việc lên kế hoạch cho những gì có thể xảy đến tiếp theo.
May mắn thay, công nghệ IoT đang ngày càng phát triển đúng vào lúc chúng ta cần nó nhất: khả năng thu thập và phân tích dữ liệu nhằm cung cấp những thông tin then chốt về khách hàng đang dần chứng minh tính quan trọng của công nghệ này trong khoảng thời gian đầy thách thức như hiện tại. Và các công ty khởi nghiệp về IoT ở Canada hiện đang có một cơ hội lý tưởng để phát triển và thu lợi.
Công ty InnerSpace Technology tại Toronto hiện đang phát triển một hệ thống định vị trong nhà dựa trên WiFi, để giám sát hoạt động của cư dân trong tòa nhà theo thời gian thực. Trước khi đại dịch bùng phát, quản lý tòa nhà thường dùng những thông tin thời gian thực để thực hiện những công việc như lập lịch dọn dẹp, quản lý việc sử dụng các phòng họp và phát hiện các khu vực địa ốc kém khả quan. Giờ đây những công việc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để thực hành những quy định an toàn phòng ngừa Covid-19. Hệ thống của công ty InnerSpace giúp hỗ trợ cho hợp đồng Covid bằng cách theo dõi các tương tác, dò tìm cũng như thông tin cho nhân viên nếu họ có tiếp cận với người nghi ngờ là bị nhiễm Covid.
Nhằm giúp đỡ thực thi các yêu cầu giãn cách xã hội trong những nhà máy, các nhà sản xuất đang đẩy mạnh tìm kiếm những phương án tự động. Ví dụ như nền tảng IoT của Canvass Analytics với khả năng dự đoán những chuỗi hoạt động thiếu hiệu quả cũng như những lỗi trong thiết bị, dự liệu các phần không hoạt động tốt và nhận thấy lượng tiêu thụ năng lượng. Nhờ vào đó họ không cần thiết phải có sự hiện diện của con người trong nhà máy.
Những khả năng mới này đối lập hoàn toàn với thế hệ đầu tiên của công nghệ IoT, khi mà các xưởng và nhà sản xuất đều tập trung vào khả năng giao tiếp với các server máy tính ở trung tâm của các máy cảm ứng. Trong khoảng thời gian mới đầu, các công nghệ IoT phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu và tính năng phân tích của tổ chức để có thể đem lại giá trị. Chỉ riêng lẻ việc triển khai công nghệ cảm biến vẫn không hiệu quả để biến đổi chuỗi hoạt động. Nhưng nay với tầng công nghệ cuối cùng – là những ứng dụng thông minh được cung cấp bới những các công ty như InnerSpace hay Canvass – đã bắt đầu bén rễ và cho thấy tiềm năng thực thụ của IoT. Những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đang cung cấp công nghệ toàn diện không chỉ thu thập mà còn phân tích dữ liệu một cách hiệu quả cũng như giúp tiết kiệm chi phí và cung cấp các tính năng mới cho doanh nghiệp và người dùng.
Theo ông Jason MacFarlane, trưởng bộ phận sản xuất tiên tiến tại MaRS đã nói: “Yếu tố bị thiếu đi trong những giai đoạn đầu của IoT là giá trị mà sự kết nối giữa tính cảm biến và tính thông minh có thể đem lại. Những tính năng của IoT đang dần được thu gọn và giữ lại những yếu tố có ích lợi nhất. Hiện nay, chúng đã tập trung hơn vào những lĩnh vực có trị giá nhất.”
Những công ty khởi nghiệp ở Canada nhận được nhiều lợi ích nhờ điểm mạnh bắt nguồn từ nhóm đông đảo các nhân tài mà họ có thể thu nhận, để phát triển các tầng công nghệ đa dạng, nhất là trong khoảng mạng giao tiếp, phần mềm và trí tuệ nhân tạo. Trong thập kỷ gần đây, mảng AI (trí tuệ nhân tạo) tư nhân đã phát triển đáng kể, với 3 tỉ đô cho kế hoạch đầu tư mới và 50 000 việc làm. Hiện nay, Toronto là vùng tập hợp nhiều công ty AI khởi nghiệp nhất trên thế giới.
Sự hứng thú và nhu cầu dành cho các ứng dụng IoT nay ngày càng tăng cao. Công ty Litmus Automation ở Toronto đã báo cáo độ quan tâm đối với nền tảng quản lý sản xuất sử dụng công nghệ cảm ứng để theo dõi tình trạng máy móc của công ty tăng vượt trội. Công ty BehrTech ở Toronto cũng nhận thấy hệ thống giám sát tòa nhà-cư dân được sử dụng rộng rãi trong 43 tòa nhà ở Canada. Với đại dịch đang hoành hành, công ty sau đã đẩy nhanh các kế hoạch nhằm thêm vào cảm ứng chất lượng không khí cho nền tảng của họ.
Theo chị Nguyễn Hà, phó giám đốc tại công ty đầu tư McRock Capital tại Toronto cho biết “Nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty viễn thông như Rogers hay Telus, đã thúc đẩy các bước tiến trong công nghệ IoT nhờ những chương trình trung tâm hỗ trợ (accelerator) và vườn ươm tạo (incubator), những mối quan hệ hợp tác, những vụ đầu tư mạo hiểm hoặc thâm chí là với các thương vụ mua bán và sát nhập. Lúc khi các gã khổng lồ trong nước nhận thấy tiềm năng của IoT, chúng đã trở thành một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển, và các công ty trong nước đã nhận được nhiều lợi ích từ những hoạt động này.”
Đại dịch đã và đang gây nhiều khó khăn trong việc xoay xở quản lý doanh nghiệp và đã đẩy nhiều công ty phải suy nghĩ và cân nhắc lại về cách họ vận hành. Với công nghệ Internet of Thing phát triển vừa kịp lúc đã mở ra một cơ hội bất ngờ cho các doanh nghiệp để phát triển chuỗi hoạt động của họ và thêm vào những tính năng mới. Thế nhưng chỉ với công nghệ IoT không cũng không đủ. IoT cần những nhà lãnh đạo táo bạo và sáng tạo, những con người có thể nhận thấy toàn diện tiềm năng của những công nghệ này. Khi đó, các doanh nghiệp có thể nắm được cách sử dụng hiệu quả công nghệ này sẽ nhận được một nguồn lợi lớn lao hơn bao giờ hết.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News